Kết bài Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu tuyển chọn 74 mẫu kết bài CỰC CHẤT, giúp các bạn học sinh có thể lựa chọn cho mình một cách tiếp cận, một giọng điệu văn thích hợp, để sau đó nó trở thành kiến thức tâm đắc của chính mình.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 12: Tổng hợp kết bài về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (74 mẫu)
TOP 74 Kết bài Chiếc thuyền ngoài xa được viết rất hay gồm cả kết bài nâng cao, kết bài học sinh giỏi với văn phong rõ ràng, dễ hiểu sẽ giúp các em học môn Ngữ văn tốt hơn và có sự chuẩn bị tốt hơn khi học. Ngoài kết bài Chiếc thuyền ngoài xa các bạn xem thêm một số tài liệu khác như: phân tích nhân vật Phùng, mở bài Chiếc thuyền ngoài xa, phân tích Chiếc thuyền ngoài xa.
Kết bài Chiếc thuyền ngoài xa hay nhất
Kết bài Chiếc thuyền ngoài xa nâng cao
Kết bài mẫu 1
Qua truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã đưa ra một bài học đắt giá về cái nhìn đa diện trong cuộc sống con người cũng như cái nhìn khám phá trong sáng tạo nghệ thuật đối với các nghệ sĩ chân chính. Từ tình huống truyện có ý nghĩa khám phá, phát hiện về sự thật trần trụi của cuộc sống đời thường và qua sự thay đổi về nhận thức của Phùng, của Đẩu, tác giả đã khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa nghệ thuật và hiện thực. Theo ông, bổn phận, nhiệm vụ của người nghệ sĩ là phải phát hiện ra bản chất thật của cuộc đời. Cái Đẹp, cái Thiện trước hết phải là sự chân thực, Cuộc sống vốn dĩ rất phức tạp, chúng ta không thể nhìn nhận nó một cách đơn giản, sơ lược khi mà cần có cái nhìn tỉnh táo, sâu sắc cùng với sự tìm tòi, phát hiện để hiểu đúng bản chất bên trong của nó.
Kết bài mẫu 2
Như vậy, với sự cách tân đổi mới trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tạo nên một tác phẩm xuất sắc. Không lấy những người hùng, những người có công lao to lớn làm nhân vật trung tâm mà đi sâu tìm tòi, phát hiện vẻ đẹp phẩm chất ở những con người bình thường. Tác phẩm cũng là những đúc kết thấu đáo, sâu sắc về nghệ thuật và con người: về con người, ta phải có cái nhìn đa chiều, đa diện, không nên nhìn nhận, đánh giá một cách phiến diện, một chiều; về nghệ thuật: nghệ thuật phải gắn liền với cuộc đời, và một người nghệ sĩ chân chính là người biết đưa hiện thực vào nghệ thuật, không nên nhìn đời bằng lăng kính màu hồng mà phải biết khám phá tận sâu bên trong cái vẻ ngoài hào nhoáng, dù cái sự thật bên trong có thô nhám, xấu xí đến mức nào.
Kết bài mẫu 3
Lối “kết mở” của tác phẩm cũng là một gợi ý của Nguyễn Minh Châu muốn đặt ra: Trước xã hội – nhất là những người có trách nhiệm, cần quan tâm cụ thể, thiết thực mới giải quyết được nạn đói, nạn dốt, và mới đem lại được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, công bằng, dân chủ cho những “con người đời thương” sau khi trải qua một cuộc chiến tranh khốc liệt, đau thương. Không thể say sưa với chiến thắng, càng không thể xa rời thực tiễn trước mắt. Qua đó, Nguyễn Minh Châu không chỉ giúp ta hiểu hơn về sức sống mãnh liệt của người dân hàng chài mà còn phản ánh về bi kịch chung của những người phụ nữ luôn cam chịu vì một mái ấm gia đình trọn vẹn.
Kết bài mẫu 4
Quả thực truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” như là một “tuyên ngôn về nghệ thuật” trong thời kỳ Đổi Mới của văn học Việt Nam hiện đại, những năm 80 của thế kỷ XX. Qua tác phẩm chúng ta có thể rút ra bài học sâu sắc rằng: trước một hiện thực đời sống phức tạp, trước những số phận còn nhiều éo le ta phải có một cái nhìn toàn diện, tuyệnt đối tránh chủ nghĩa chủ quan duy ý chí. Ta không thể say sưa với chiến thắng mà quên đi thực tiễn trước mắt. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” sẽ còn để lại trong ta nhiều suy ngẫm về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.
Kết bài tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa
Kết bài tình huống truyện – Mẫu 1
Thông qua tình huống truyện của “Chiếc thuyền ngoài xa” Nguyễn Minh Châu thể hiện rất nhiều thông điệp có ý nghĩa sâu sắc. Không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận đánh giá một hiện tượng mà cần có cái nhìn đa diện, nhiều chiều.Thông qua đó, nhà văn cũng nêu lên thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Người nghệ sĩ không thể đứng từ xa để nhìn ngắm cuộc sống mà phải kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật và cuộc đời. Tình huống truyện cũng góp phần tô đậm giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Kết bài tình huống truyện – Mẫu 2
Thành công trong truyện ngắn chính là việc Nguyễn Minh Châu xây dựng được tình huống truyện đặc sắc, độc đáo, nhấn mạnh mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Người đọc ngộ ra từng điều sau những tình huống truyện mang ý nghĩa sâu sắc, càng thêm thấm thía về lẽ đời. Tác giả đã đem đến cho người đọc những cái nhìn mới mẻ về con người về đời sống.
Kết bài tình huống truyện – Mẫu 3
Tóm lại, trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tạo nên những tình huống truyện khá độc đáo, tạo cho người đọc sự suy nghĩ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống và đặt ra một vấn đề hết sức quan trọng của xã hội là khi nhìn cuộc sống chúng ta phải có cái nhìn đa chiều, chúng ta mới hiểu cuộc sống sâu sắc hơn. Nếu nhìn cuộc sống một cách hời hợt, theo cảm tính, theo sách vở thì chúng ta chưa thể hiểu hết được những nghịch lý nhưng có lí của thực tế cuộc sống.
Kết bài tình huống truyện – Mẫu 4
Như vậy, tình huống truyện của Chiếc thuyền ngoài xa không chỉ là phát hiện mang tính khám phá của Phùng mà còn là tình huống nghệ thuật đặc sắc được dựng lên để thể hiện những quan điểm, triết lí nhân sinh sâu sắc của Nguyễn Minh Châu.
Kết bài tình huống truyện – Mẫu 5
Như vậy thông qua tình huống truyện trong tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã thể hiện rất nhiều thông điệp có ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống và nghệ thuật. Chúng ta không thể đơn giản hay sơ lược khi nhìn nhận đánh giá về một hiện tượng sự vật mà cần có cái nhìn đa diện đa chiều. Phân tích tình huống truyện chiếc thuyền ngoài xa cũng giúp người đọc cảm nhận được ý nghĩa nhân văn của tác phẩm cùng phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Kết bài tình huống truyện – Mẫu 6
Với hai tình huống truyện độc đáo, bất ngờ được đặt xen kẽ, thống nhất trong cốt truyện đã làm nổi bật lên chiều sâu tư tưởng và giá trị cho truyện ngắn. Thông qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn nhắn gửi đến độc giả một triết lý vô cùng sâu sắc: Để thấu hiểu hết cái sự đời ta không nên chỉ ngắm nhìn nó qua lăng kính của sách vở mà phải đi sâu đi sát vào thực tế, tìm tòi, khám phá, và cảm nhận để có thể ngắm nhìn hết cái khối đa diện của cuộc sống.
Kết bài tình huống truyện – Mẫu 7
Thông qua tình huống truyện này khiến cho nhân vật Phùng nhận ra được bản chất thật sự của cuộc sống không thể nhìn từ bên ngoài mà phải đi sâu vào bên trong nhiều phương diện khác nhau thì mới có thể cảm nhận rõ được. Có những thứ khi nhìn từ xa ta thấy chúng rất đẹp nhưng lại gần mới hiểu được những xấu xa, đau khổ bên trong nó.
Kết bài tình huống truyện – Mẫu 8
Qua tình huống truyện Nguyễn Minh Châu giúp ta nhận ra sự phức tạp ở đời sống con người với những hiện tượng không dễ để đánh giá, những mối quan hệ không dễ để cắt nghĩa lí giải. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Minh Châu đã lựa chọn người kể chuyện trong truyện ngắn này là một người nghệ sĩ bởi chính sự mẫn cảm cái nhìn sâu sắc mang tính phát hiện và ý thức trách nhiệm với cuộc đời của nghệ sĩ Phùng đã giúp Nguyễn Minh Châu gửi gắm một quan niệm, một yêu cầu với nghệ thuật: Nghệ thuật cần hướng tới cái đẹp song nghệ thuật không thể chỉ là chiếc thuyền ngoài xa. Nghệ thuật chỉ có ý nghĩa khi bắt nguồn từ cuộc sống, là tiếng nói của đời sống trở thành một phần của cuộc sống này.
Kết bài phân tích truyện Chiếc thuyền ngoài xa
Kết bài mẫu 1
Nguyễn Minh Châu là một trong những người tiên phong trong việc đi sâu khám phá những “ngóc ngách” của đời sống, phát hiện ra những góc khuất, những phức tạp của cuộc sống ấy. Chiếc thuyền ngoài xa không chỉ là phát hiện của ông về góc tối trong cuộc sống của những con người nghèo khổ mà qua đó ông còn đặt ra mối trăn trở về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa người nghệ sĩ với con người đồng thời đặt ra trách nhiệm của những người nghệ sĩ, khi nhìn nhận, đánh giá về cuộc sống cần có cái nhìn sâu rộng, cảm thông để thấy được bản chất dù là xù xì, xấu xí bên trong thay vì cái nhìn phiến diện như chiếc thuyền ở ngoài xa.
Kết bài mẫu 2
Bằng vốn am hiểu về cuộc sống con người cùng tấm lòng nhân đạo sâu sắc, nhà văn Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa không chỉ mang đến một câu chuyện xót xa, đáng suy ngẫm về cuộc sống của người đàn và hàng chài mà còn đặt ra trách nhiệm cho nghệ thuật và người nghệ sĩ: Cần nhìn cuộc sống bằng cái nhìn cảm thông, da diện, đa chiều và một tác phẩm nghệ thuật chân chính là khi tác phẩm ấy phản ánh được cuộc sống, phát hiện được những bề sâu, góc khuất của sống sống ấy thay vì vẻ hào nhoáng nhưng vô thực.
Kết bài mẫu 3
Với sự cách tân đổi mới trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật Nguyễn Minh Châu đã tạo nên tác phẩm xuất sắc. Không lấy những người hùng làm nhân vật trung tâm mà đi sâu tìm tòi, phát hiện vẻ đẹp ở những con người bình thường. Tác phẩm cũng là những đúc kết thấu đáo về nghệ thuật và con người: về con người, phải nhìn nhận đa chiều, đa diện, không nên đánh giá phiến diện, một chiều; về nghệ thuật: nghệ thuật chân chính phải gắn liền với cuộc đời, xuất phát từ cuộc đời và quay trở lại phục vụ cho cuộc đời.
Kết bài mẫu 4
Tính tình huống đã làm cho truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” vừa chân thực, vừa mang giá trị nhân bản sâu sắc. Phải chăng cuộc đời lam lũ nghèo khổ, nheo nhóc, sự tối tăm ngu dốt… là một trong những nguyên nhân gây ra nạn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em trong một số gia đình Việt Nam lâu nay? Phải chăng Nguyễn Minh Châu đã kín đáo nói về một căn nguyên đầy nước mắt mà thi hào Nguyễn Du đã viết trong “Văn chiêu hồn” hơn hai thế kỉ trước:
“Đau đớn thay phận đàn bà,
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?”
Kết bài mẫu 5
Qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã nêu lên bài học về cái nhìn đa diện, cái nhìn khám phá trong sáng tạo nghệ thuật đối với các nghệ sĩ chân chính. Từ tình huống truyện có ý nghĩa khám phá, phát hiện về sự thật đời sống và qua sự thay đổi nhận thức của Phùng, của Đẩu, tác giả đã khẳng định mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực. Theo ông, bổn phận của người nghệ sĩ là phải phát hiện ra bản chất của cuộc đời. Cái Đẹp, cái Thiện trước hết phải là sự chân thực, Cuộc sống vốn phức tạp, chúng ta không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận con người và cuộc sống mà cần có cái nhìn tỉnh táo, sâu sắc cùng với sự tìm tòi, phát hiện để hiểu đúng bản chất của nó.
Kết bài mẫu 6
Với cách xây dựng tình huống truyện độc đáo, mới lạ, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về cuộc đời, và cách trao ngòi bút cho nhân vật kể chuyện( nhân vật Phùng), “Chiếc thuyền ngoài xa” đã để lại ấn tượng sâu đậm. Thành công của Nguyễn Minh Châu đã đem đến cho người đọc một tác phẩm đầy tính triết lý và chiêm nghiệm về cuộc đời, con người và cả nghệ thuật. Những triết lý luôn đúng với mọi thời đại.
Kết bài mẫu 7
Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu thể hiện sâu sắc những đổi mới cơ bản của văn học Việt Nam sau 1975. Văn học đã trở về với những vấn đề của đời sống nhân sinh, quan tâm nhiều hơn đến các đề tài đạo đức – thế sự (như câu chuyện của người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn này). Khác với giai đoạn trước- chủ yếu khắc hoạ con người, ở giai đoạn này, văn học đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm phức tạp và đầy mâu thuẫn của con người trong cuộc sống thường nhật (đời sống tâm hồn của người đàn bà vùng biển).
Kết bài mẫu 8
Chiếc thuyền ngoài xa là một tác phẩm văn học xuất sắc của Nguyễn Minh Châu, để lại cho chúng ta những bài học quý giá về triết lý nhân sinh của cuộc đời, biết đồng cảm, sẻ chia với những mảnh đời khốn khó. Từ tình huống truyện có ý nghĩa như một nút thắt để người đọc khám phá về sự thật cuộc đời, từ những thay đổi trong nhận thức con người, tác giả đã chỉ rõ mối liên hệ giữa nghệ thuật và hiện thực. Nhà văn cũng như thư ký của thời đại, phải có trách nhiệm tái hiện cuộc sống trong ngòi bút nghệ thuật của mình.
Kết bài mẫu 9
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thể hiện một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: Mỗi người trong cõi đời,nhất là người nghệ sĩ,không thể đơn giản,sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người. Cần một cách nhìn đa dạng nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng. Đồng thời tác phẩm in đậm phong cách tự sự – triết lí của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Kết bài mẫu 10
Qua tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, chúng ta có thể hiểu vì sao Nguyễn Minh Châu được đánh giá là “thuộc trong số những nhà văn mở đường cho tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay”. Thông qua các nhân vật trong truyện, nhà văn đã cho ta thấy hành trình khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự với việc đặt con người, cách nhìn con người lên làm trung tâm của sáng tạo văn chương, nghệ thuật.
Kết bài mẫu 11
Tình huống truyện độc đáo, kết hợp với nhân vật tư tưởng và nhân vật tính cách – số phận đã giúp nhà văn giãi bày nỗi băn khoăn, trăn trở về tính phức tạp đa chiều của cuộc sống, về bao nhọc nhằn còn đè nặng lên số phận con người, về mối quan hệ máu thịt giữa nghệ thuật và hiện thực. Khát vọng đổi mới văn chương bằng việc đi tìm một quan niệm chân thật hơn, hợp lí hơn về con người dựa trên nền tảng triết học nhân bản qua giọng văn thấm thìa chiêm nghiệm, qua cái nhìn dân chủ hoá của người trần thuật,… đã trở thành nhu cầu tự vấn mạnh mẽ, trung thực, đủ sức khẳng định tư cách “người mở đường” cho công cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau 1975 của Nguyễn Minh Châu.
Kết bài mẫu 12
Tóm lại, từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh ấy, truyện Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng, ơ đây là số phận đau đớn của một người phụ nữ, là cảnh ngộ ngang trái trong một gia đình hàng chài hiện dần lên” qua bức ảnh tuyệt đẹp về chiếc thuyền trong sương sớm. Từ đó, truyện còn cho thấy rõ mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.
Kết bài mẫu 13
Có thể khẳng định: Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống , dũng cảm thể hiện những góc khuất của cuộc đời ngay trong chế độ xã hội tốt đẹp của chúng ta. Đúng như lời của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã nói: “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”.
Kết bài mẫu 14
Với tình huống truyện đặc sắc, chân thực Chiếc thuyền ngoài xa mang giá trị nhân đạo và nhân bản sâu sắc. Cuộc đời này gồm cả rồng phượng, gồm cả đúng sai, tốt xấu. Bởi vậy khi đánh giá bất cứ điều gì cũng không nên hời hợt. Cuộc sống này vô cùng phức tạp, để hiểu nó cần phải soi ngắm từ nhiều phía, nhiều góc cạnh. Bài học cho Phùng và Đầu cũng chính là những gì Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm đến các thế hệ bạn đọc.
Kết bài mẫu 15
Chiếc thuyền ngoài xa, với việc xây dựng tình huống truyện độc đáo, mới lạ, mang ý nghĩa khám phá, và cách trao ngòi bút cho nhân vật kể chuyện (nhân vật Phùng) đã để lại ấn tượng sâu đậm. Tác phẩm đã đem đến cho người đọc những chiêm nghiệm thú vị về cuộc đời, con người và cả nghệ thuật.
Kết bài mẫu 16
Từ những phát hiện ấy mà Nguyễn Minh Châu còn hé mở và gieo vào lòng người đọc những nội dung mang tính triết lý hơn qua cảnh người đàn ông bạo hành những đứa trẻ nhỏ. Đó là một vấn đề rất đáng được quan tâm và là chi tiết đắt giá của toàn bài. Vấn đề bạo lực gia đình dường như vẫn còn nhen nhóm trong lòng tác giả. Thông qua tác phẩm, Nguyễn Minh Châu cũng thể hiện thông điệp của cuộc sống. tác giả lên án thói vũ phu, tàn bạo của người đàn ông và ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, lên tiếng bảo vệ cuộc sống tương lai cho những đứa trẻ khi phải sống trong cảnh bạo lực.
Kết bài mẫu 17
Như vậy, Chiếc thuyền ngoài xa đã gửi gắm một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cái nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.
Kết bài phân tích nhân vật Phùng
Kết bài phân tích nhân vật Phùng – Mẫu 1
Nhân vật Phùng là nhân vật không thể thiếu trong tác phẩm này của Nguyễn Minh Châu. Anh vừa là nhân vật tạo tình huống, vừa là nhân vật gắn kết các sự kiện với nhau, thể hiện thông điệp mà tác phẩm muốn gửi gắm. Là một người có tâm hồn chiến sĩ và nghệ sĩ, Phùng đã để lại nhiều ấn tượng tốt trong lòng người đọc.
Kết bài phân tích nhân vật Phùng – Mẫu 2
Truyện Chiếc thuyền ngoài xa qua những phát hiện của Phùng về vẻ đẹp của thiên nhiên, về sự thật cay đắng, đầy bi kịch, nghèo khổ của những con người lao động bằng nghề chài lưới, đã bộc lộ những lo lắng, trăn trở của nhà văn về nhân cách, đời sống con người, bộc lộ lòng thương cảm, trắc ẩn, trân trọng những vẻ đẹp trong tâm hồn người dân lao động. Truyện đậm chất tự sự, triết lý, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.
Kết bài phân tích nhân vật Phùng – Mẫu 3
Như vậy, giữa nghệ thuật và cuộc đời có một khoảng cách quá xa khiến người nghệ sĩ có sự ngộ nhận. Phải chăng qua tình huống này, nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn gửi tới người đọc một thông điệp sâu sắc. Để phản ánh đúng về bản chất của cuộc sống, con người. Người nghệ sĩ đích thực không thể đứng ngoài xa để quan sát mà phải sống gắn bó với hiện thực đời sống, phải nhìn nhận sự vật một cách đầy đủ, toàn diện. Mặt khác, muốn có được một bức ảnh nghệ thuật đẹp theo đúng nghĩa của nó thì trước hết phải làm cho cuộc sống đẹp đẽ, mới mẻ với những con người có tâm hồn trong sáng, tinh khôi.
Kết bài phân tích nhân vật Phùng – Mẫu 4
Đọc truyện ngắn, Phùng hiện ra cùng với những nét đẹp của một nghệ sĩ đam mê cái đẹp, yêu tha thiết sự công bằng. Qua câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện, anh nhận ra được nhiều điều về hiện thực cuộc sống và từ đó có những phát hiện mới mẻ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Cuộc đời và nghệ thuật có mối quan hệ gần gũi với nhau không tách rời nhau.
Kết bài phân tích nhân vật Phùng – Mẫu 5
Cuộc sống vốn vậy, vẫn đẹp tươi, vẫn êm ả, nhưng nếu không có tấm lòng để nhận ra những uẩn khúc số phận thì những vẻ đẹp như màu hồng hồng của ánh sương mai kia cũng trở nên vô nghĩa, người nghệ sĩ phải nhận ra sự thật ẩn khuất sau màn sương huyền ảo kia, phải tiếp cận sự thật để nhận ra ý nghĩa đích thực của cuộc sống và con người.
Kết bài phân tích nhân vật Phùng – Mẫu 6
Những thay đổi trong nhận thức của nhân vật Phùng là bước ngoặt quan trọng giúp nhà văn Nguyễn Minh Châu truyền tải thông điệp của mình. Thêm vào đó, đây cũng chính là sự củng cố cho bản thân nhà văn với tư duy văn học đầy mới mẻ của mình: “Văn học và đời sống là những đường tròn đồng tâm và tâm điểm chính là con người.”
Kết bài phân tích nhân vật Phùng – Mẫu 7
Tóm lại, nhân vật Phùng là người chứng kiến toàn bộ quá trình của câu chuyện, là một người lính ghét cái xấu hoành hành, và là người nghệ sĩ trân trọng cái đẹp chân thiện mỹ. Phùng còn một nhân vật mang thông điệp mà Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm đến độc giả. Đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời, bởi lẽ nghệ thuật chân chính luôn là cuộc đời và vì cuộc đời. Trước hết hãy là một nghệ sĩ biết rung động đối với những điều bình dị xuất phát từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống để từ đó xây dựng những giá trị nghệ thuật làm con người trở nên tốt đẹp hơn. “Sống đã rồi hãy viết hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân” (Nam Cao).
Kết bài phân tích nhân vật Đẩu
Kết bài phân tích nhân vật Đẩu – Mẫu 1
Thông qua tình huống truyện nhận thức, Nguyễn Minh Châu đã giúp chúng ta nhận ra nhiều bài học thông điệp có ý nghĩa sâu sắc. Không thể đơn giản, khi nhìn nhận về một vấn đề, đánh giá một hiện tượng. Người nghệ sĩ không thể đứng từ xa nhìn ngắm cuộc đời mà cần có những khám phá đi sâu, kéo sắt nghệ thuật gần với cuộc sống. Tình huống truyện đã góp phần tô đậm giá trị của tác phẩm.
Kết bài phân tích nhân vật Đẩu – Mẫu 2
Tuy không phải nhân vật trung tâm xuất hiện xuyên suốt tác phẩm, nhân vật Đẩu vẫn hiện lên với đầy đủ những hành động, suy nghĩ rất đẹp. Qua sự thức nhận của tâm hồn Đẩu, nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng gửi gắm những triết lý rất đời, rất thấm thía tới người đọc, để họ cùng nghĩ suy và chia sẻ với tác giả.
Kết bài phân tích hình tượng người đàn bà làng chài
Kết bài người đàn bà làng chài – Mẫu 1
Tóm lại, người vợ nhặt và người đàn bà hàng chài là hai nhân vật được xây dựng rất thành công của Kim Lân và Nguyễn Minh Châu. Tuy có nhiều điểm khác nhau trong phong cách nhưng với tinh thần nhân đạo cao cả, hai nhà văn đều khám phá và nâng niu trân trọng những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Qua hai tác phẩm, các tác giả còn cho chúng ta thêm tin tưởng vào sự bất diệt của những phẩm chất tốt đẹp trong con người dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Với tất cả giá trị về nội dung và nghệ thuật ấy, chắc chắn cả hai nhân vật cũng như tên tuổi của Kim Lân và Nguyễn Minh châu sẽ có sức sống lâu dài trong kho tàng văn học dân tộc.
Kết bài người đàn bà làng chài – Mẫu 2
Qua những nét khắc họa ấn tượng từ ngoại hình dáng vẻ đến cử chỉ, lời nói, hành động,…nhân vật người đàn bà hàng chài đã trở thành một biểu tượng đầy ám ảnh giúp Nguyễn Minh Châu thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc cho truyện ngắn. Đó là niềm cảm thương và nỗi lo âu cho số phận con người bất hạnh bị cầm tù trong đói nghèo, khốn khổ, bạo lực. Đồng thời thể hiện niềm tin yêu trân trọng những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn, tính cách những con người luôn sống cuộc sống lòng người nhân hậu, vị tha.
Kết bài người đàn bà làng chài – Mẫu 3
Gấp trang truyện lại người đọc còn mãi ám ảnh bởi những câu hỏi: Cuộc đời người đàn bà ấy rồi sẽ kết thúc ra sau? Những đứa con tội nghiệp của bà có được cuộc sống hạnh phúc? Đó là những vấn đề nhà văn vẫn chưa đưa ra lời giải đáp. Câu trả nằm trong cuộc sống, hành động của mỗi người chúng ta . Điều đó nói lên giá trị của tác phẩm và tầm vóc to lớn của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Kết bài người đàn bà làng chài – Mẫu 4
Qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, chỉ qua một nhân vật người đàn bà trong truyện mà người đọc như được nhìn thấy cuộc đời của biết bao nhiêu người phụ nữ Việt nam trong mọi thời đại. Tấm lưng bạc phếch, ánh mắt cam chịu hay nụ cười hạnh phúc khi nhìn những đứa con có lẽ sẽ còn ám ảnh rất lâu trong tâm trí độc giả. Tác giả đã gửi gắm không chỉ niềm cảm thương, xót xa cho số phận con người bị đánh đập, đói nghèo mà còn thể hiện niềm tự hào, trân trọng vì những vẻ đẹp tâm hồn không gì có thể làm lấm bùn, thui chột.
Kết bài người đàn bà làng chài – Mẫu 5
Nguyễn Minh Châu đã khắc họa thành công nhân vật người đàn bà hàng chài. Nhân vật này đã giúp bạn đọc cảm nhận được sự thấu hiểu, sự đồng cảm và tình thương mà tác giả dành cho nhân vật của mình. Qua đó, Nguyễn Minh Châu cũng phần nào khẳng định mình xứng đáng với vị trí là một trong những “người mở đường đầy tài hoa và tinh anh” (Nguyên Ngọc) trong công cuộc đổi mới nền văn học Việt Nam.
Kết bài người đàn bà làng chài – Mẫu 6
Qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa đã cho ta thấy sự đối lập, vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ. Chúng ta cần phải nhìn cuộc sống và tâm hồn đa diện, phải tìm kiếm, khám phá cái bản chất bên trong, từ vẻ bề ngoài của người đàn bà trong truyện yêu thương chồng con hi sinh cao cả.
Kết bài người đàn bà làng chài – Mẫu 7
Qua hình ảnh người đàn bà hàng chài trong truyện chiếc thuyền ngoài xa, chúng ta vẫn thấy thấp thoáng người phụ nữ Việt Nam, dù vẻ ngoài không đẹp nhưng bên trong là một phẩm chất cao quí, luôn nghĩ tới gia đình, sẵn sàng hi sinh mọi thứ để giữ gìn chăm sóc gia đình mình. Đồng thời tác phẩm đã phản ánh một điều, không nên có cái nhìn một chiều về con người và cuộc sống mà cần phải có cái nhìn bao quát và toàn diện hơn.
Kết bài người đàn bà làng chài – Mẫu 8
Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là một trong những tác phẩm xuất sắc phản ánh rất rõ bức tranh xã hội Việt Nam sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, tuy chiến tranh đã đi qua thế nhưng hậu quả nó để lại cho con người, cho mảnh đất quê hương thì còn mãi dai dẳng, chính cái đói, cái nghèo kiệt quệ đã khiến con người ta khốn khổ, tha hóa. Tuy nhiên không nhằm mục đích nhấn mạnh vào vấn đề này, mà chủ yếu Nguyễn Minh Châu muốn khai thác vẻ đẹp tâm hồn của những con người nhỏ bé, những khía cạnh đạo đức, từ đó dẫn ra những quan điểm mới về cách nhìn nhận cuộc đời, cách cảm nhận những vẻ đẹp chân chính mà ở đây là hình ảnh người đàn bà làng chài với vẻ đẹp của tình mẹ, sự bao dung và thấu hiểu lý lẽ ở đời.
Kết bài người đàn bà làng chài – Mẫu 9
Với nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được hình ảnh nhân vật người đàn bà với đường nét thô kệch nhưng lại mang một vẻ đẹp rất đời, rất thực, ẩn sâu và khuất lấp giữa kiếp người nhọc nhằn, lam lũ. Một vẻ đẹp khiến lòng người quặn đau.
Kết bài người đàn bà làng chài – Mẫu 10
Tóm lại, cái sự thấu hiểu và câu chuyện mà Nguyễn Minh Châu tái hiện và khắc họa nên người đàn bà làng chài này vô cùng đặc sắc. Mà qua đó đã làm cho độc giả cũng như Phùng giác ngộ được nhiều chân lý mới về cuộc đời. Ta sẽ không hiểu thế nào là khổ đau, là chân thành, là vị tha của một người, một việc nào đó nếu ta không tiếp xúc với họ. Những điều tưởng chừng vô lý nhưng lại trở nên hợp tình hợp lí khi ta cố gắng và tiếp xúc với nó. Hơn thế nữa, giá trị của một con người có cao hay thấp không phụ thuộc vào tri thức mà là nhân cách. Nguyễn Minh Châu thông qua nhân vật này đã đưa ra những chân lý của cuộc đời khiến chúng ta phải suy nghĩ.
Kết bài người đàn bà làng chài – Mẫu 11
Tóm lại, nhân vật người đàn bà hàng chài là một người mẹ giàu đức hi sinh và thấu hiểu lẽ đời. Một phụ nữ vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống của người Á Đông là biết nhẫn nhịn, biết hi sinh bản thân vì gia đình, chồng con. Qua nhân vật người đàn bà hàng chài, tác giả muốn gửi đến người đọc những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời, về nghệ thuật. “Chiếc thuyền ngoài xa” mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống con người. Đó là cái nhìn đa chiều , ở các cự li khác nhau, để phát hiện ra bản chất sau vẻ ngoài của cuộc sống và con người. Phải chăng sau câu chuyện rất buồn này,trái tim nhân hậu của Nguyễn Minh Châu vẫn ấm áp niềm tin yêu cuốc ông, trân trọng vẻ đẹp của tuổi thơ, của tình mẫu tử , sự can đảm và tấm lòng bao dung của người phụ nữ? Đó không phải là vẻ đẹp chói chang, hào hùng mà là những hạt ngọc khuất lấp, lẫn trong cái lấm láp, lam lũ của đời thường.
Kết bài phân tích tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm
Kết bài tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm – Mẫu 1
Như vậy, chỉ một chi tiết“tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm”, nhà văn Nguyễn Minh Châu không chỉ khép lại, đặt dấu chấm cho một câu chuyện mà còn tổng kết được những giá trị tư tưởng, gợi mở ra những suy tư, chiêm nghiệm nơi độc giả.
Kết bài tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm – Mẫu 2
Khép lại tác phẩm, chính bức ảnh ấy lại làm anh không dứt khỏi những ưu tư, vỡ ra bao nhiêu nhận thức. Chi tiết bức ảnh đã trở thành một cấu tứ cho truyện ngắn này. Riêng tôi vẫn tự đặt câu hỏi: Nếu được chụp lại bức ảnh Phùng sẽ chụp như thế nào? Điều đó hẳn cũng có nhiều thú vị!
Kết bài tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm – Mẫu 3
Tóm lại, qua đoạn kết, phải chăng Nguyễn Minh Châu muốn nói Chiếc thuyền ngoài xa chính là vẻ đẹp của ước mơ, của lí tưởng mà người nghệ sĩ luôn khát khao vươn tới. Nhưng để cho nó có máu thịt của cuộc sống, người nghệ sĩ khi thể hiện nó cần có một tấm lòng trân trọng, cảm thông. Nó là nỗi dằn vặt, đau đáu khi người nghệ sĩ cảm thấy mình chưa thể hiện được hết điều muốn nói.
Kết bài tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm – Mẫu 4
Kết thúc câu chuyện, Nguyễn Minh Châu đã như đóng một dấu ấn vào trong lòng người đọc bằng những hình ảnh thật đẹp và những triết lý của cuộc sống. Cuộc sống không chỉ toàn là một màu hồng, sống trong đời cần phải biết mở rộng tầm mắt ra muôn nơi, ngừng than phiền về cuộc sống và phải biết cố gắng, phấn đấu và trở thành những con người tốt đẹp hơn.
Kết bài tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm – Mẫu 5
Như vậy, chỉ một chi tiết “tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm”, nhà văn Nguyễn Minh Châu không chỉ khép lại, đặt dấu chấm cho một câu chuyện mà còn tổng kết được những giá trị tư tưởng, gợi mở ra những suy tư, chiêm nghiệm nơi độc giả.
Kết bài tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm – Mẫu 6
Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch là biểu tượng của nghệ thuật chân chính. Nghệ thuật chân chính không thể tách rời cuộc sống. Nghệ thuật chính là cuộc đời và phải vì cuộc đời. Như nhà văn Vũ trọng phụng đã từng phát biểu khi đáp lại quan điểm của nhóm lãng mạn: nghệ thuật phải là sự thật ở đời.
Kết bài tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm – Mẫu 7
Bằng những nỗ lực của bản thân, Nguyễn Minh Châu đã khắc họa các nhân vật cũng như những triết lí nhân sinh thật rõ nét và sắc sảo. Với lối kết cấu vòng tròn: mở đầu là đi tìm ảnh, kết thúc là ngắm nhìn ảnh mà ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm nhằm nhấn mạnh tính triết lí của truyện nhà văn đã đưa đến cho độc giả nhiều trải nghiệm thú vị. Giọng văn trầm lắng, suy tư, nhiều dư vị, nhiều liên tưởng bất ngờ.
Kết bài phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng
Kết bài mẫu 1
Những phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng rất độc đáo, qua đó truyền tải những bức thông điệp của nhà văn. Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng phát biểu:”Sáng tác văn học là quá trình đi tìm hạt ngọc ẩn sâu bên trong tâm hồn người”. Thông điệp phát đi từ hình tượng “Chiếc thuyền ngoài xa” qua những phát hiện của nghệ sĩ Phùng là sự bổ sung hết sức thuyết phục cho thông điệp đó.
Kết bài mẫu 2
Thông qua hai phát hiện của nhân vật Phùng, tác giả Nguyễn Minh Châu đã đặt ra mối trăn trở về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa người nghệ sĩ và người dân. Qua truyện ngắn tác giả cũng đặt ra trách nhiệm của người nghệ sĩ: trước khi người nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp thì hãy học cách thấu hiểu, đồng cảm, yêu thương đối với con người.
Kết bài mẫu 3
Như vậy, qua hai phát hiện của nhân vật Phùng, ta đã thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa nghệ thuật và cuộc sống mà chiếc thuyền chính là hiện thân. Nghệ thuật phải về gần với cuộc sống, ngược lại cuộc sống là chất liệu, nguồn cung cấp cái đẹp cho nghệ thuật, để rồi nghệ thuật quay trở lại làm đẹp cho cuộc đời.
Kết bài mẫu 4
Qua đây, Nguyễn Minh Châu muốn gửi đến người đọc những suy ngẫm hết sức sâu sắc: mỗi chúng ta và nhất là người nghệ sĩ không nên đơn giản sơ lược để mà nhìn nhận cuộc sống bởi cuộc sống rất đa dạng và phức tạp. Nó không chỉ có những vẻ đẹp như mơ và còn có cả những điều xấu xa, độc ác. Trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp thì hãy là một con người biết yêu ghét, vui buồn trước mọi lẽ thường tình, biết hành động để xứng đáng là một con người.
Kết bài mẫu 5
Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu mang đến cho người đọc một bài học triết lí về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: cuộc sống thật phức tạp, đa chiều, đòi hỏi mỗi người cần có cái nhìn toàn diện, phát hiện ra bản chất sau bề ngoài hiện tượng. Đối với người nghệ sĩ, chuyến đi thực tế đã cho Phùng một bài học đúng đắn: chiếc thuyền nghệ thuật, chiếc thuyền mộng mơ thì ở ngoài xa, nhưng sự thật cuộc đời trong chiếc thuyền cụ thể lại rất gần. Đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời, bởi lẽ nghệ thuật chân chính là nghệ thuật phục vụ con người, vì cuộc đời. Trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy là một con người biết yêu ghét, buồn vui trước mọi lẽ đời. Biết hành động để có cuộc sống xứng đáng với con người, chứ không chỉ biết săn đuổi một thứ nghệ thuật cao siêu, thuần tuý.
Kết bài mẫu 6
Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống, dũng cảm thể hiện những góc khuất của cuộc đời ngay trong chế độ xã hội tốt đẹp của chúng ta. Đúng như lời của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã nói: “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thể hiện một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: Mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người. Cần một cách nhìn đa dạng nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng. Đồng thời tác phẩm in đậm phong cách tự sự – triết lí của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Kết bài mẫu 7
Qua đây cho chúng ta thấy được sự nghiêm túc với nghề, trái tim ấm nóng luôn yêu thương và thấu hiểu con người của tác giả Nguyễn Minh Châu. Đó là “quá trình đi tìm hạt ngọc ẩn sâu bên trong tâm hồn người” của ông, với những trăn trở sâu sắc về cuộc đời và con người, về ý nghĩa của nghệ thuật chân chính. Tác giả Nguyễn Minh Châu xứng đáng là “người mở đường tinh anh và tài năng của văn học Việt Nam thời kì đổi mới”.
Kết bài nghị luận nạn bạo hành gia đình trong Chiếc thuyền ngoài xa
Kết bài mẫu 1
Có thể nói, Nguyễn Minh Châu là nhà văn không ngừng trăn trở về số phận nhân dân và trách nhiệm của nhà văn. Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa đã đặt ra một vấn đề nghiêm trọng trong xã hội: nạn bạo hành gia đình. Tác phẩm chính là tiếng chuông cảnh tỉnh cho mỗi người trong chúng ta, để cùng nhau xóa bỏ nạn bạo hành gia đình.
Kết bài mẫu 2
Rõ ràng loài người đã nhận thức rất đúng đắn về hậu quả của bạo lực gia đình trong gia đình nói riêng và trong xã hội nói chung. Tôi thoáng nghĩ, giá như các ban ngành đoàn thể, các cấp chính quyền trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu quan tâm sát sao, đúng mực với vấn đề này, thì có lẽ câu chuyện về người đàn bà hàng chài năm ấy sẽ không còn nữa. Liệu rằng người đàn bà đó dám đứng lên, đấu tranh vì quyền lợi của mình, thì mọi chuyện sẽ thế nào? Người ta thường nghĩ những đề tài về bạo lực gia đình thì không nên bàn tới nhiều, vì nó thường liên quan tới bạo lực, làm tổn thương và ảnh hưởng tình cảm của người đọc. Nhưng nếu như thế, nếu không ai lên tiếng, thì bạo hành trong gia đình bao giờ mới được dập tắt! Các bạn nghĩ sao về điều này?
Kết bài mẫu 3
Dường như nhìn được thời cuộc, Nguyễn Minh Châu đã đặt ra một vấn đề mà cả thời của ông lẫn thời nay đều đang xảy ra. Truyện đã phản ánh phần nào về thực trạng nạn bạo hành diễn ra. Đó là một điều đau xót và là những cái nhọt của xã hội. Mỗi cá nhân cần có cách sống phù hợp và tiến bộ, có ý thức trách nhiệm để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh và phát triển, sẽ không còn dòng chữ nào phải lên tiếng để đấu tranh cho quyền của con người và chống nạn bạo hành trong xã hội.
Kết bài mẫu 4
“Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu để lại biết bao bài học cho mỗi người. Câu chuyện về cuộc đời người đàn bà hàng chài mở ra cho mỗi chúng ta những suy nghĩ đau đáu về cuộc đời và hạnh phúc của mỗi thành viên trong gia đình. Bạo hành trong gia đình – vấn đề nhức nhối của mỗi cộng đồng, mỗi đất nước liệu có bao giờ kết thúc? Câu trả lời nằm ở mỗi chúng ta – những chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi tin rằng chúng ta sẽ là những thế hệ mang đủ niềm tin, nghị lực và ý chí để cùng nhau xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp hơn. Hạnh phúc gia đình là động lực cho sự thành công của mỗi con người, là sự thịnh vượng của mỗi xã hội, là bằng chứng văn minh cho sự tiến bộ của loài người.
Kết bài mẫu 5
Bởi vậy khi nhận thức đúng đắn về hậu quả của bạo lực gia đình, chúng ta cần có những biện pháp cụ thể, quyết liệt để bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em:xã hội cần quan tâm đến việc xóa đói giảm nghèo, giáo dục tuyên truyền về bình đẳng giới, có những qui định, chế tài về việc gây bạo hành nâng cao nhận thức của xã hội đối với nạn bạo hành. Chúng ta có những hành động việc làm kịp thời để ngăn chặn nạn bạo hành và giúp đỡ những nạn nhân đúng lúc.
Kết bài những nghịch lý trong Chiếc thuyền ngoài xa
Kết bài mẫu 1
Tóm lại nhà văn Nguyễn Minh Châu đã xây dựng thành công những nghịch trong tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa. Qua đó nhà văn muốn thể hiện tất cả những sự vật hiện tượng xung quanh cuộc sống của chúng ta đều tồn tại những mặt đối lập. Những mặt ấy bổ sung cho nhau. Thế nên chúng ta không nên nhìn sự vật hiện tượng hay con người một chiều, phiếm diện. Đối với cuộc sống phức tạp này cần có cái nhìn đa chiều để đánh giá đúng nhất về bản chất của sự vật hiện tượng con người đó.
Kết bài mẫu 2
Câu chuyện giúp Đẩu, Phùng và cả người đọc chúng ta hiểu rằng: Không thể nhìn sự vật, hiện tượng trong cuộc sống một cách đơn giản, dễ dãi. Nếu nhìn đơn giản, chỉ cần yêu cầu người đàn bà bỏ chồng là xong. Nếu nhìn thấu suốt vấn đề sẽ thấy suy nghĩ và cách xử sự của người đàn bà hàng chài là không thể khác được.
Kết bài mẫu 3
Nghịch lý cuộc đời là ở chỗ ngay sau khi nhà nghệ sĩ “săn tìm” được cái đẹp trong cảnh vật để sáng tạo ra cái đẹp nghệ thuật kia, thì anh ta đã phải chứng kiến một cảnh đời cay cực, ngang trái mà không một người bình thường nào có thể ngoảnh mặt làm ngơ, nói chi đến nghệ sĩ vốn được coi là những con người đa cảm, đa mang!
Kết bài giá trị nhân đạo trong Chiếc thuyền ngoài xa
Mở bài mẫu 1
Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa giúp chúng ta hiểu hơn tâm hồn con trẻ, cũng như trách nhiệm đối với chúng; hiểu rõ hơn những nhọc nhằn, đắng cay, được mất của con người, giữa cuộc đời đầy rẫy những đổi thay, để chúng ta nhận biết, quí trọng, nâng niu lòng nhân ái, luôn vươn tới cái đẹp, giữ vững niềm tin vào cuộc sống, vững bước đi trong cuộc đời. Một cảm hứng chủ đạo giúp Nguyễn Minh Châu viết được những trang văn hay nhất mang đầy giá trị nhân đạo sâu sắc.
Mở bài mẫu 2
Tóm lại, tinh thần nhân đạo trong “Chiếc thuyền ngoài xa” chính là tấm lòng yêu thương, thông cảm, băn khoăn , trăn trở của Nguyễn Minh Châu trong việc phát hiện đời sống và con người ở bình diện đạo đức thế sự. Qua đó tác phẩm thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai : Văn học nghệ thuật phải gắn bó với cuộc sống, phải vì con người…Quan niệm ấy đã khiến tác phẩm của Nguyễn Minh Châu ở giai đoạn này giàu nhân bản. Đọc tác phẩm của ông, người ta đau đớn, day dứt về thân phận con người và cùng tràn đầy khát vọng làm người cao đẹp.
Mở bài mẫu 3
Thông qua tác phẩm của mình nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn thể hiện sự đồng cảm của mình với nhân vật người phụ nữ. Đồng thời khẳng định chân lý văn học phải gắn bó và sống cuộc sống của con người. Quan niệm tư tưởng này của Nguyễn Minh Châu thể hiện cái nhìn vô cùng tích cực của nhà văn với thời cuộc và cuộc sống con người.