Nghị luận xã hội Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận gồm dàn ý kèm theo 2 bài văn nghị luận được Download.vn tổng hợp từ bài làm hay của học sinh giỏi trên cả nước. Qua đó giúp các bạn lớp 12 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi vốn từ, rèn kỹ năng viết văn ngày càng hay hơn.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận
Ngoài ra, các bạn tham khảo thêm một số bài văn nghị luận xã hội về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, về lối sống đẹp hay Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn… để có thêm nhiều tài liệu ôn tập môn Ngữ văn. Vậy sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Nghị luận xã hội Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận
Dàn ý nghị luận Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: “Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận”
2. Thân Bài
– Giải thích khái niệm: “xót xa ân hận”
– Thế nào là sống trong xót xa ân hận
– Làm sao để sống khỏi xót xa ân hận?
- Sống có ích, suy nghĩ kĩ trước khi hành động
- Sống thực tế, sẵn sàng nhận sai và sửa đổi khi có cơ hội
- Luôn chuẩn bị kĩ trước mọi tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống
- Dám nghĩ dám làm
– Mở rộng vấn đề, liên hệ thực tế
3. Kết Bài
Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận
Nghị luận Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận – Mẫu 1
Chúng ta cùng được sinh ra rồi cùng nhau lớn lên, thế nhưng lại có những người tận hưởng cuộc sống của mình một cách thanh thản và ý nghĩa, nhưng bên cạnh đó lại có những người để phí hoài thời gian của mình để rồi sau cùng lại ân hận xót xa. Vì vậy phải làm sao để mình sống một cách thật ý nghĩa, làm sao để thời gian không trôi đi hoài phí và “không phải xót xa ân hận”?
Xót xa, ân hận là một trong những cảm giác không thể thiếu của mỗi con người và trong đời ai cũng phải trải qua. Có người ân hận vì không làm gì đó, cũng có nhiều người hối hận vì mình đã dại dột làm điều này. Dù bạn là người cẩn thận đến đâu thì chắc hẳn bạn cũng sẽ một lần cảm thấy cuộc sống nặng nề bởi sự xót xa, ân hận. Xót xa, ân hận là trạng thái tiêu cực và có ảnh hưởng lớn đến chủ thể của nó. Nó sẽ khiến con người mất phương hướng, không có động lực để tiếp tục công việc vì cái cảm giác sợ sai lầm mắc phải trước đó. Khi ai đó ân hận về việc mình đã làm thì trong đầu sẽ chỉ nghĩ mãi đến những chuyện không may mắn đó và cảm thấy cuộc sống này thật tối tăm. Cuộc sống với họ trở thành cực hình mà họ phải trải qua, nhiều người sợ phải đối mặt với hậu quả nên không dám đưa ra quyết định thêm lần nữa hoặc có những người bị cảm giác tiếc nuối, hối hận quấn lấy và không thể thoát ra để rồi sống mỏi mệt tìm cách vượt qua đống mê cung cảm xúc ấy.
Khi còn trẻ, ai trong chúng ta cũng nghĩ mình còn nhiều sức lực, thời gian, việc này khó quá hôm nay không nghĩ được thì hãy để ngày mai. Ai cũng mang trong mình những suy nghĩ như thế, có người vì lười biếng, vì mệt mỏi với công việc mà từ bỏ cố gắng, họ vùi mình vào những thú vui xa lạ để quên đi thực tại. Cũng có những người thực sự rất cố gắng, thế nhưng kết quả lại không như mong đợi và họ thấy cuộc đời thật không công bằng, đâu đâu cũng là bất công. Họ trở nên bất mãn với cuộc đời và để mặc cuộc sống của mình trôi qua vô vị, sau cùng khi con người ta trở nên già yếu, khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn tột cùng thì ai nấy đều thốt lên câu nếu như, giá như mình làm như thế thì ổn, nếu mình như thế thì bây giờ mình sẽ không phải như thế này. Nhưng thực tại vẫn là thực tại và sự thực là họ sẽ phải đối mặt với thực tế tàn nhẫn ấy, bây giờ có hối hận cũng không kịp nữa rồi, tất cả đã quá muộn.
Cuộc sống luôn ẩn chứa nhiều thử thách và khó khăn buộc con người ta phải đưa ra lựa chọn, có người may mắn chọn cho mình một hướng đi tốt sẽ đạt được thành công nhưng cũng có những người kém may mắn hơn và họ đã thất bại. Họ ngã gục, để bản thân đắm chìm trong đau đớn, họ gào thét, những tiếng thét bất lực chỉ mong có cánh tay nào đó sẽ chìa ra để họ nắm lấy và vực dậy, thế nhưng cuộc đời là thế, con người không trải qua sóng gió không trưởng thành lên được. Và rồi những tiếng kêu cứu ấy không một ai nghe thấy, không một ai đưa cánh tay mình ra cứu vớt lấy con người nhỏ bé ấy. Đau đớn, tuyệt vọng đã khiến con người ấy tụt sâu xuống cái hố đen vô hạn, anh ta bị quấn lấy, bị siết chặt mặc cho cố vùng vẫy thoát ra, cuối cùng anh thiếp đi trong mỏi mệt và bỏ mặc cuộc đời của mình. Anh cảm thấy đây là dấu chấm hết cho cuộc đời của mình, anh cứ thế mà để mặc số phận, để thời gian của anh trôi đi hoài phí.
Cuộc đời con người ngắn ngủi mấy chục năm thoáng chốc đã trôi đi gần hết. Có những người cứu cặm cụi làm việc, cặm cụi kiếm sống mưu sinh để rồi khi quay đầu nhìn lại thì mình đã trở nên già yếu, khi già đi người ta trở nên ít nói hơn và thường suy ngẫm về cuộc đời, nhưng liệu trong số những con người ấy có mấy người đã hài lòng về tuổi trẻ đầy nhiệt huyết của mình. Đa số mọi người ai rồi cũng sẽ ngậm ngùi xót xa vì những thứ mình chưa hoàn thành được. Mục tiêu mình đề ra khi còn trẻ nay vẫn còn dang dở hay ước mơ khi còn nhỏ của mình quyết tâm thực hiện là thế nhưng rồi khi lớn lên lại phải từ bỏ vì hiện thực không như mơ, quá tàn khốc và mỏi mệt. Những người có tuổi trẻ nhàn hạ không phải chịu áp lực, nhiều người vẫn vùi mình vào những trò chơi vô bổ, những tệ nạn xã hội thì khi về già lại than vãn sao cuộc đời tôi khổ thế này? Tại sao già rồi mà tôi vẫn phải cặm cụi làm việc trong khi những người khác thì cuộc sống ổn định và khá giả? Nhiều người chỉ biết mở miệng ra là than vãn, khi còn trẻ họ than vãn vì việc học mệt và không học, khi đi làm thì họ than vãn công việc nặng nhọc quá, nhiều áp lực quá và không chịu cố gắng. Họ chọn những công việc nhẹ nhàng để làm và rồi cứ thế khi thời gian qua đi con đường công danh sự nghiệp của họ mờ nhạt, đó chính là vấn đề của họ và trái đắng mà họ phải nhận là sự khổ cực, đầy hối hận, nuối tiếc.
Cuộc sống bôn ba bận rộn kiếm sống có mấy ai là thuận lợi trong công việc của mình, có mấy ai là đạt được thành công mà không ngậm ngùi cay đắng. Thật vậy, thử thách của cuộc sống là không ngoại trừ với bất kì một ai, chỉ có người kiên trì, bền bỉ và cố gắng đến cùng mới có thể đạt được thành công như mong đợi. Vì vậy, chớ thấy khó khăn mà nản lòng để rồi vùi mình trong đau đớn, những điều mà bạn chưa thử, chưa dám làm thì hãy cố gắng hết mình thực hiện khi còn có thể, bởi chăng thời gian qua đi sẽ không bao giờ quay trở lại, hãy sống hết mình để không phải xót xa ân hận. Để sống mà không xót xa ân hận thì hãy suy nghĩ kĩ đến hậu quả trước khi hành động, nếu bạn làm được như vậy thì bạn sẽ có động lực và trách nhiệm với công việc mà mình sắp phải làm hơn. Đừng bảo thủ trong cách hành động và suy nghĩ của mình, có thể bạn đã sai và khi nhận ra mình sai hãy ngay lập tức sửa đổi, đừng vì lòng tự trọng cao hơn núi của mình mà phá vỡ những mối quan hệ, bảo vệ luận điểm của mình bằng mọi giá bất chấp sự thật. Đừng vì không nghe lời khuyên của bố mẹ, đừng vì những trách mắng của bố mẹ mà trở nên vô tâm với họ, vì sau cùng bố mẹ cũng chỉ muốn tốt cho mình, đừng vì giận hờn mà lãng phí quãng thời gian ấy, đừng vì không trân trọng những giây phút mộc mạc đó để rồi khi không còn bố mẹ nữa mới ngậm ngùi. Không ai chở che, không ai quan tâm nữa mới biết đến hạnh phúc gia đình. Sống là phải luôn thử thách bản thân, dám nghĩ dám làm để thực hiện hóa suy nghĩ của mình, đừng ngần ngại suy nghĩ và phức tạp hóa vấn đề khiến mọi chuyện trở nên khó khăn hơn, hãy mỉm cười mỗi ngày và trải nghiệm để có cuộc sống tươi đẹp hơn. Dẫu khó khăn bão táp hay ngọt ngào ấm áp thì hãy cứ đón nhận hết mình vì đó là dư vị cuộc sống, phải nếm trải những thứ cảm xúc ấy mới thực sự gọi là sống.
Sống là phải trải nghiệm, vì vậy, đừng lo sợ rằng mình sẽ đưa ra quyết định sai lầm để rồi chần chừ khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Hãy thật quả quyết và dám chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình, dám thất bại để rút ra bài học và đạt được thành công trong cuộc sống. Đừng vì những sai lầm ấy mà gục ngã để rồi phí hoài tuổi trẻ của mình vì tuổi trẻ chẳng có hai lần, bạn và tôi đang sống hôm nay nhưng chẳng biết ngày mai còn may mắn được tiếp tục thở, được tiếp tục cuộc sống này. Vì vậy hãy trân trọng khoảng thời gian mà mình có, sống hết mình để không phải xót xa ân hận.
Cuộc đời vốn không có gì gọi là công bằng, những thứ mà ta thường cho là công bằng thì chắc hẳn đã có ai đó thay ta gánh lấy sự bất công ấy. Đừng đi đòi công bằng trong khi vốn chẳng có thứ như thế, hãy tự tô vẽ cho cuộc sống của mình, sống rực rỡ nhất bạn có thể, hoa vẫn có thể mọc trên sỏi đá cớ sao tôi và bạn là những con người có suy nghĩ, có động lực lại không thể làm như vậy? Sống và cháy hết mình đừng để sau này phải xót xa ân hận.
Nghị luận Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận – Mẫu 2
Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, tuổi trẻ của thanh niên cũng như mùa xuân. Là lứa tuổi đẹp nhất trong mỗi cuộc đời. Thanh niên là lứa tuổi với nhiều ước mơ , dự định và hoài bảo lớn nhất .Để có thể làm tốt những hoài bảo đó thì những thanh niên đó cần phải có một mục đích sống một lí tưởng sống . Vậy lí tưởng sống của thanh niên ngày nay là gì?
Bạn có biết tại sao chúng ta lại được sống trong một đất nước độc lập ngày nay không? Vì sao một đất nước nhỏ như chúng ta lại có thể đánh thắng được giặc ngoại xâm hùng mạnh không? Đó chính là nhờ lí tưởng của ông cha ta ngày xưa. Trong sự nghiệp chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, đã có hàng triệu thanh niên lên đường ra trận, dũng cảm chiến đấu, hy sinh cuộc đời thanh xuân đẹp nhất của mình, góp sức quan trọng cùng toàn dân tộc đánh thắng hai kẻ thù hùng mạnh của thời đại là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đem lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.Họ đã có những lý tưởng sống đẹp họ chiến đấu hi sinh vì Đất nước thân yêu.Vậy sống trên 1 đất nước hòa bình độc lập này chúng ta cân phải làm gì để tiếp bước ông cha ta với sứ mệnh xây dựng Việt Nam thành một quốc gia hùng mạnh đang đặt lên vai thanh niên chính họ phải lĩnh sứ mệnh vô cùng cao cả và thiêng liêng này bởi họ là chủ nhân, là tương lai, là ‘’mùa xuân’’ của dân tộc . Thanh niên sống là phải có lý tưởng. Để thực hiện được lí tưởng đó mỗi thanh niên chúng cần phải trang bị một hành trang thật vững chắc để vào đời bằng việc học tập và phải sống có đạo đức. Nhưng nhìn thẳng vào thực tế hiện nay, khi đất nước ta đang có nguy cơ tụt hậu về kinh tế, tệ nạn xã hội ngày một gia tăng thì thanh niên chưa chứng tỏ đầy đủ được vai trò, trọng trách của mình trước sứ mệnh của đất nước. Mà lại có nhiều thanh niên ngày nay chỉ biết sống cho chính bản thân mình, những người có lối sống buông thả, sống cho qua ngày. Họ chùn bước trước khó khăn, lắc đầu trước thử thách và sống vô trách nhiệm với xã hội. Bởi lẽ một điều, họ vẫn còn mặc cảm với quê hương. Thái độ đáng trách này biểu hiện ở những người ta sống tha hương, chỉ biết sống vì đồng tiền, lúc nào cũng đem lợi ích của mình lên bàn cân để so đo, tính toán. Bảo vệ quyền lợi của mình, đó là đúng, nhưng dường như đừng quá vì bản thân mà xem nhẹ công đồng. Đó là lối sống ích kỷ. ‘Sống’ – Đó chỉ là một từ đơn giản thôi nhưng nó hàm chứa biết bao nhiêu điều. Sống vì điều gì và sống như thế nào. Điều đó tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người trong chúng ta. Để thanh niên ngày nay trở thành trụ cột của nước nhà không chỉ ở hiện tại mà ngay cả trong tương lai thì vấn đề sống còn là thanh niên phải xác định được cho mình một lý tưởng; sau khi đã xác định được phải phấn đấu để thực hiện lý tưởng đó. Chỉ có như thế thanh niên Việt Nam mới có thể hoàn thành được sứ mệnh mà đất nước giao phó và có thể ngẩng cao đầu với thanh niên thế giới. Mỗi thanh niên sẽ có quan niệm riêng của mình về lý tưởng, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, trình độ, , lý tưởng đó phù hợp với xu thế chung của đại đa số thanh niên, và mang lại lợi ích cho dân tộc đó mới thật sự là lý tưởng. Con người ta luôn khát vọng hướng tới cái cao cả tức là hướng tới chân lý, những người sống phấn đấu hướng tới cái cao cả thường được gọi là người có lý tưởng. Như vậy chân lý không chỉ là ngọn đèn pha mà còn là cái đích của lý tưởng. Trong công cuộc đổi mới của đất nước, nhất là thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, thanh niên chính là nguồn nhân lực chất lượng cao nhanh chóng nắm bắt khoa học công nghệ hiện đại ở mọi lĩnh vực để phát triển đất nước. Thanh niên Việt Nam đã thể hiện rất nhiều ưu điểm như thông minh, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, tiếp thu cái mới nhanh… Nhiều bạn trẻ đã thể hiện lối sống cao đẹp, thổi bùng ngọn lửa vì cộng đồng và không cam chịu đói nghèo. Các mùa hè tình nguyện đã thu hút hàng nghìn trí thức trẻ tình nguyện lên đường về nông thôn, miền núi. Nhiều dự án lớn do thanh niên đảm nhiệm… Kế thừa lời dạy về lý tưởng cho thanh niên của Hồ Chí Minh, kết hợp với thực tiễn ngày hôm nay của đất nước, thanh niên có thể xây dựng cho mình một chân lý – một lý tưởng: Không ngừng phấn đấu xây dựng Việt Nam trở thành một nước ‘’Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh’’. Tất nhiên sự nghiệp to lớn này là của toàn dân tộc nhưng thanh niên giữ một vai trò quan trọng, bởi sự nghiệp này không phải một sớm một chiều mà đạt được; cần có thời gian, ngắn hay dài tuỳ thuộc vào sự phấn đấu của chúng ta. Thanh niên là lớp người trẻ tuổi sẽ kế tục và biến sự nghiệp này thành hiện thực.Giống như câu nói “Tinh thần của tuổi trẻ là đá quý kỳ lạ có thể nung sắt thành vàng”
Là 1 thanh niên thế kỉ 21 với bước hội nhập hiện nay,với những lý tưởng và hoài bão lớn,chúng ta hãy ra sức học tập và sống có đạo đức .Để thật sự là 1 người có ích trong xã hội này. Chúng ta ai cũng sống có khát vọng, hoài bão và hết mình vì nó. ‘Cái quý nhất của con người là cuộc sống, đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi phải xót xa, ân hận vì những năm tháng sống phí, cho khỏi phải hổ thẹn vì những năm tháng sống hoài, sống phí… Sống có lý tưởng để đưa đất nước mình đi lên hội nhập với các cường quốc năm Châu.