Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về mối quan hệ giữa tâm và tài của người sáng tác văn chương

Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về mối quan hệ giữa tâm và tài của người sáng tác văn chương

Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về mối quan hệ giữa tâm và tài của người sáng tác văn chương là một trong những chủ đề rất hay để viết văn nghị luận xã hội.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về mối quan hệ giữa tâm và tài của người sáng tác văn chương

Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về mối quan hệ giữa tâm và tài của người sáng tác văn chương

Mối quan hệ giữa tâm và tài của người sáng tác văn chương mang đến bài văn mẫu cực hay đạt điểm cao của các bạn học sinh giỏi. Qua đó giúp các bạn ôn luyện trau dồi ngôn ngữ rèn kỹ năng viết văn nghị luận hay. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm, nghị luận về tình thầy trò và rất nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Văn 12.

Mối quan hệ giữa tâm và tài của người sáng tác văn chương

Bản chất của nghệ thuật là sáng tạo. Để sáng tạo, người nghệ sĩ phải có tài năng và tâm huyết. Bàn về văn chương nói riêng, cũng như nghệ thuật nói chung, xưa nay có rất nhiều ý kiến. Có người đã mượn một câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: “ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, lại có người cho rằng “Văn chương trước hết phải là văn chương” … Hiểu như thế nào về những ý kiến đó là điều không dễ dàng.

Biết bao người đã nói đến cái “tâm” trong quá trình sáng tạo văn chương, nghệ thuật của người nghệ sĩ. Tâm hồn, tấm lòng của người nghệ sĩ là hết sức quan trọng. Có người khẳng định rằng cái “tâm” ấy là yếu tố trước hết của nghệ thuật, là điều không thể thiếu trong tác phẩm của nghệ sĩ.

Trong văn chương, quả thực chữ tâm chiếm một vai trò rất lớn. Đó là điều không ai có thể phủ nhận được. Nhưng tất nhiên, không thể đưa nó lên vị trí độc tôn mà xoá nhoà hết các yếu tố khác. Dù cái tâm có cao đến đâu, tấm lòng có rộng mở đến chừng nào cũng không thể quên cái tâm của người nghệ sĩ. Không có tài năng, không thể gọi đó là văn chương. Phải có cả hai điều ấy, anh mới sáng tạo nên một tác phẩm có giá trị. “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” là đề cao chữ tâm nhưng vẫn khẳng định vị trí tài năng, khẳng định cái thiên phú của người cầm bút. Có thể nói ý kiến này đã bao quát cả quá trình sáng tạo tác phẩm nghệ thuật, đặt ra yêu cầu lớn đối với nghệ sĩ. Phải kết hợp giữa tài năng đi tâm huyết của mình.

Nhưng khi đề cao cái tâm, ta cần lưu ý đến quan niệm “Văn chương trước hết phải là văn chương”. Điều ấy liệu có đối lập với “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” của Nguyễn Du hay không ? Một bên đề cao cái tâm, tấm lòng người nghệ sĩ, một bên lại đặt ra cái “trước hết” câu văn chương. Nếu chú ý đến cái “trước hết” này, ta sẽ không phủ nhận ý kiến đó “Văn chương trước hết phải là văn chương” có nghĩa là sau nữa mới đến tấm lòng, tâm huyết, sau nữa mới vì cuộc đời, vì con người… Nếu chưa là văn chương thì nó còn vì ai được nữa, mà là một cái gì khác mất rồi, một thứ thuyết giáo, một sự thật lịch sử, hay có khi là những dòng, những chữ vô nghĩa… Ta không thể cho ý kiến này là sai, nhưng rõ ràng chưa đầy đủ. Văn chương phải đặt song hành tài năng và tâm huyết của người sáng tạo. Nếu chỉ hiểu theo một chiều “văn chương” sẽ như một bông hoa đẹp và vô hướng, không có hồn. Lời văn óng ả, kết cấu hấp dẫn nhưng không có linh hồn thái văn ấy có cũng như không. Phải có cái tâm trong sáng cao đẹp, chi phối thì cái tài năng mới có đất mà “dụng võ”. Đọc một câu văn, ta ngạc nhiên thán phục trước việc sử dụng câu chữ tài tình của tác giả: đọc một cuốn truyện ta sửng sốt thấy nhà văn sắp đặt ra những diễn biến bất ngờ. Nhưng nhận ra tấm lòng thiết tha của tác giả đằng sau từng câu chữ, ta sẽ thấy yêu quý câu chuyện đó biết bao… Ta thấy rằng chính tư tưởng đẹp đẽ của tác giả đã làm sáng lên tài năng, sáng lên cốt truyện “Văn chương”, nếu hiểu theo một nghĩa thật đầy đủ, bao hàm cả tài năng và tâm huyết của tác giả, thiếu một trong các yếu tố ấy, “văn chương” đâu còn là văn chương nữa.

Như thế không thể coi “Văn chương trước hết phải là văn chương”; mà cái trước hết” ấy phải là tấm lòng, tư tưởng người nghệ sĩ. Nguyễn Tuân cũng chính là nhà văn đã từng quan niệm: “Văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật”. Nhưng cũng chính ông, hơn ai hết đã suốt đời cống hiến cho một nền nghệ thuật vì con người. Mỗi tác phẩm rực rỡ nhất, lấp lánh nhất của ông vẫn là ánh sáng hướng con người tới cái thiên lương . “Văn chương trước hết phải là văn chương” chưa đủ, văn chương trước hết còn phải là cái tâm trong sáng và tha thiết. Đó cũng là điều chúng ta cần bàn tới trong quan niệm về mối quan hệ giữa chữ “tâm” và chữ “tài” của người sáng tác văn chương.

Tài năng và tâm huyết là hai yếu tố không thể tách rời trong sáng tạo nghệ thuật. Cái tài nhờ cái tâm để “cháy lên”, cái tâm nhờ có cái tài mà “tỏa sáng “Cháy lên để mà tỏa sáng” (Raxun Gama Top) là nội dung của tác phẩm, là cái đích sáng tạo của nghệ sĩ… Raxun Gamzatop trong “Đaghextan của tôi” đã nói rằng: “Giống như ngọn lửa bốc lên từ những cành khô, tài năng bắt nguồn từ những tình cảm mạnh mẽ của con người“Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay từ những giọt nước mắt cay đắng”. Thơ ca cũng như văn chương, nghệ thuật nói chung đều phải bắt nguồn từ tấm lòng và tài năng của người nghệ sĩ, tài năng và tấm lòng là hai cánh chim nâng tác phẩm lên đỉnh cao. Hai cánh chim ấy mạnh mẽ bao nhiêu thì tác phẩm sẽ bay xa và bay cao bấy nhiêu.

Nhà văn phải là người “đi tìm cái hạt ngọc ẩn dấu sâu trong tâm hồn người” ( Nguyễn Minh Châu). Quá trình “đi tìm” ấy không đơn giản , người nghệ sĩ ngoài cái tâm ra, phải có tài năng khám phá, nắm bắt, phải nhận ra viên ngọc quý lấp lánh bên trong. Viên Mai nói rằng “Tài gia tình chi phát, tài tử thịnh tình tắc thâm” (Tài là ở tinh phát ra, tài cao ắt tình sâu). Cái tài đi liền với cái tâm, lời văn óng ả câu văn trau chuốt là ở tài năng nhưng cái thần diệt cốt ở tấm lòng … anh không thể trở thành nhà văn nếu anh không có tài năng, để trở thành một cái tâm cao quý. Anh phải có bản lĩnh vững vàng, phải dũng cảm nhìn vào sự thật và phải biết “khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý chí phản kháng cái ác, khát vọng khôi phục bảo vệ những cái tốt đẹp” (Aimatop Khi cuộc sống đau thương, anh không thể cho phép mình rời làng “xa những đau thương” (Paplop Neruda). Nếu anh là nhà văn thì anh phải gắn bó với cuộc đời này, gắn bó với sự thật này đừng để cho cái tài của mình sa vào cái “ánh trăng lừa dối”, anh hãy để cái tài hướng vào “tiếng đau khổ kia thoát ra những tiếng lầm than” (Nam Cao)

Nam Cao là một nhà văn có tài, nhưng hơn hết ở ông là một nhà văn chân chính. Cũng viết về xã hội Việt Nam đau thương và tăm tối trước Cách mạng tháng Tám, nhưng ông không dùng cái tài của mình để viết về “con đường sáng” như Hoàng Đạo, ông không tự lừa dối lòng mình, vẽ lên cái ảo tưởng, hư vô. Nếu ở con đường sáng, Hoàng Đạo không mang một nét nhìn chân thực và gần gũi với cuộc sống thực tại của xã hội có tài lại đặt lầm chỗ thì ở Nam Cao cái tài và cái tâm hết sức nhuần nhuyễn với nhau, từ một câu chữ, một chi tiết một cốt truyện…. Chỗ nào cũng thâm nhuần tình cảm, tấm lòng của nhà văn. Chính tài năng và tâm huyết ấy đã giúp ông dựng lên một Đời Thừa, một Sống mòn…với những cuộc sống “áo cơm ghì sát đất”, “chất độc ở ngay trong sự sống”. Người đọc đau đớn nỗi đau đớn của nhân vật, dằn vặt trở trăn trước nỗi đau khắc khoải của mỗi số phận, cuộc đời… Có ai không nhức nhối khi chứng kiến một hộ luôn đề cao nguyên tắc tình thương nhưng chính cái cuộc đời này lại xô đẩy họ, khiến chính anh lại vi phạm nguyên tắc tình thương; Một nhân vật Thứ hơn một lần nhận ra mình nhỏ nhen, ích kỉ thậm chí độc ác, Thứ đã khóc cho cái chết tầm hồn y… Cái tâm hồn luôn giữ vững niềm tin vào con người của Nam Cao đã khiến nhà văn hiểu sâu xa cuộc vật lộn dữ dội giữa cái thiện và cái ác, giữa lí trí cao cả và dục vọng thấp hèn của mỗi con người, nhận ra khát vọng hướng về ánh sáng của con người. Trong truyện ngắn Chí Phèo, khi dựng lên hình ảnh “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, nhà văn đã phát hiện ra ánh sáng lương tri còn le lói trong con người hắn, để lúc nào đó nó bùng cháy lên, dữ dội mãnh liệt : “Ai cho tao lương thiện ?” “Làm thế nào để mất được những vết mảnh chai trên mặt này?”… Câu hỏi nhức nhối đau đớn ấy của Chí Phải chăng cũng chính là câu hỏi xoáy trong lòng Nam Cao về số phận của con người trước cuộc đời. Nam Cao được xếp vào hàng những nhà văn lớn của ta vì những tác phẩm của ông đã hi sinh từ tài năng, nước mắt, từ khát vọng hạnh phúc cho con người, và sự thấu hiểu của con người : “Chao ôi! Đối với những người xung quanh ta nếu là không có tâm mà tìm hiểu họ, ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, xấu xa, bần tiện … toàn những cớ để ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ đáng thương, không bao giờ ta thương”.

Nhà văn phải là người “kĩ sư tâm hồn” nghĩa là anh vừa phải có tài năng, vừa phải có tâm huyết, phải khám phá những bí ẩn trong tâm hồn con người… Tâm và tài của nhà văn phải hướng về cuộc đời này. “Nhà văn là người cho máu” (Enxa Triple), nhà văn phải lấy máu nóng của mình tiếp cho máu nóng cuộc đời tiếp tục dào dạt chảy. Nhà văn phải cống hiến tài năng của mình để vun đắp cho “cây đời mãi mãi xanh tươi”.

Trong sáng tạo văn học, người ta hay nhắc đến những khoảng vô thức lượng con người. Nghệ sĩ Puskin làm thơ ngay cả trong giấc ngủ. Hoàng cầm viết bài Lá diêu bông trong tâm trạng hết sức lạ lùng. Những giây phút vô thức ấy không chỉ là vô thức, là “trời cho” mà là sự kết tinh tài năng và tâm huyết trong mức độ nào đó của người sáng tạo. Những trăn trở, suy tư, những dự định bao ngày đến một giờ khắc nào đó bỗng bừng dậy: tài năng đến phút xuất thần….Khi đó, xúc cảm trào dâng, người nghệ sĩ sáng tạo ra những tác phẩm mà chính mình cũng không ngờ tới. Cái tâm và cái tài đã kết hợp nhuần nhuyễn và phát huy cao độ, những bài thơ, những chi tiết xuất hiện trong lúc này bao giờ cũng có giá trị muôn đời.

Nguyễn Du viết Truyện Kiều bằng tài năng vĩ đại, nhưng cũng chính là bằng “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” Có tài năng mà không có tâm huyết anh sẽ chỉ tạo ra những tác phẩm vô giá trị, có khi còn là “những niềm tin mù quáng”, nói như Pôn Êluya. Nhưng có tâm huyết cũng phải có tài năng thì tác phẩm mới đứng vững được với những thử thách của cuộc đời.

Mỗi nhà văn có một cá tính sáng tạo riêng, nhưng bao giờ cá tính sáng tạo ấy cũng phải là “hợp chất” gắn bó tài năng và tâm huyết không chỉ đối với nhà văn mà đối với tất cả những nghệ sĩ, cái tâm, cái tài là những điều không bao giờ thiếu được. Người nghệ sĩ không chỉ tạo ra con Xiphanh nếu không có tài năng, không có ước mơ về con người thông minh và cũng rất mạnh mẽ như sư tử.

Cái tâm và cái tài là vấn đề đặt ra đối với người nghệ sĩ muôn đời. Dù xưa hay nay, dù phương Tây hay phương Đông, đã là nghệ sĩ thì cần phải có tài năng và tâm huyết.

Nói riêng về văn chương hôm nay, nhiều tác phẩm viết ra không phải từ một tài năng thực thụ, không bắt nguồn từ cái tâm thực sự của con người nghệ sĩ, ra đời sẽ bị chìm vào quên lãng.

Thời gian và cuộc đời là thử thách khắc nghiệt cho các tác phẩm. Đó là sự đánh giá tài năng và tâm huyết thật công bằng và trung thực. Người nghệ sĩ nói chung và nhà văn nói riêng muốn có một tác phẩm bất tử, có ý nghĩa với cuộc đời thì nhất định phải luôn rộng mở thiết tha với cuộc đời. Văn chương phải là văn chương và văn chương phải vì cuộc đời. Hiểu điều đó ta càng khẳng định hơn “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” trong quá trình sáng tác của người nghệ sĩ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *