Văn mẫu lớp 12: Ý nghĩa chi tiết khiêng bàn thờ má trong Những đứa con trong gia đình

Văn mẫu lớp 12: Ý nghĩa chi tiết khiêng bàn thờ má trong Những đứa con trong gia đình

Văn mẫu lớp 12: Ý nghĩa chi tiết khiêng bàn thờ má trong Những đứa con trong gia đình  mang đến 5 mẫu kèm theo 2 dàn ý chi tiết đầy đủ nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh nắm vững được kiến thức biết cách viết bài văn phân tích chi tiết nghệ thuật hay sáng tạo.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 12: Ý nghĩa chi tiết khiêng bàn thờ má trong Những đứa con trong gia đình

TOP 5 bài phân tích chi tiết khiêng bàn thờ má cực chất dưới đây sẽ là tài liệu thiết thực đối với các em trong quá trình học tập, tự học và tự đọc để nâng cao mở rộng vốn cảm nhận văn học của mình thêm phong phú, làm văn một cách sáng tạo. Các bạn hãy đọc kĩ từng đoạn văn, từng bài văn rồi suy nghĩ, tham khảo, chứ không sao chép một cách máy móc. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: phân tích nhân vật Chiến, tóm tắt Những đứa con trong gia đình.

Ý nghĩa chi tiết khiêng bàn thờ má hay nhất

    Dàn ý ý nghĩa chi tiết khiêng bàn thờ má

    I. Mở bài:

    – Giới thiệu về tác giả Nguyễn Thi và tác phẩm Những đứa con trong gia đình.

    – Trong truyện có rất nhiều chi tiết đắt giá, một trong số đó là chi tiết Việt và chị Chiến khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm.

    II. Thân bài

    1. Khái quát về tác phẩm Những đứa con trong gia đình

    – Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất và được Nguyễn Thi sáng tác vào giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ đang ở giai đoạn gay go ác liệt nhất.

    – Truyện kể về những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương cách mạng. Chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

    – Truyện kể về hai chị em Chiến – Việt, những đứa con trong một gia đình có nhiều mất mát, đau thương: cha bị Pháp chặt đầu hồi chín năm, mẹ vừa bị đại bác Mỹ bắn chết. Khi hai chị em Chiến và Việt trưởng thành, cả hai đều giành nhau đi tòng quân. Nhờ sự đồng tình của chú Năm, cả hai đều được nhập ngũ và lên đường ra trận.

    2. Ý nghĩa chi tiết khiêng bàn thờ má

    – Tóm tắt nội dung chính và dẫn dắt đến chi tiết:

    • Sau khi được chú Năm đồng ý, xin anh cán bộ tuyển quân ghi tên cho cả hai cùng đi tòng quân một đợt, hai chị em Chiến, Việt cắt đặt việc nhà gọn gàng chu đáo.
    • Buổi sáng ngày lên đường, hai chị em làm cơm cúng má. Chị Chiến vào bếp nấu cơm, Việt đi câu cá.
    • Cúng má và cơm nước xong, mấy chú cháu thu xếp đồ đạc dọn nhà. Hai chị em mỗi người một đầu khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm, băng tắt qua bãi đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác…

    – Ý nghĩa chi tiết:

    • Thể hiện tình yêu thương má sâu sắc và tình cảm chị em cảm động: Hai chị em Việt đã đem cho toàn bộ đồ đạc trong nhà, chỉ có bàn thờ má là nơi linh thiêng nhất thì đem gửi sang nhà chú Năm.
    • Thể hiện tình yêu nước gắn với lòng căm thù giặc: Bàn thờ của má chính là minh chứng cho mối thù của hai chị em. Chúng không chỉ là kẻ thù cướp nước mà còn là kẻ thù của gia đình Việt, cướp đi một gia đình đầy đủ và hạnh phúc.

    3. Đánh giá vai trò của chi tiết

    – Đây là một chi tiết quan trọng ấy làm cho mạch truyện trở nên thống nhất, tạo nên những chuyển biến trong cuộc đời của nhân vật và giữ vai trò chủ đạo làm nên ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm; thể hiện rõ phong cách của tác giả.

    III. Kết bài

    – Mặc dù truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” có nhiều chi tiết cảm động nhưng có lẽ đây là chi tiết cảm động nhất.

    – Chi tiết trên đã thể hiện được tư tưởng của nhà văn Nguyễn Thi.

    Ý nghĩa chi tiết khiêng bàn thờ má – Mẫu 1

    Trong câu chuyện “Những Đứa Con trong Gia Đình,” Nguyễn Thi không chỉ viết về một gia đình bình thường, mà còn về lòng trung hiếu và lòng yêu nước đang bùng cháy sôi nổi trong tâm hồn của những người con Việt Nam. Trong những dòng văn của ông, chi tiết việc chị em Chiến và Việt khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm không chỉ là một hành động thông thường, mà là biểu hiện sâu sắc của tình yêu quê hương và lòng trung hiếu không ngừng nghỉ.

    Khi họ nhẹ nhàng khiêng bàn thờ qua đồng cỏ, qua mảnh đất đã chứa đựng nhiều ký ức của má, chi tiết này không chỉ là sự chuyển giao vật chất, mà còn là sự kết nối linh hồn giữa thế hệ hiện tại với quá khứ và tương lai. Đó là sự kính trọng, lòng trung hiếu sâu sắc của hai chị em dành cho người mẹ đã ra đi, và cũng là sự thể hiện rõ nét của lòng yêu nước không giới hạn.

    Khi đọc về hình ảnh này, độc giả không chỉ nhìn thấy hình ảnh đẹp của một gia đình Việt Nam đoàn kết, mà còn cảm nhận được trách nhiệm lịch sử và lòng dũng cảm của những người con trẻ. Chi tiết này không chỉ làm cho câu chuyện thêm phần chân thực, mà còn khiến người đọc nhớ mãi và cảm thấy sâu sắc với tình yêu quê hương, lòng trung hiếu và lòng đoàn kết của nhân dân Việt Nam. Cuốn sổ gia đình trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, không chỉ là vật phẩm vật chất mà còn là biểu hiện của lòng trung hiếu và lòng yêu nước không ngừng nghỉ, là hình ảnh của sự gắn kết và hy sinh cho đất nước. Trong tác phẩm của Nguyễn Thi, chi tiết này không chỉ là một điểm nhấn, mà còn là nguồn động viên mãnh liệt, là nguồn cảm hứng không ngừng cho những người đọc, để họ hiểu rõ hơn về ý nghĩa sâu sắc của lòng yêu nước và lòng trung hiếu, để họ cảm thấy tự hào về dân tộc và quyết tâm tiếp bước trên con đường xây dựng đất nước. Chi tiết này không chỉ là phần nhỏ của câu chuyện, mà còn là trái tim, là linh hồn, là điểm nhấn tinh thần của “Những Đứa Con trong Gia Đình.”

    Ý nghĩa chi tiết khiêng bàn thờ má – Mẫu 2

    Nguyễn Thi là một trong những cây bút hàng đầu của nền văn học miền Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông phải kể đến truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”. Trong truyện, nhà văn đã xây dựng được nhiều chi tiết đắt giá, nhưng phải kể đến chi tiết chị em Việt khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm.

    Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” được hoàn thành vào tháng 2 năm 1966, trong những ngày chiến đấu chống Mĩ ác liệt, khi nhà văn công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng. Truyện kể về hai chị em Chiến và Việt, những đứa con trong một gia đình có nhiều mất mát, đau thương. Cha bị Pháp chặt đầu hồi chín năm, mẹ vừa bị đại bác Mỹ bắn chết. Khi hai chị em Chiến và Việt trưởng thành, cả hai đều giành nhau tòng quân. Được chú Năm đồng ý và thuyết phục anh cán bộ cho cả hai chị em ghi tên lên đường ra trận. Chi tiết chị em Chiến và Việt khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm xảy ra ở giữa câu chuyện. Buổi sáng ngày lên đường, hai chị em làm cơm cúng má. Chị Chiến vào bếp nấu cơm, Việt đi câu cá. Sau khi chuẩn cúng má và cơm nước xong xuôi, mấy chú cháu thu xếp đồ đạc dọn nhà. Hai chị em mỗi người một đầu khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm, băng tắt qua bãi đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác.

    Chỉ một chi tiết đơn giản nhưng lại thể hiện được nhiều ý nghĩa. Trong thể giới tinh thần của người Việt, họ luôn cho rằng sau khi con người mất đi sẽ rời khỏi chốn nhân gian để trở về với một thế giới khác. Quan niệm như vậy cho nên họ luôn cho rằng con người chết đi chỉ ở thể xác, còn linh hồn thì vẫn mãi tồn tại. Chính vì vậy, họ đã lập ra bàn thờ để thờ cúng những người đã mất. Bàn thờ đã trở thành nơi gặp gỡ giữa vong linh người đã khuất và những người còn sống. Đối với người dân Việt Nam, bàn thờ chính là một vật linh thiêng, thành kính luôn đặt ở nơi trang trọng nhất trong nhà. Trong buổi sáng trước ngày lên đường đi tòng quân vào chiến trường, hai chị em Chiến và Việt chuẩn bị thu dọn đồ đạc trong nhà, đem cho bà con hàng xóm. Chỉ có riêng bàn thờ là đem gửi sang nhờ chú Năm. Điều đó chứng tỏ, bàn thờ má chính là thứ quan trọng nhất đối với hai chị em cần phải nâng niu, trân trọng. Hai chị em dường như đang nói cùng má: “Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập, chúng con lại đưa má về”. Qua câu nói trên, chúng ta cảm thấy không còn chút ranh giới nào giữa người còn sống với người đã mất. Những đứa con đã nhìn thấy mẹ trở về trong chính tâm tưởng, dường như mẹ đang ở ngay đây, bên cạnh Việt và Chiến. Không chỉ vậy, chi tiết này còn khiến cho người đọc cảm nhận được niềm căm thù giặc sâu sắc của Việt. Chưa bao giờ Việt cảm nhận rõ lòng căm thù giặc như vậy. Mối thù ấy có thể sờ thấy được vì nó đang đè lên vai Việt. Nếu như không có chiến tranh bom đạn, có lẽ giờ này, má vẫn còn sống bên cạnh hai chị em. Việt vẫn còn được má xoa đầu, lấy cơm cho ăn. Nếu không có bom đạn của kẻ thù thì bây giờ đâu có bàn thờ của má trên vai. Khi cảm nhận được sức nặng của bàn thờ má cũng là lúc cảm nhận được sức nặng của mối thù sâu sắc. Đó không chỉ còn là mối thù cướp nước của chung cả dân tộc. Mà đó còn là mối thù giết cha, giết mẹ riêng của gia đình Việt. Và những đứa con như Chiến và Việt ý thức được trách nhiệm mà mình phải gánh vác, tham gia kháng chiến để đền nợ nước trả thù nhà. Chiếc bàn thờ của má được “ở tạm bên nhà chú” và đến khi “nước nhà độc lập con lại đưa má về”, đây là giai đoạn kháng chiến chống Mỹ ác liệt, nhưng Nguyễn Thi vẫn mang một niềm tin vào tương lai tất thắng của dân tộc.

    Như vậy, chi tiết trên rất quan trọng, làm cho mạch truyện trở nên thống nhất, tạo nên những chuyển biến trong cuộc đời của nhân vật và giữ vai trò chủ đạo làm nên ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm; thể hiện rõ phong cách của tác giả.

    Tóm lại, có thể thấy, chi tiết Việt và Chiến khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm không chỉ thể hiện được ý nghĩa tư tưởng của Nguyễn Thi mà còn đem đến sự xúc động trong tâm hồn người đọc.

    Ý nghĩa chi tiết khiêng bàn thờ má – Mẫu 3

    Nếu như màu sắc làm nên vẻ đẹp của một bức tranh, giai điệu làm nên cái hay của một bản nhạc thì chi tiết chính là yếu tố làm nên một tác phẩm văn học. Tuy nhiên không phải chi tiết nào cũng đắt giá. Trong “Những đứa con trong gia đình” thì chi tiết Chiến và Việt khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm lại là một chi tiết quan trọng.

    “Những đứa con trong gia đình” được Nguyễn Thi hoàn thành vào tháng 2 năm 1966, trong những ngày chiến đấu chống Mĩ ác liệt, khi nhà văn công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng. Nội dung chính của truyện kể về những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương cách mạng. Chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

    Nhân vật chính trong truyện là hai chị em Chiến và Việt, những đứa con trong một gia đình có nhiều mất mát, đau thương. Cha bị Pháp chặt đầu hồi chín năm, mẹ vừa bị đại bác Mỹ bắn chết. Khi hai chị em Chiến và Việt trưởng thành, cả hai đều giành nhau tòng quân. Nhờ sự đồng tình của chú Năm, cả hai đều được ghi tên mình trong danh sách nhập ngũ và chuẩn bị đến ngày hành quân tập kết ra trận. Chi tiết chị em Chiến và Việt khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm xảy ra ở giữa câu chuyện. Trong buổi sáng ngày lên đường, hai chị em làm cơm cúng má. Chị Chiến vào bếp nấu cơm, Việt đi câu cá. Sau khi cúng má và cơm nước xong xuôi, mấy chú cháu thu xếp đồ đạc dọn nhà. Hai chị em mỗi người một đầu khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm, băng tắt qua bãi đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác.

    Hình ảnh hai chị em khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm đã thể hiện được nhiều điều ý nghĩa. Đối với người Việt, họ luôn cho rằng sau khi con người mất đi sẽ rời khỏi chốn nhân gian để trở về với một thế giới khác. Quan niệm như vậy cho nên họ luôn cho rằng con người chết đi chỉ ở thể xác, còn linh hồn thì vẫn mãi tồn tại. Chính vì vậy, họ đã lập ra bàn thờ để thờ cúng những người đã mất. Bàn thờ đã trở thành nơi gặp gỡ giữa vong linh người đã khuất và những người còn sống. Đối với người dân Việt Nam, bàn thờ chính là một vật linh thiêng, thành kính luôn đặt vở nơi trang trọng nhất trong nhà. Trong buổi sáng trước ngày lên đường đi tòng quân vào chiến trường, hai chị em Chiến và Việt chuẩn bị thu dọn đồ đạc trong nhà, đem cho bà con hàng xóm. Chỉ có riêng bàn thờ là đem gửi sang nhờ chú Năm. Điều đó chứng tỏ, bàn thờ má chính là thứ quan trọng nhất đối với hai chị em nên cần phải nâng niu, trân trọng. Cả hai dường như đang nói cùng má: “Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập, chúng con lại đưa má về”. Qua câu nói trên, chúng ta cảm nhận không còn chút ranh giới nào giữa người còn sống với người đã mất. Những đứa con đã nhìn thấy mẹ trở về trong chính tâm tưởng, dường như mẹ đang ở ngay đây, bên cạnh Việt và Chiến. Không chỉ vậy, chi tiết này còn khiến cho người đọc cảm nhận được niềm căm thù giặc sâu sắc của Việt. Chưa bao giờ Việt cảm nhận rõ lòng căm thù giặc như vậy. Mối thù ấy có thể sờ thấy được vì nó đang đè lên vai Việt. Nếu như không có chiến tranh bom đạn, có lẽ giờ này, má vẫn còn sống bên cạnh hai chị em. Việt vẫn còn được má xoa đầu, lấy cơm cho ăn. Nếu không có bom đạn của kẻ thù thì bây giờ đâu có bàn thờ của má trên vai. Khi cảm nhận được sức nặng của bàn thờ má cũng là lúc cảm nhận được sức nặng của mối thù sâu sắc. Đó không chỉ còn là mối thù cướp nước của chung cả dân tộc. Mà đó còn là mối thù giết cha, giết mẹ riêng của gia đình Việt. Chiếc bàn thờ của má được “ở tạm bên nhà chú” và đến khi “nước nhà độc lập con lại đưa má về”, đây là giai đoạn kháng chiến chống Mỹ ác liệt, nhưng Nguyễn Thi vẫn mang một niềm tin vào tương lai tất thắng của dân tộc.

    Như vậy, chi tiết trên đã tạo nên một chuyển biển lớn trong trong cuộc đời của hai nhân vật. Từ nay, Chiến và Việt sẽ rời xa quê nhà, nơi gắn bó với những kỉ niệm tuổi thơ yên bình với những ngày tháng bên má. Để vào nơi chiến trường khốc liệt, đối đầu với mưa bom bão đạn, đối diện với cái chết và sự chia lìa. Nhưng không vì thế mà hai chị em trở nên sợ hãi. Chiếc bàn thờ của má cũng giống như má vẫn còn ở đây, bên hai chị em. Má sẽ trở thành động lực để chị em Việt vượt qua mọi khốc liệt nơi chiến trường.

    Qua phân tích trên, Nguyễn Thi quả thật đã xây dựng được một chi tiết đắt giá cho truyện Những đứa con trong gia đình.

    Ý nghĩa chi tiết khiêng bàn thờ má – Mẫu 4

    “Những đứa con trong gia đình” là một trong những trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong truyện, nhà văn Nguyễn Thi đã xây dựng được một chi tiết đắt giá – chi tiết Việt và Chiến khiêng bàn thờ má sang gửi nhờ nhà chú Năm.

    “Những đứa con trong gia đình” được Nguyễn Thi hoàn thành vào tháng 2 năm 1966, trong những ngày chiến đấu chống Mĩ ác liệt, khi nhà văn công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng. Nội dung chính của truyện kể về những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương cách mạng. Chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

    Nhân vật chính trong truyện là hai chị em Chiến và Việt, những đứa con trong một gia đình có nhiều mất mát, đau thương. Cha bị Pháp chặt đầu hồi chín năm, mẹ vừa bị đại bác Mỹ bắn chết. Khi hai chị em Chiến và Việt trưởng thành, cả hai đều tranh giành nhau việc ghi tên đi tòng quân. Nhờ sự đồng tình của chú Năm, chú đã thuyết phục anh cán bộ nên cả hai đều được ghi tên mình trong danh sách nhập ngũ và chuẩn bị đến ngày hành quân tập kết ra trận. Chi tiết chị em Chiến và Việt khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm xảy ra khoảng giữa câu chuyện. Trong buổi sáng ngày lên đường, hai chị em làm cơm cúng má. Chị Chiến vào bếp nấu cơm, Việt đi câu cá. Sau khi cúng má và cơm nước xong xuôi, mấy chú cháu thu xếp đồ đạc dọn nhà. Hai chị em mỗi người một đầu khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm, băng tắt qua bãi đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác.

    Đối với người Việt, họ luôn cho rằng sau khi con người mất đi sẽ rời khỏi chốn nhân gian để trở về với một thế giới khác. Quan niệm như vậy cho nên họ luôn cho rằng con người chết đi chỉ ở thể xác, còn linh hồn thì vẫn mãi tồn tại. Chính vì vậy, họ đã lập ra bàn thờ để thờ cúng những người đã mất. Bàn thờ đã trở thành nơi gặp gỡ giữa vong linh người đã khuất và những người còn sống. Đối với người dân Việt Nam, bàn thờ chính là một vật linh thiêng, thành kính luôn đặt vở nơi trang trọng nhất trong nhà. Trong buổi sáng trước ngày lên đường đi tòng quân vào chiến trường, hai chị em Chiến và Việt chuẩn bị thu dọn đồ đạc trong nhà, đem cho bà con hàng xóm. Chỉ có riêng bàn thờ là đem gửi sang nhờ chú Năm. Điều đó chứng tỏ, bàn thờ má chính là thứ quan trọng nhất đối với hai chị em cần phải nâng niu, trân trọng. Hai chị em dường như đang nói cùng má: “Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập, chúng con lại đưa má về”. Qua câu nói trên, chúng ta cảm nhận không còn chút ranh giới nào giữa người còn sống với người đã mất. Những đứa con đã nhìn thấy mẹ trở về trong chính tâm tưởng, dường như mẹ đang ở ngay đây, bên cạnh Việt và Chiến.

    Nhưng không chỉ có vậy, chi tiết này còn khiến cho người đọc cảm nhận được niềm căm thù giặc sâu sắc của hai chị em. Chưa bao giờ Việt cảm nhận rõ lòng căm thù giặc như vậy. Mối thù ấy có thể sờ thấy được vì nó đang đè lên vai Việt. Nếu như không có chiến tranh bom đạn, có lẽ giờ này, má vẫn còn sống bên cạnh hai chị em. Việt vẫn còn được má xoa đầu, lấy cơm cho ăn. Nếu không có bom đạn của kẻ thù thì bây giờ đâu có bàn thờ của má trên vai. Khi cảm nhận được sức nặng của bàn thờ má cũng là lúc cảm nhận được sức nặng của mối thù sâu sắc. Đó không chỉ còn là mối thù cướp nước của chung cả dân tộc. Mà đó còn là mối thù giết cha, giết mẹ – mối thù riêng của gia đình Việt. Chiếc bàn thờ của má được “ở tạm bên nhà chú” và đến khi “nước nhà độc lập con lại đưa má về”. Lúc này đây đang là giai đoạn kháng chiến chống Mỹ ác liệt, nhưng Nguyễn Thi vẫn mang một niềm tin vào tương lai tất thắng của dân tộc.

    Như vậy, chi tiết trên đã tạo nên một chuyển biển lớn trong trong cuộc đời của hai nhân vật. Từ nay, Chiến và Việt sẽ rời xa quê nhà, nơi gắn bó với những kỉ niệm tuổi thơ yên bình với những ngày tháng bên má. Để vào nơi chiến trường khốc liệt, đối đầu với mưa bom bão đạn, đối diện với cái chết và sự chia lìa. Nhưng không vì thế mà hai chị em trở nên sợ hãi. Chiếc bàn thờ của má cũng giống như má vẫn còn ở đây, bên hai chị em. Má sẽ trở thành động lực để chị em Việt vượt qua mọi khốc liệt nơi chiến trường.

    Mỗi chi tiết được tác giả xây dựng đều thể hiện được vai trò riêng của mình, và chi tiết trên cũng vậy. Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” quả thật đã đem đến cho người đọc nhiều suy tư và cảm xúc.

    Ý nghĩa chi tiết khiêng bàn thờ má – Mẫu 5

    Nếu sức chinh phục của hình tượng nghệ thuật là ở sự truyền cảm thì góp phần quyết định tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc ấy là nhờ chi tiết nghệ thuật.

    Chi tiết nghệ thuật trước hết là những yếu tố về ngôn ngữ, lời văn được dùng để diễn tả nội dung tư tưởng của tác phẩm.. Nếu trong thơ, chi tiết có thể là một từ như: “Vèo” (Thu điếu – Nguyễn Khuyến), một hình ảnh tu từ như: “Hồn tôi là một vườn hoa lá” (Từ ấy – Tố Hữu) v.v… Thì trong tác phẩm tự sự thì chi tiết có thể là lời nói của nhân vật, bộ điệu, cử chỉ, nét mặt, đồ vật, cảnh tượng, hoặc có khi là một tình tiết của cốt truyện.

    Đọc”Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi, chúng ta mãi không thể quên cảnh tượng hai chị em Chiến Việt khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm

    Tình thương mẹ sâu sắc, tình chị em cảm động: Sau khi được chú Năm ủng hộ, xin anh cán bộ tuyển quân ghi tên cho cả hai cùng đi tòng quân một đợt, chị em Chiến, Việt cắt đặt việc nhà gọn gàng chu đáo. Buổi sáng ngày lên đường, hai chị em làm cơm cúng má. Chị Chiến vào bếp nấu cơm, Việt đi câu cá. Cúng má, cơm nước xong, mấy chú cháu thu xếp đồ đạc dọn nhà. Hai chị em mỗi người một đầu khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm, băng tắt qua bãi đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác…

    Chỉ trong gần nửa trang giấy nhưng đoạn văn trên đã gây xúc động sâu sắc cho người đọc. Xúc động bởi đoạn văn đã chạm tới một miền tâm tưởng thuộc thế giới tâm linh của người Việt. Trong đời sống tinh thần, người Việt tin rằng có một thế giới khác, thế giới mà con người sẽ trú ngụ sau khi rời khỏi chốn dương gian. Quan niệm như vậy cho nên họ luôn cho rằng người đã chết chỉ thác về thể xác còn linh hồn thì vẫn tinh anh. Linh hồn vẫn có thể đi về giữa hai thế giới ấy. Từ đó người Việt lập ra bàn thờ để cúng người đã khuất. Bàn thờ trở thành nơi gặp gỡ của vong linh người đã khuất với những người thân trong gia đình.

    Trong buổi sáng trước giờ lên đường tòng quân, hai chị em Chiến, Việt đã cho mượn hoặc đem cho hết đồ đạc trong nhà riêng bàn thờ má thì đem gửi. Điều đó chứng tỏ bàn thờ má là những gì thiêng liêng nhất trong cuộc sống mà hai chị em đều trân trọng, giữ gìn, nâng niu. Má đã mất nhưng trong giờ phút khiêng bàn thờ má đem gửi, hai chị em cảm nhận được sự hiện diện gần gũi của má đâu đây. Hai chị em dường như đang nói cùng má: “Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập, chúng con lại đưa má về”. Những cảm nhận của hai chị em Chiến, Việt cho ta hiểu đã không còn khoảng cách của hai thế giới của người còn sống và người đã khuất. Những đứa con đã thấy hình bóng mẹ trở về trong tâm tưởng, trong không gian thoảng mùi hoa cam. Và hình như còn có cả bước chân lội đồng bì bõm của má trên con đường quen thuộc xưa má đi và nay hai chị em đang bước qua. Đoạn văn xúc động bởi tác giả cho chúng ta tin rằng đã có một cuộc gặp gỡ cảm động giữa hai chị em Chiến Việt và người mẹ đã khuất. Còn cuộc gặp gỡ nào cảm động hơn cuộc gặp gỡ ấy!

    Tình yêu nước gắn liền lòng căm thù giặc cướp nước: Đoạn văn còn xúc động bởi vì nhắc tới và miêu tả một trạng thái của cảm xúc rất khó diễn tả thành lời đó là niềm căm thù. Chưa bao giờ Việt thấy rõ như thế mối thù thằng Mỹ. Mối thù ấy có thể sờ thấy được vì nó đang nằm trên vai, có thể cân đong được vì nó đang đè nặng trên vai. Bàn thờ má đã “vật chất hóa” cái vốn vô hình đó là mối thù đối với thằng giặc đã giết ba má Việt. Nếu không có bom thù thì giờ này Việt sẽ được má xoa đầu, lấy cơm cho ăn. Nếu không có bom thù thì giờ này đâu có bàn thờ má nặng trên vai. Cảm nhận sức nặng của bàn thờ chính là hiểu được gánh nặng của mối thù phải trả. Hai chị em Chiến, Việt đã đi qua những trận đánh khốc liệt chính là từ những cảm nhận cụ thể này về mối thù sâu nặng của gia đình đối với kẻ thù xâm lược. Đoạn văn của Nguyễn Thi đã nói lên một cách cô đọng nhất, hình ảnh nhất về cuộc chiến đấu của dân tộc: có yêu thương thì có căm thù, người đã mất nhưng mối thù ở lại đang lên tiếng đòi phải trả. Dân tộc Việt Nam bước đến ngày khải hoàn chính từ những nỗi yêu thương, những niềm căm thù cụ thể đó.

    Mặc dù truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” có rất nhiều đoạn, khung cảnh xúc động nhưng khó có thể tìm được đoạn, cảnh truyện nào xúc động hơn đoạn truyện này. Sự giản dị, ngắn gọn đã đem đến cho đoạn văn những sâu lắng, chân thực và sâu sắc. Chỉ cần không nhiều những đoạn văn như thế cũng đủ để tác phẩm sống mãi!

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *