Văn mẫu lớp 12: Mở bài đạt giải nhất Quốc gia và điểm 10 Đại học

Văn mẫu lớp 12: Mở bài đạt giải nhất Quốc gia và điểm 10 Đại học

Những mở bài đạt giải Quốc gia và điểm 10 Đại học là tài liệu vô cùng hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 12: Mở bài đạt giải nhất Quốc gia và điểm 10 Đại học

Mở bài hay là giới thiệu vấn đề sẽ được bàn luận trong bài văn, đồng thời khêu gợi, lôi cuốn sự chú ý của người đọc đối với vấn đề đó. Một mở bài được đánh gia cao là gọi tên đúng vấn đề đặt ra trong đề bài, chỉ được nêu ý khái quát, không lấn sang phần thân bài, không giảng giải hay minh hoạ cho vấn đề được đề cập. Vậy dưới đây là TOP 12 mở bài đạt giải Quốc gia, mời các bạn cùng tải tại đây.

Những mở bài đạt giải Quốc gia hay nhất

    Mở bài mẫu 1

    Con người, tạo vật hoàn mĩ nhất của tự nhiên lại luôn luôn không bằng lòng với chính mình, luôn luôn sống trong mau thuẫn: cuộc sống đời người là hữu hạn – cả về không gian và thời gian – làm thế nào để vươn lên cái khát vọng cao cả vo cùng của đời sống. Thơ ca – một trong những ” niềm vui cao cả nhất mà loài người đã tạo ra cho mình ” ( K Max) – đã sinh ra để giải quyết một phần mâu thuẫn đó. Đã có bao nhiêu quan niệm về thể loại nữ hoàng này. Có người cho đó là ” thần hứng” ( Platon), là ” ngọn lửa thần” ( Đecgiavin), thậm chí còn là ” những con điên loạn thần thánh.. Còn đối với chúng ta, thơ thật gần gũi biết bao, là cái cao và mà không xa lạ, đẹp bình dị mà không bình thường…

    Mở bài mẫu 2

    Có những tác phẩm ra đời rất lâu mà không bao giờ cũ, vẫn để lại trong lòng người đọc những ấn tượng, ám ảnh, day dứt không nguôi. Đó là những câu chuyện cổ tích, những áng ca dao dân ca. Dù năm tháng đổi thay, những đền đài rồi sụp đổ, những tranh tượng rồi tiêu tan thì các tác phẩm văn học dân gian ấy vẫn cứ tồn tại bền bỉ, như dòng sông chảy mãi tưới mát tâm hồn bao thế hệ người đọc hôm qua và hôm nay và mai sau. Song không chỉ bồi đắp tâm hồn muôn triệu con người, những câu chuyện cổ, những ánh ca dao còn là nguồn cảm hứng khơi nguồn cho các tác phẩm thơ ca, văn chương của văn học viết, giúp các nhà thơ nhà văn học được nhiều điều. Bởi thế khi bàn về chuyện cổ tích và ca dao có ý kiến cho rằng ” các nhà văn học được văn trong truyện cổ tích và học được thơ trong ca dao”

    Mở bài mẫu 3

    Giữa bộn bề phồn tạp buổi chợ phiên văn chương, giữa náo nhiệt đông đúc giữa gian hàng lãng mạn, Thạch Lam được người ta bí như một khách hàng đặc biệt. Con người của tự lực văn đoàn ấy đã không đưa ta đến những chan trời phiêu du, mộng tưởng của những tình yêu, khát vọng thường thấy trong trời lãng mạn mà dắt ta đi vào cõi đời ta đang sống, con người dịu đang nhân ái ấy đã nguyện gắn ngòi bút của mình với những kiếp người đau khổ, vẫn luôn tràn trọng sự sống nơi trần gian.

    Mở bài mẫu 4

    Những vần thơ Anđecxen, những vần thơ ngan vang từ thung lũng Ô đen dơ, nơi có những hẻm núi sương giang mờ ảo và những vòm hoa thạch thảo tim tím nên thơ đã gieo vào tâm hồn nhà văn Pautopxki niềm xúc cảm mãnh liệt ” An đec xen đã lượm lặt hạt thơ trên luống đất những người dan cày, ấp ủ chúng nơi trái tim ông rồi gieo vào những túp lều, từ đó lớn lên và nảy nở những bó hoa thơ tuyệt đẹp, chúng an ủi trái tim những người cùng khổ”. Thơ ca, hai chữ kỳ diệu mà muôn đời vẫn chưa tìm được định nghĩa trọn vẹn hoàn chỉnh…..( nhất quốc gia)

    Mở bài mẫu 5

    Cuộc sống xung quanh ta không bao giờ phẳng lặng mà luôn soi động. Cũng như mặt biển nhiều lúc êm ả và thanh thản nhưng trong lòng nó luôn có những đợt sóng ngầm. Là một hình thái ý thức xã hội, văn học nghệ thuật bắn chặt lấy sự sống để lớn lên và với tư cách là đứa con tinh thần, nó lại trở về nơi sinh ra nó để góp phần khám phá, hiểu biết, và sáng tạo đời sống. ( nhì quốc gia)

    Mở bài mẫu 6

    “có một bài ca không bao giờ quên”

    Có một bài ca như thế. Cũng có những năm tháng không bao giờ quên, không phai mờ trong kí ức của nhiều thế hệ đã qua, hôm nay và mai sau. Đó chính là những ngày tháng kháng chiến chống pháp, khi toàn dan tộc bước vào cuộc kháng chiến trường ký với tất cả sức lực, niềm say mê. chúng ta vừa qua nạn đói, vừa giành được độc lập thì thực dan pháp trở lại xam lược. Dấu ấn của nạn đói năm 45 vẫn còn, rất đậm, trong mỗi người Việt Nam. Tự do hay trở về cuộc đời cũ? Đây là câu hỏi day dứt bao người. Theo tiếng gọi của tự do, những người công dân ,nông dân, người mẹ, người chị kháng chiến, tạo nên hào khí dân tộc một thời đại.

    Mở bài mẫu 7

    Cuộc sống xung quanh ta không bao giờ phẳng lặng mà luôn sôi động. Cũng như mặt biển nhiều lúc êm ả và thanh thản nhưng trong lòng nó luôn có những đợt sóng ngầm. Là một hình thái ý thức xã hội, văn học nghệ thuật bám chặt lấy sự sống để lớn lên và với tư cách là đứa con tinh thần, nó lại trở về nơi sinh ra nó để góp phần khám phá, hiểu biết, và sáng tạo đời sống.

    Mở bài mẫu 8

    Cuộc sống mở ra với muôn vàn vị ngọt của âm thanh, hình ảnh và thu lắng mình vào trang văn của bao nghệ sĩ. Văn học ưu ái một chú chim hót vang mừng sáng, thiết tha một cánh đồng phả hương vào buổi sớm; nhưng bao giờ cũng thế, văn học luôn lấy con người làm tâm điểm phản ánh và vẻ đẹp con người kết tinh nên tác phẩm hay. Có phải thế chăng mà có ý kiến cho rằng: “Tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người qua những hình thức nghệ thuật độc đáo”.

    Mở bài mẫu 9

    Nạn đói khủng khiếp và dữ dội năm 1945 đã hằn in trong tâm trí Kim Lân – một nhà văn hiện thực có thể xem là con đẻ của đồng ruộng, một con người một lòng đi về với “thuần hậu phong thủy” ấy. Ngay sau cách mạng, ông đã bắt tay viết ngay tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”. Khi hòa bình lập lại (1954), nỗi trăn trở tiếp tục thôi thúc ông viết tiếp thiên truyện ấy. Và cuối cùng, truyện ngắn “Vợ nhặt” đã ra đời. Trong lần này, Kim Lân đã thật sự đem vào thiên truyện của mình một khám phá mới, một điểm sáng soi chiếu toàn tác phẩm. Đó là vẻ đẹp của tình người và niềm hy vọng vào cuộc sống của những người nông dân nghèo tiêu biểu như Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ. Thiên truyện thể hiện rất thành công khả năng dựng truyện, dẫn truyện và đặc sắc nhất là Kim Lân đã có khám phá ra diễn biến tâm lý thật bất ngờ.

    Mở bài mẫu 10

    Giữa bộn bề phồn tạp buổi chợ phiên văn chương, giữa náo nhiệt đông đúc giữa gian hàng lãng mạn, Thạch Lam được người ta ví như một khách hàng đặc biệt. Con người của Tự lực văn đoàn ấy đã không đưa ta đến những chân trời phiêu du, mộng tưởng của những tình yêu, khát vọng thường thấy trong trời lãng mạn mà dắt ta đi vào cõi đời ta đang sống, con người dịu dàng nhân ái ấy đã nguyện gắn ngòi bút của mình với những kiếp người đau khổ, vẫn luôn trân trọng sự sống nơi trần gian.

    Mở bài mẫu 11

    Con người, tạo vật hoàn mĩ nhất của tự nhiên lại luôn luôn không bằng lòng với chính mình, luôn luôn sống trong mâu thuẫn: cuộc sống đời người là hữu hạn – cả về không gian và thời gian – làm thế nào để vươn lên cái khát vọng cao cả vô cùng của đời sống. Thơ ca – một trong những ” niềm vui cao cả nhất mà loài người đã tạo ra cho mình ” ( K Max) – đã sinh ra để giải quyết một phần mâu thuẫn đó. Đã có bao nhiêu quan niệm về thể loại nữ hoàng này. Có người cho đó là ” thần hứng”

    (Platon), là ” ngọn lửa thần” ( Đecgiavin), thậm chí còn là ” những con điên loạn thần thánh.. Còn đối với chúng ta, thơ thật gần gũi biết bao, là cái cao và mà không xa lạ, đẹp bình dị mà không bình thường…

    Mở bài mẫu 12

    Có những tác phẩm ra đời rất lâu mà không bao giờ cũ, vẫn để lại trong lòng người đọc những ấn tượng, ám ảnh, day dứt không nguôi. Đó là những câu chuyện cổ tích, những áng ca dao – dân ca. Dù năm tháng đổi thay, những đền đài rồi sụp đổ, những tranh tượng rồi tiêu tan thì các tác phẩm văn học dân gian ấy vẫn cứ tồn tại bền bỉ, như dòng sông chảy mãi tưới mát tâm hồn bao thế hệ người đọc hôm qua, hôm nay và mai sau. Song không chỉ bồi đắp tâm hồn muôn triệu con người, những câu chuyện cổ, những áng ca dao còn là nguồn cảm hứng khơi nguồn cho các tác phẩm thơ ca, văn chương của văn học viết, giúp các nhà thơ nhà văn học được nhiều điều. Bởi thế khi bàn về chuyện cổ tích và ca dao có ý kiến cho rằng: ” Các nhà văn học được văn trong truyện cổ tích và học được thơ trong ca dao”

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *