Văn mẫu lớp 12: Phân tích bối cảnh nhặt vợ trong truyện Vợ nhặt

Văn mẫu lớp 12: Phân tích bối cảnh nhặt vợ trong truyện Vợ nhặt

Phân tích bối cảnh nhặt vợ trong Vợ nhặt của Kim Lân là tài liệu vô cùng hữu ích, gồm dàn ý và bài văn mẫu hay được Download.vn tuyển chọn từ bài làm của các bạn học sinh giỏi. Qua đó giúp các em có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi vốn từ, rèn kỹ năng viết văn ngày một hay hơn để đạt được kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia 2022.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 12: Phân tích bối cảnh nhặt vợ trong truyện Vợ nhặt

Việc nhặt vợ của Tràng mang đến rất nhiều ý nghĩa, một mặt thể hiện sự khốc liệt, dữ dội của nạn đói năm 1945 khiến cho mạng sống của con người trở nên rẻ rúng, hạnh phúc là thứ thiêng liêng cũng có thể dễ dàng nhặt được ở ngoài đường, ngoài chợ. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bài văn mẫu phân tích Vợ nhặt.

Phân tích bối cảnh nhặt vợ trong truyện Vợ nhặt

    Dàn ý bối cảnh nhặt vợ trong truyện Vợ nhặt

    * Bối cảnh nhặt vợ: Nạn đói khủng khiếp năm 1945, khi dân ta rên xiết dưới ách Pháp, Nhật.

    – Cái đói tràn về xóm ngụ cư tồi tàn gây nên hậu quả thê thảm: người chết thây nằm còng queo bên đường, người sống chỉ còn là những cái bóng dật dờ lặng lẽ như những bóng ma. Đó là quang cảnh chung. Miêu tả cụ thể, truyện cho thấy một người đàn bà đói đến gần chết (gầy xọp đi, khuôn mặt xám xịt) và một gia đình phải ăn thứ cám đắng chát, nghẹn bứ.

    – Không khí tối tăm, ảm đạm, thê lương trùm lên làng xóm.

    Mở đầu câu chuyện là thời gian, không gian mỗi lúc một tối hơn (Bắt đầu là “mỗi chiều, chạng vạng mặt người”, rồi “bóng chiều nhá nhem”, rồi “cảnh sầm lại” và cuối cùng là “tối om”).

    Cảnh nên vợ nên chồng cũng thảm thương, tội nghiệp: Bốn bát bánh đúc – thứ bánh bình dân, rẻ tiền — coi như là lễ ăn hỏi (Nhớ lại: bát cháo hành “lễ cưới” để thị Nở – Chí Phèo thành vợ chồng). “Lễ đưa dâu” âm thầm trong cảnh chiều heo hút không một ánh đèn, lửa; chỉ có tiếng quạ gào thê thiết. Cho đến buổi tối hạnh phúc đầu tiên ở nhà – coi như đêm tân hôn của Tràng và người vợ nhặt – cũng diễn ra trong tiếng hờ khóc người chết ngoài xóm và mùi khét lẹt đầy tử khí.

    Bản thân việc nhặt được vợ trong cảnh đói – chết như thế đã là nghịch lý khác thường; rồi hạnh phúc của họ cũng buồn bã khác thường. Những chuyện “phi nhân loại” như thế gián tiếp tố cáo bọn thống trị dồn đẩy nhân dân ta vào cảnh thảm sầu (Ý tố cáo này rõ hơn qua tiếng trống thúc thuế dồn dập và lời bà mẹ Tràng: “Đằng thì nó bắt giồng đay. Đằng thì nó bắt đóng thuế”).

    Phân tích bối cảnh nhặt vợ trong truyện Vợ nhặt

    Vợ nhặt là truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Kim Lân viết về nạn đói năm 1945. Câu chuyện xoay quanh tình huống nhặt vợ đầy lạ lùng của anh Tràng khi nạn đói đang hoành hành dữ dội nhất. Thông qua bối cảnh này, nhà văn Kim Lân không chỉ xây dựng được cốt truyện đặc sắc mà qua đó còn thể hiện được những ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

    Tràng là người đàn ông xấu xí có gia cảnh nghèo khó sống ở xóm Ngụ Cư. Với hoàn cảnh và điều kiện ấy anh Tràng khó có thể lấy được vợ trong hoàn cảnh thường, càng trở nên khó khăn khi nạn đói xảy ra. Thế mà trước sự bất ngờ của mọi người, Tràng đã có được vợ, hay nói cách khác là “nhặt” được vợ ngay khi nạn đói diễn ra dữ dội, ám ảnh nhất.

    Tràng có được vợ chỉ nhờ vài câu nói đùa vu vơ, ba bát bánh đúc. Tràng đã vô tình gặp lại người đàn bà đẩy xe bò thóc giúp Tràng ở chợ Huyện, sau những lời trách móc gay gắt vì không giữ lời, Tràng đã chấp nhận “chuộc lỗi” với người đàn bà bằng cách mời chị ta uống nước, ăn bánh đúc. Sau lời nói đùa vu vơ, người đàn bà xa lạ ấy đã chấp nhận làm vợ Tràng trong sự ngỡ ngàng của chính Tràng – người đã ngỏ lời.

    Vậy là Tràng đã nhặt được vợ trong hoàn cảnh éo le nhất, có vợ lúc nạn đói hoành hành cũng có nghĩa chấp nhận thêm một “miệng ăn”, mang thêm những gánh nặng gia đình nhưng sau một vài phút đắn đo, suy nghĩ “…đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”, nhưng ngay sau đó Tràng đã chấp nhận đánh cược với số phận trong cái chậc lưỡi để nắm giữ được hạnh phúc bất ngờ này.

    Việc nhặt vợ của Tràng cũng mang đến rất nhiều ý nghĩa, một mặt thể hiện sự khốc liệt, dữ dội của nạn đói năm 1945 khiến cho mạng sống của con người trở nên rẻ rúng, hạnh phúc là thứ thiêng liêng cũng có thể dễ dàng nhặt được ở ngoài đường, ngoài chợ.

    Tuy nhiên, giá trị hơn cả qua tình huống này chính là việc khẳng định giá trị của tình thương. Trong ám ảnh kinh hoàng của đói khát, con người vẫn dành cho nhau những tình cảm thật đẹp, không chỉ bao bọc, cưu mang lẫn nhau mà ở họ còn có khát vọng hạnh phúc thật đáng trân trọng.

    Như vậy, nạn đói có thể bào mòn sức sống, đe dọa tính mạng con người nhưng lại không thể hủy hoại đi ánh sáng của tình thương, khát khao sống, khát khao hạnh phúc bên trong những con người nghèo khổ.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *