Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn về lòng tự trọng gồm 17 mẫu cực hay kèm theo gợi ý cách viết rất chi tiết. Với đoạn văn về lòng tự trọng siêu hay dưới đây được viết rất rõ ràng, sẽ giúp các bạn nhanh chóng nắm bắt kiến thức hơn và cũng tiết kiệm thời gian cho việc tìm kiếm.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng (Dàn ý + 17 Mẫu)
TOP 17 Đoạn văn về lòng tự trọng được biên soạn kỹ lưỡng, chất lượng cao. Qua đó các em hiểu rõ được lòng tự trọng là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có để hoàn thiện bản thân mình. Đồng thời khi gặp những dạng bài tương tự các em học sinh sẽ dễ dàng xác định dạng bài và cách triển khai chính xác. Bên cạnh đó các em xem thêm đoạn văn suy nghĩ của em về trách nhiệm đối với cha mẹ, đoạn văn nghị luận về tình bạn.
Viết đoạn văn về lòng tự trọng siêu hay
Dàn ý viết đoạn văn về lòng tự trọng
I. Mở đoạn
– Dẫn dắt vấn đề: Bản thân mỗi người không ai hoàn hảo một cách tuyệt đối, tuy nhiên luôn hướng tới những phẩm chất tốt đẹp là cách để mỗi người hoàn thiện nhân cách
II. Thân đoạn
1. Giải thích lòng tự trọng là gì và tại sao phải có lòng tự trọng?
– Tự trọng: Là ý thức được bản thân, coi trọng danh dự, phẩm giá của chính mình. Tự trọng là biết mình biết mình biết người, không gây ra những việc làm xấu xa khiến bản thân hổ thẹn
– Tại sao cần phải có lòng tự trọng?
- Tự trọng giúp bản thân mỗi người nhìn nhận đúng cái sai, những điểm chưa hoàn thiện
- Tự trọng giúp chúng ta thành công trong học tập và công việc bởi: Người tự trọng sẽ làm việc bằng thực lực của chính bản thân mình
- Tự trọng giúp chúng ta sống đẹp sống có ích ⇒ Xã hội lành mạnh hơn
2. Biểu hiện của những người có lòng tự trọng
- Lòng tự trọng thể hiện ở việc con người cố gắng làm bài tập về nhà bằng chính khả năng của mình, không coi cóp, gian lận
- Tự trọng là khi chúng ta sống và làm việc một cách nghiêm túc không để bị nhắc nhở, phàn nàn
- Tự trọng là khi nhận ra cái sai của mình và lắng nghe những lời góp ý để sửa chữa một cách vui vẻ, chân thành, cởi m
3. Bàn luận mở rộng
– Bên cạnh những con người giàu lòng tự trọng, vẫn tồn tại những người đánh mất lòng tự trọng của bản thân:
- Làm những việc trái đạo lí, vô lương tâm
- Nói năng ứng xử thiếu văn hóa
- Học sinh vô lễ với thầy cô
III. Kết đoạn
– Khẳng định lại vấn đề: Lòng tự trọng là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có để hoàn thiện bản thân mình
Đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng
Người xưa thường nói: “Đói cho sạch rách cho thơm”, “Chết đứng còn hơn sống quỳ” để giáo dục con người về phải giữ gìn phẩm giá trong bất kì hoàn cảnh nào. Điều ấy quả thực rất đúng đắn bởi tự trọng là phẩm chất cao đẹp mà mỗi người cần có. Vậy tự trọng là gì? Suy cho cùng, tự trọng chính là ý thức được giá trị bản thân, biết đề cao phẩm giá của mình. Tự trọng được biểu hiện ở rất nhiều khía cạnh trong đời sống như sống có kỷ luật, tự giác hoàn thành những công việc của mình mà không cần người khác nhắc nhở, thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm và ưu điểm của bản thân, không làm những việc trái với lương tâm. Tự trọng mang lại rất nhiều giá trị thiết thực cho mỗi con người. Có lòng tự trọng, con người có được kim chỉ nam giúp ta đi đúng hướng, trung thành với mục tiêu đã đề ra. Tự trọng giúp con người đứng vững trước những thử thách chông gai, không sợ đánh mất bản thân khi đối mặt với cám dỗ. Không chỉ vậy, tự trọng còn giúp con người hoàn thiện bản thân, biết cách nhìn nhận và đánh giá bản thân một cách đúng đắn. Nhờ có tự trọng mà chúng ta được bồi đắp thêm nhiều phẩm chất như: dũng cảm, trung thực, chăm chỉ. Bên cạnh đó, lòng tự trọng còn khiến ta biết cách sống chủ động, dựa vào chính sức lực của mình. Từ đó, con người đạt được thành công bởi những giá trị sống được tạo ra là năng lực của bản thân luôn vững bền hơn những điều trông chờ từ người khác. Người có lòng tự trọng cũng là người biết tôn trọng người khác, nhờ vậy mà nhận được sự tin tưởng, yêu mến từ mọi người và trở thành công dân tốt cho xã hội. Câu chuyện về Trần Bình Trọng với câu nói: “Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” chính là một ví dụ cho lòng tự trọng. Hiện nay, vẫn có những kẻ sống ỷ lại, sẵn sàng bán rẻ lương tâm, dễ bị thao túng bởi vật chất nên rất đáng lên án. Lòng tự trọng là một đức tính quý báu. Mỗi người hãy trau dồi đức tính ấy ngay trong đời sống hằng ngày.
Viết đoạn văn về lòng tự trọng ngắn
Mỗi người sinh ra có một nét tính cách riêng, một đặc trưng riêng. Không ai là hoàn hảo và không ai là giống ai cả. Hãy giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp cũng như luôn là chính mình bằng cách rèn luyện cho mình lòng tự trọng. Lòng tự trọng là ý thức và tình cảm của cá nhân tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm của chính mình, không cố thay đổi mình theo một hình mẫu nào khác. Lòng tự trọng là một phẩm chất vô cùng quan trọng góp phần tạo nên giá trị của con người; khích lệ con người vươn tới những điều tốt đẹp, có khả năng khơi dậy những khả năng kì diệu của con người. Người có lòng tự trọng sẽ được mọi người xung quanh yêu quý, tôn trọng. Họ là những người luôn tự nguyện thực hiện nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; quyết không làm những việc xấu, chỉ hưởng những gì mình xứng đáng được hưởng; sống trung thực; biết tôn trọng pháp luật và biết kiềm chế những nhu cầu và ham muốn thấp kém, những phản ứng có tính chất bản năng của bản thân để tránh sa đọa. Nếu một xã hội có nhiều người có lòng tự trọng sẽ tạo nên một xã hội phát triển lành mạnh và toàn diện. Tuy nhiên, trong cuộc sống, bên cạnh những người giàu lòng tự trọng còn có nhiều người có biểu hiện thiếu tự trọng như nói tục chửi bậy, không trung thực trong thi cử, không tôn trọng pháp luật… Sự thiếu tự trọng làm cho con người mất đi những giá trị đạo đức khác, đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt trong đời sống xã hội. Là người học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi chúng ta cần biết rèn luyện, nghiêm khắc với bản thân để bồi dưỡng lòng tự trọng và gạt bỏ tính tự ái. Bên cạnh đó ta cũng cần tôn trọng, không xúc phạm đến lòng tự trọng của người khác và phải luôn phấn đấu học tập để vươn đến thành công. Ai cũng muốn mình được tôn trọng. Không ai muốn mình bị người khác coi thường. Bạn phải là người đầu tiên tôn trọng giá trị bản thân mình và hoàn thiện nó thì người khác mới có thể công nhận và tôn trọng bạn.
Viết đoạn văn 200 chữ về lòng tự trọng
Lòng tự trọng là phẩm chất đạo đức cần có trong mỗi con người. Lòng tự trọng chính là tự ý thức được suy nghĩ, hành động của bản thân mình có phù hợp với xã hội với thước đo nhân cách hay không. Tự trọng còn là việc tự biết được giá trị bản thân mình để không làm những việc xấu hổ với lương tâm. Có lòng tự trọng con người sẽ luôn luôn trau dồi bản thân, hoàn thiện nhân cách. Nếu chúng ta ý thức được điều này mà cố gắng hoàn thiện bản thân mình thì chắc chắn sẽ trở thành người tốt, được mọi người yêu quý, kính trọng. Trong cuộc sống lòng tự trọng thể hiện ở những việc nhỏ nhất như: không quay cóp trong thi cử, luôn tự giác ý thức trong việc học và sống theo phương châm “ đói cho sạch rách cho thơm”. Sống tự trọng mỗi người sẽ cảm nhận cuộc sống theo chiều hướng tích cực hơn. Con người cũng vì thế mà hướng thiện, luôn làm những điều tốt đẹp cho xã hội, cho những người xung quanh.Tuy nhiên trong xã hội tồn tại không ít những người đánh mất lòng tự trọng làm những việc trái với đạo đức, với lương tâm như: gian lận, sống kiếp sống tầm gửi, gian dối. Biết bao nhiêu vụ án bắt nguồn từ sự sống vội sống cẩu thả, coi thường đạo đức. Lê Văn Luyện dù có sống bao nhiêu năm trong tù cũng không tìm lại được sự thanh thản trong tâm hồn khi giết chết cả gia đình trẻ để cướp của. Các bạn trẻ tìm mọi cách để nổi tiếng, thậm chí bán rẻ cả nhân cách của mình. Là thế hệ trẻ chủ nhân của đất nước cần ý thức được lòng tự trọng của mình và cố gắng giữ gìn, phát huy nó để hoàn thiện nhân cách trở thành người công dân có ích cho xã hội. Trong xã hội hiện nay, lòng tự trọng luôn là thước đo để đánh giá nhân cách con người. vì thế chúng ta cần sống thật, sống có giá trị.
Viết đoạn văn về lòng tự trọng
Đoạn văn mẫu 1
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc khó khăn và vấp ngã, để bước qua những khó khăn ấy và đi tiếp trên con đường của mình, chúng ta cần phải rèn luyện cho mình nhiều đức tính tốt đẹp để đương đầu với những sóng gió phía trước. Một trong những đức tốt đẹp mà chúng ta cần có chính là tự trọng. Vậy thế nào là tự trọng? Tự trọng là việc mỗi chúng ta tự ý thức được những giá trị tốt đẹp của bản thân; coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự đó và phát triển nó ngày càng tốt đẹp hơn. Mỗi con người ai cũng có những thế mạnh riêng, những phẩm chất tốt đẹp riêng của bản thân mình. Khi chúng ta nhận biết và ý thức được những giá trị đó, chúng ta sẽ tận dụng tối đa được lợi thế của mình để trau dồi và phát triển mạnh mẽ hơn theo chiều hướng tích cực. Bên cạnh đó, người có lòng tự trọng sẽ là người có nhận thức và hành động đúng đắn, sống theo chiều hướng tích cực, góp phần giúp ích cho cuộc sống, cho xã hội và cho người khác. Tuy nhiên, tự trọng không đồng nghĩa với tự cao và tự phụ. Tự cao và tự phụ là thói xấu của con người còn tự trọng là phẩm chất tốt đẹp, nó khiến ta tự hào về những gì chúng ta đã có và thúc đẩy chúng ta tiến xa hơn. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức, ý thức được những giá trị của bản thân và tự trọng về nó. Lại có những người vì những lợi ích trước mắt của bản thân mà tự hạ thấp mình, đánh mất đi lòng tự trọng vốn có,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, phê phán. Tự trọng là một phẩm chất đáng quý mà mỗi con người cần rèn luyện. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.
Đoạn văn mẫu 2
Mỗi con người sinh ra đều có đặc điểm, cá tính và sứ mệnh riêng của mình. Không một ai là giống nhau, chính vì thế, chúng ta hãy hiểu được giá trị của bản thân mình và phát huy những thế mạnh của bản thân. Lòng tự trọng sẽ là đức tính căn bản và cần thiết để mỗi con người thực hiện điều đó. Tự trọng là việc mỗi chúng tự ý thức được những giá trị tốt đẹp của bản thân; coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự đó và phát triển nó ngày càng tốt đẹp hơn mà không chạy theo bất kì ai hay bất kì một chuẩn mực nào. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy. Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mối quan hệ xã hội ngày nay. Được xây dựng trên nền tảng là sự tôn trọng, các mối quan hệ sẽ vững bền hơn. Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức, ý thức được những giá trị của bản thân và tự trọng về nó. Lại có những người vì những lợi ích trước mắt của bản thân mà tự hạ thấp mình, đánh mất đi lòng tự trọng vốn có,… Bên cạnh đó lại có nhiều người có thói coi thường người khác,… những người này là biểu hiện của những mặt tiêu cực trong xã hội và cần phải thay đổi. Lòng tự trọng là thứ cơ bản và cần thiết đối với mỗi con người. Có lòng tự trọng, bạn mới có được sự tôn trọng của người khác đối với bản thân mình. Bạn phải là người đầu tiên tôn trọng giá trị bản thân mình. Ai ai cũng đều không hoàn hảo nhưng họ vẫn có những thứ để tự hào về con người của mình.
Đoạn văn mẫu 3
Tự trọng là gì? Tự trọng được xem là ý thức coi trọng giá trị, đức hạnh, phẩm chất, danh dự nhân phẩm của mỗi cá nhân. Nói rộng hơn là biết quý trọng chính bản thân không làm những việc làm sai lệch, việc xấu, việc ác làm ảnh hưởng đến giá trị hình ảnh của chính mình, cùng như làm ảnh hưởng đến cách nhìn nhận nhân cách không tốt của mọi người giành cho mình. Người có lòng tự trọng biết yêu thương bản thân và biết trân trọng bảo vệ chính mình không cho phép bất kỳ ai có quyền xâm hại đến phẩm giá, lòng tự tôn của bản thân. Ngược lại thì khi bản thân mình có lòng tự trọng thì chính mình cũng có ý thức, có trách nhiệm tôn trọng danh dự, nhân phẩm, giá trị của người khác không làm những điều không tốt ảnh hưởng đến họ. Xã hội ai cũng có ý thức về lòng tự trọng thì cuộc sống chúng ta sẽ dần tốt đẹp hơn, con người dần được hoàn thiện nhân cách theo hướng tích cực. Người có lòng tự trọng trước tiên phải có đạo đức, nhân phẩm cao đẹp và sống nhân hậu, luôn vì người khác, không tùy tiện đánh giá nhân cách của người khác. Người có lòng tự trọng thường rộng lượng không so đo, tính toán thiệt hơn, không nhỏ nhen ích kỷ ảnh hưởng đến nhân phẩm của mọi người xung quanh. Chúng ta hãy nhớ rằng tôn trọng bản thân cũng chính là tôn trọng mọi người xung quanh ta.
Đoạn văn mẫu 4
Theo từ điển Tiếng Việt, “tự trọng” là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, là ý thức coi trọng giá trị bản thân. Người có lòng “tự trọng” là người luôn biết bản thân mình là ai, mình sinh ra trên cuộc đời này để làm gì? Điều đó được biểu hiện ở chỗ, bạn biết bản thân mình có những điểm mạnh, điểm yếu nào từ đó bạn biết cách phát huy điểm mạnh và luôn cố gắng tìm cách khắc phục điểm yếu. Đối với lứa tuổi học sinh ở lứa tuổi từ 16 – 18, tâm lý luôn muốn được làm người lớn, muốn khẳng định bản thân mình thì việc tu dưỡng lòng “tự trọng” là vô cùng quan trọng. Để làm được điều đó, trước hết bạn cần cố gắng giữ gìn các phẩm chất đạo đức, luôn tôn trọng thầy cô và giữ mối quan hệ hòa nhã với bạn bè. Đặc biệt, bạn luôn phải trung thực với chính bản thân mình và những người xung quanh. Tuyệt đối không được quay cóp, gian lận trong khi làm bài kiểm tra, bởi nếu bị thầy cô phát hiện bạn đã tự mình đánh mất đi lòng tự trọng của chính mình.Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả. Người có lòng tự trọng sẽ biết cách hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người được nhiều người yêu mến. Để làm được điều đó, bản thân mỗi người phải luôn nỗ lực, phấn đấu trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Đoạn văn mẫu 5
Giá trị của con người không phải là được thể hiện ở ngoại hình, hay không chỉ đơn giản là trình độ học vấn, địa vị trong xã hội. Mà nó được thể hiện rõ nhất bằng lòng tự trọng của con người. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy. Lòng tự trọng đi liền với cái tôi cá nhân. Bởi mỗi người sẽ có những giá trị riêng của bản thân vì thế mà ai cũng có lòng tự trọng riêng ở mức độ nhất định. Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mối quan hệ xã hội ngày nay. Để bảo vệ được lòng tự trọng cũng như nhận thức rõ giá trị của bản thân, bạn không làm gì khác ngoài rèn luyện để giữ gìn và phát triển nhân cách trong sạch, đúng mực. Bạn phải học tập hàng ngày để hình thành nhân sinh quan đúng đắn cho bản thân mình. Có như vậy bạn mới có khả năng đánh giá đúng đắn những hành động mà mình làm. Nghiêm khắc với chính bản thân mình là cách tốt nhất để rèn luyện. Hãy rèn luyện sức khỏe, bản thân, học tập không ngừng, để giá trị con người ngày càng phát triển. Bổ sung kiến thức khoa học cũng như xã hội, giữ cho bản thân có một thái độ lạc quan và tích cực trong mọi tình huống, hòa nhã và tôn trọng người đối diện. Biết nhận lỗi và sửa sai lỗi lầm. Đừng để cái tôi cá nhân quá lớn lấn át lòng tự trọng. Hãy cư xử một cách văn minh, lịch sự, hòa nhã và tôn trọng người khác bởi cuộc sống là cho đi rồi lại nhận về. Lòng tự trọng là thứ cơ bản và cần thiết đối với mỗi con người. Có lòng tự trọng, bạn mới có được sự tôn trọng của người khác đối với bản thân mình.
Đoạn văn mẫu 6
Mỗi người đều có một đặc điểm, một giá trị riêng của mình. Chính vì thế chúng ta cần cố gắng phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để bản thân hoàn thiện hơn, nâng cao giá trị hơn và sống với lòng tự trọng để bảo vệ những giá trị đó. Lòng tự trọng là việc mỗi người nhận thức đúng đắn về giá trị của bản thân, biết phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của mình để phát triển được tốt hơn. Bên cạnh đó, lòng tự trọng còn là việc chúng ta tôn trọng nhân phẩm, giá trị con người của người khác. Lòng tự trọng là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có để sống tốt hơn. Lòng tự trọng là một phẩm chất vô cùng quan trọng góp phần tạo nên giá trị của con người; khích lệ con người hướng tới những điều tốt đẹp và nâng cao giá trị phẩm chất, con người của mình. Lòng tự trọng là phẩm chất đáng quý cần được đề cao trong xã hội và cần được xây dựng trong mỗi con người. Mỗi người cần biết rèn luyện, nghiêm khắc với bản thân để bồi dưỡng lòng tự trọng và phấn đấu học tập để vươn đến thành công. Người có lòng tự trọng luôn cố gắng sống đúng theo chuẩn mực đạo đức xã hội, có suy nghĩ, hành vi, lời nói đẹp đẽ để không làm tổn thương người khác cũng như để bản thân mình được tôn trọng. Tuy nhiên, trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người có biểu hiện thiếu tự trọng làm cho con người mất đi những giá trị đạo đức khác, đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt trong đời sống xã hội và dẫn đến những hành vi sai lầm… Những người này cần xem xét và thay đổi bản thân mình để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Người học sinh chúng ta cần rèn luyện lòng tự trọng bằng việc tích cực trau dồi bản thân, nâng cao giá trị bản thân, nỗ lực hết sức mình để có một cuộc sống tốt đẹp hơn, trở thành người công dân tốt cống hiến cho xã hội những giá trị cao cả. Hãy tỏa sáng rực rỡ trong chính cuộc sống của mình và đóng góp giúp nước nhà ngày càng bền đẹp, vững mạnh hơn.
Đoạn văn về lòng tự trọng
Đoạn văn mẫu 1
Chúng ta ai cũng cố gắng để hoàn thiện bản thân mình và tạo ra những giá trị tốt đẹp nhất cho bản thân. Khi chúng ta có được những giá trị đó, ta cần có thêm lòng tự trọng. Tự trọng là việc tự ý thức được những giá trị của bản thân; coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự đó và phát triển nó ngày càng tốt đẹp hơn. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy. Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả. Chính lòng tự trọng làm nên giá trị bản thân của mỗi người, giúp con người luôn hướng đến những chuẩn mực chung của xã hội, làm những điều tốt đẹp, suy nghĩ những điều thiện, những điều tích cực. Lòng tự trọng là một thước đo nhân cách của con người trong xã hội. Xã hội ngày càng văn mình và hiện đại thì lòng tự trọng của con người cũng phải càng lớn. Bên cạnh đó, trong xã hội vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức, ý thức được những giá trị của bản thân và tự trọng về nó. Lại có những người vì những lợi ích trước mắt của bản thân mà tự hạ thấp mình, đánh mất đi lòng tự trọng vốn có,… Là chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta hãy rèn luyện lòng tự trọng cho bản thân bằng cách học tập không ngừng, để giá trị con người ngày càng phát triển. Bổ sung kiến thức khoa học cũng như xã hội, giữ cho bản thân có một thái độ lạc quan và tích cực trong mọi tình huống, hòa nhã và tôn trọng người đối diện. Biết nhận lỗi và sửa sai lỗi lầm. Mỗi ngày rèn luyện bản thân một chút ta sẽ trở nên tích cực hơn, hoàn thiện hơn mỗi ngày, cống hiến được những điều tốt đẹp cho xã hội. Đừng để thời gian trôi qua lãng phí, hãy cố gắng ngay từ hôm nay.
Đoạn văn mẫu 2
Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Người có lòng tự trọng luôn biết tôn trọng bản thân và người khác, tích cực xây dựng những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, quyết liệt chống lại cái xấu, cái ác, bảo vệ công bằng và lẽ phải. Người có lòng tự trọng luôn hết lòng vì công việc, tôn trọng giờ giấc, trung thực với mọi người, đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu, hướng kết quả cao nhất trong công việc. Họ cũng sẵn sàng dám nhận ra lỗi sai của mình, sống trong sạch, thẳng thắn và có trách nhiệm cao trong công việc và trong ứng xử với mọi người. Ai cũng cần có lòng tự trọng. Chính lòng tự trọng tôn vinh vẻ đẹp nhân cách, khẳng định sức mạnh trí tuệ, cảm xúc và bản lĩnh hành động của con người. Cũng chính lòng tự trọng giúp ta phân biệt được giá trị của bản thân, nhận rõ thiện – ác và quan niệm về lí tưởng sống sâu sắc. Lòng tự trọng là một thước đo nhân cách của con người trong xã hội. Xã hội ngày càng văn mình và hiện đại thì lòng tự trọng của con người cũng phải càng lớn. Giá trị bản thân mỗi con người được làm nên từ lòng tự trọng, hướng con người tới những chuẩn mực chung của xã hội, giúp cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn. Dẫu có đói rách, miễn còn lòng tự trọng, chắc chắn một ngày nào đó, con người cũng vươn tới thành công.
Xem thêm: Nghị luận xã hội về lòng tự trọng
Đoạn văn mẫu 3
Lòng tự trọng là một trong những đức tính cao quý của con người, mà mỗi chúng ta đều cần phải có phẩm chất đó. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân và những người xung quanh ta. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Hằng ngày, ai cũng biểu hiện ra lòng tự trọng của mình. Khi chúng ta giao tiếp với người khác, khi chúng ta làm việc, chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Một người có lòng tự trọng được thể hiện qua cảm thấy có giá trị và được chấp nhận bởi những người khác, cảm thấy xứng đáng được đối xử công bằng, tôn trọng, chấp nhận và tôn trọng chính mình ngay cả khi bạn sai lầm, tin vào bản thân, dù có thể bạn không đạt tới thành công ngay từ lần đầu tiên. Ví dụ như khi học sinh đi thi không quay cóp, gian lận, luôn làm bài tập đầy đủ, vâng lời thầy cô,… Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả. Người có lòng tự trọng sẽ biết cách hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người được nhiều người yêu mến. Trái lại, với những người không có lòng tự trọng sẽ phải sống trong sự cô lập với xã hội vì không có các mối quan hệ. Vì vậy chúng ta cần phải coi trọng, giữ gìn phẩm cách, cư xử đàng hoàng, đúng mực, luôn làm tròn trách nhiệm được giao phó, không để người khác phải chê trách, nhắc nhở, rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cởi mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống.
Đoạn văn mẫu 4
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc khó khăn và vấp ngã, để bước qua những khó khăn ấy và đi tiếp trên con đường của mình, chúng ta cần phải rèn luyện cho mình nhiều đức tính tốt đẹp để đương đầu với những sóng gió phía trước. Một trong những đức tốt đẹp mà chúng ta cần có chính là tự trọng. Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy. Sống tự trọng là biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách, dám bênh vực lẽ phải dù có ảnh hưởng đến quyền lợi bản thân. Con người không có lòng tự trọng sẽ trở nên vị kỷ, hèn hạ, sống giả dối. Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức và hành động, giữa lời nói và việc làm. Một dân tộc có lòng tự trọng khẳng định được chỗ đứng của mình trên trường quốc tế, vị thế và tầm vóc của dân tộc đó cũng được nâng cao theo thời gian. Lòng tự trọng phải luôn đi kèm với tính khiêm nhường, từ tốn, biết người biết ta. Chính lòng tự trọng làm nên giá trị bản thân của mỗi người, giúp con người luôn hướng đến những chuẩn mực chung của xã hội, làm những điều tốt đẹp, suy nghĩ những điều thiện, những điều tích cực… Vì vậy mỗi con người cần bồi đắp cho mình cách sống tự trọng từ những việc làm nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên bên cạnh những con người giàu lòng tự trọng, biết ý thức về bản thân và về công việc thì còn không ít những kẻ thiếu lòng tự trọng. Hoặc có lòng tự trọng nhưng lòng tự trọng quá cao sinh ra tính tự ái, tự cao, tự kiêu. Những người này cần xem xét lại bản thân mình và sửa đổi theo chiều hướng tích cực. Chúng ta hãy sống với những nhận định đúng đắn, cố gắng vươn lên và đạt được những giá trị tốt đẹp cho bản thân cũng như xã hội.
Viết đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng
Đoạn văn mẫu 1
Tự trọng là một đức tính tốt đẹp của con người trong xã hội ngày nay. Hiểu một cách đơn giản lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Lòng tự trọng sẽ không là những thứ đi ngược với lương tâm con người. Đừng qui lòng tự trọng với tâm lý sĩ diện là một. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau và thể hiện những thái độ hoàn toàn khác nhau. Tâm lý sĩ diện thể hiện một thái độ tiêu cực còn lòng tự trọng thì ngược lại. Nó đem đến những tích cực nhất định. Lòng tự trọng đi liền với cái tôi cá nhân. Bởi mỗi người sẽ có những giá trị riêng của bản thân vì thế mà ai cũng có lòng tự trọng riêng ở mức độ nhất định. Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mối quan hệ xã hội ngày nay. Được xây dựng trên nền tảng là sự tôn trọng, các mối quan hệ sẽ vững bền hơn. Bạn không thể sống trong sự cô lập với xã hội vì thế không có các mối quan hệ, bạn sẽ không thể tồn tại được. Lòng tự trọng sẽ giúp bạn có được những mối quan hệ lâu dài. Không chỉ thế, lòng tự trọng còn là nội tâm, là lý trí để ngăn cản bạn làm những điều xấu, những hành vi đi ngược với đạo đức và lương tâm con người. Bởi có lòng tự trọng, bạn sẽ tìm cách để bảo vệ nó. Để bảo vệ nó bạn sẽ không để mình hành động theo bản năng mà luôn suy xét lợi, hại cũng như sự ảnh hưởng của nó. Hành động sau suy nghĩ sẽ là một cách tốt để bạn giảm đi những sai lầm không đáng có. Đó cũng là cách để ta bảo vệ lòng tự trọng của chính mình.
Đoạn văn mẫu 2
Nếu “Tự phụ” là một trong những thói xấu của người đời thì “Tự trọng” lại là một nét tính cách được coi là nền tảng để làm nên phẩm giá cao quý của một con người chân chính. Bởi ‘’tự trọng’’ là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình. Từ ngàn xưa, ông cha ta đã đặt danh dự lên hàng đầu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Tốt danh hơn lành áo”… Tính “tự trọng” không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của một quá trình được giáo dục và tự tu dưỡng lâu dài của mỗi cá nhân. Khi một học sinh không thuộc bài nhưng dứt khoát không quay cóp của bạn bên cạnh, không giở sách để chép, đó là “tự trọng”. Có lỗi, biết nhận và biết sửa lỗi, đó là “tự trọng”. Việc gì làm được thì cố gắng làm, không phiền lụy đến người khác, đó là “tự trọng’’. Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh, không bị khuất phục trước cường quyền, bạo lực; không bị mua chuộc bởi tiền tài, danh vọng, đó là “tự trọng”. Tóm lại, “tự trọng” là một đức tính đáng quý và nghiễm nhiên người có tính tự trọng sẽ được mọi người yêu mến và nể trọng. Song, cũng cần phê phán những kẻ thiếu tự trọng, vì một nguồn lợi cá nhân nào đó mà bán rẻ danh dự và tự chà đạp nhân phẩm của bản thân. Mỗi chúng ta hãy tự có trách nhiệm với danh dự của bản thân, bằng cách rèn luyện tính tự trọng – nền tảng làm nên phẩm giá của một con người chân chính.
Đoạn văn mẫu 3
Tự trọng là một trong những phẩm chất đạo đức của con người, mỗi chúng ta đều có những phẩm chất đó và cần phải có cách nhìn mới mẻ về lòng tự trọng và mối quan hệ đối nhân xử thế với mọi người xung quanh trong cuộc sống này. Tự trọng là một trong những phẩm chất đáng quý, đó là sự xấu hổ và là một chuẩn mực mà nằm trong giới hạn con người của họ, mỗi chúng ta đều có lòng tự trọng đó nhưng mức độ của mỗi người là khác nhau và điều đó biểu hiện được những phẩm chất trong một con người. Lòng tự trọng đôi khi được đánh giá cao, nhưng ngược lại một số người lại quá coi trọng lòng tự trọng của chính mình mà không chịu nghe người khác nói, như dân tộc ta đã có câu nhân hậu thù cần có lòng đồng cảm và sẻ chia đó cũng đã nhắc nhở những con người có lòng tự trọng quá cao cần xem xét và suy nghĩ lại những điều đó để có cách nhìn tốt và ý nghĩa hơn, cuộc sống của mỗi người đều được. Quan hệ giữa con người với con người đó được xem như cách đối nhân xử thế, cách ứng xử thái độ của con người được đánh giá vô cùng mạnh mẽ và nó có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của mỗi người chúng ta nên hiểu và có cái nhìn sâu sắc về vấn đề này, bởi nó vô cùng nhạy cảm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của mỗi chúng ta, những điều mà xã hội này cần và những điều đúng với chuẩn mực đạo đức mà xã hội này ban tặng cho chính mình. Cách ứng xử đó cần phải dựa trên một chuẩn mực đó được gọi là những chuẩn mực nằm trong giới hạn mà xã hội này cho phép, mỗi chúng ta nên rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cởi mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống.
Đoạn văn mẫu 4
Bạn sinh ra là gì và bạn sẽ là ai? Có khi nào bạn tự nhận thức đúng đắn giá trị của bản thân mình? Để trả lời được những câu hỏi đó thì trước hết bạn cần hiểu thế nào là lòng tự trọng. Tự trọng là việc mỗi người tự ý thức được những giá trị của bản thân; coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự đó và phát triển nó ngày càng tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, tự trọng còn là việc chúng ta biết bảo vệ bản thân, không cho người khác động chạm hoặc xúc phạm đến giá trị của mình. Người có lòng tự trọng là những người hiểu được giá trị của bản thân mình, biết mình là ai và cần gì. Luôn cố gắng hoàn thiện bản thân, theo đuổi, thực hiện mục tiêu, ước mơ của mình một cách nhiệt thành nhất. Người có lòng tự trọng cũng là người không bao giờ coi thường người khác, họ đối xử lịch sự, nhã nhặn với mọi người, luôn tôn trọng những người xung quanh. Lòng tự trọng có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc sống của con người: Lòng tự trọng khiến cho bản thân người đó tốt đẹp hơn. Người có lòng tự trọng sẽ là người có nhận thức và hành động đúng đắn, sống theo chiều hướng tích cực, góp phần giúp ích cho cuộc sống, cho xã hội và cho người khác. Tuy nhiên, tự trọng không đồng nghĩa với tự cao và tự phụ. Tự cao và tự phụ là thói xấu của con người còn tự trọng là phẩm chất tốt đẹp, nó khiến ta tự hào về những gì chúng ta đã có và thúc đẩy chúng ta tiến xa hơn. Trong xã hội vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức, ý thức được những giá trị của bản thân và tự trọng về nó. Lại có những người vì những lợi ích trước mắt của bản thân mà tự hạ thấp mình, đánh mất đi lòng tự trọng vốn có,… Những người này cần xem xét lại bản thân nếu muốn cuộc sống của mình tốt đẹp hơn. Mỗi chúng ta chỉ được sống một lần và quỹ thời gian có giới hạn, hãy giữ lấy cho mình lòng tự trọng và cố gắng hướng về phía trước.