Văn mẫu lớp 6: Cảm nhận về người anh trong Bức tranh của em gái tôi (11 mẫu)

Văn mẫu lớp 6: Cảm nhận về người anh trong Bức tranh của em gái tôi (11 mẫu)

Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc, đặc biệt là nhân vật người anh.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 6: Cảm nhận về người anh trong Bức tranh của em gái tôi (11 mẫu)

Văn mẫu lớp 6: Cảm nhận về người anh trong Bức tranh của em gái tôi (11 mẫu)

Cảm nhận về nhân vật người anh trong Bức tranh của em gái tôi

Vì vậy, Download.vn sẽ giới thiệu Bài văn mẫu lớp 6: Cảm nhận về nhân vật người anh trong bài Bức tranh của em gái tôi, bao gồm 11 mẫu tham khảo. Hãy cùng theo dõi dưới đây.

Cảm nhận về nhân vật người anh trong bài Bức tranh của em gái tôi

    Cảm nhận về nhân vật người anh ngắn gọn

    Đoạn văn mẫu số 1

    Nhân vật chính trong truyện Bức tranh của em gái tôi là người anh. Nhân vật này không được khắc họa nhiều qua ngoại hình. Tác giả chủ yếu khắc họa qua hành động, suy nghĩ và lời nói. Lúc đầu, người anh rất yêu quý em gái. Cậu đặt cho em cái tên ở nhà là Mèo, thích thú trêu đùa khi em nghịch bẩn. Nhưng khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện người anh tỏ thái độ không vui và ghen tị. Hai anh em đã không còn thân thiết như trước. Trước tài năng của em gái, người anh cảm thấy tự ti, mặc cảm vì bản thân không có tài năng gì. Chắc hẳn, mỗi người cũng đã từng có suy nghĩ giống như người anh trong câu chuyện, nên có thể hiểu được phần nào tâm lí và hành động của nhân vật này. Truyện tiếp tục trở nên thú vị hơn khi Kiều Phương được chú Tiến Lê giới thiệu đi tham gia cuộc thi vẽ tranh tại trại hè quốc tế. Bức tranh của cô bé được giải Nhất. Ai cũng đều mừng rỡ, vui vẻ. Chỉ riêng người anh là cảm thấy khó chịu. Cậu tỏ ra thờ ơ khi Kiều Phương ôm chầm lấy mình và nói rằng muốn mình đi nhận giải cùng. Tâm trạng của người anh lúc này là hoàn toàn tự nhiên, đúng với những cảm xúc mà người anh đang phải trải qua. Ở phần kết, chúng ta có thể thấy được sự thay đổi trong suy nghĩ, tâm trạng của người anh. Khi người anh nhìn thấy bức tranh của em gái, nhận ra nhân vật trong tranh chính là mình, cậu cảm thấy ngỡ ngàng. Không ngờ trong suy nghĩ của em gái, cậu lại đẹp đẽ, hoàn hảo như vậy. Điều đó khiến người anh cảm thấy xấu hổ. Tâm trạng của nhân vật được xây dựng hoàn toàn thuận theo tự nhiên. Chính lúc này, người anh đã nhận ra sai lầm của bản thân. Nhân vật người anh đã giúp tôi nhận ra bài học quý giá về tình cảm giữa những người thân trong gia đình, cũng như giá trị của một tấm lòng trong sáng, nhân hậu. Tác giả đã xây dựng nhân vật người anh hiện lên rất chân thực, giản dị nhưng lại gửi gắm bài học sâu sắc. Tôi rất yêu thích nhân vật này.

    Đoạn văn mẫu số 2

    Khi đọc truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh, nhân vật người anh đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Ban đầu, người anh rất yêu quý em gái. Nhưng đến khi tài năng hội họa của Kiều Phương được phát hiện, người anh đã dần thay đổi thái độ. Khi thấy mọi người trong gia đình đổ dồn mọi sự chú ý vào em gái, cậu cảm thấy không vui và mặc cảm bởi bản thân không có bất cứ một tài năng nào cả. Thậm chí, người anh còn cảm thấy ghen ghét và đố kỵ với em gái. Chỉ đến khi được nhìn thấy bức tranh đạt giải nhất của Kiều Phương, hiểu được tấm lòng yêu thương và nhân hậu em gái, người anh mới nhận ra sai lầm, cảm thấy xấu hổ. Truyện được kể lại theo ngôi thứ nhất, với điểm nhìn của người anh. Lối kể hồn nhiên này đã góp phần tạo độ tin cậy và tính chân thực cho người đọc. Tác giả đã miêu tả diễn biến tâm trạng tinh tế của người anh. Từ đó, người đọc như được hóa thân thành nhân vật qua từng câu chữ của tác giả. Nhân vật người anh đã giúp chúng ta nhận ra được thêm nhiều bài học quý giá.

    Đoạn văn mẫu số 3

    Nổi bật trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi là nhân vật người anh. Trước khi tài năng của em gái được phát hiện, người anh rất yêu quý em gái. Khi chú Tiến Lê – bạn thân của bố phát hiện ra tài năng của Kiều Phương khiến mọi người trong gia đình đều đổ dồn sự chú ý vào cô bé. Người anh đã cảm thấy mặc cảm, tự ti và ghen ghét với em gái của mình. Để rồi người anh đã có những suy nghĩ và hành động không đúng. Nhân vật người anh hiện lên trong truyện khiến người đọc cảm thấy rất quen thuộc trong cuộc sống ngoài đời. Chỉ đến khi người anh nhìn thấy bức tranh đạt giải của em gái mình được trưng bày mới cảm thấy hối hận. Ngỡ ngàng vì cảm thấy người anh trong bức tranh kì diệu quá, ngoài sức tưởng tượng của mình. Sau đó là sự hãnh diện vì mình có một cô em gái có tài năng và tấm lòng nhân hậu bao la. Người anh nhớ lại những việc bản thân đã làm, hiểu ra chính bản thân đã ghen tị với em ra sao, và cũng vì thấy được sự trong sáng của Kiều Phương mà nhân vật người anh đã thay đổi tính cách bản thân.

    Đoạn văn mẫu số 4

    Đọc truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi”, người đọc sẽ cảm thấy vô cùng ấn tượng với nhân vật người anh trai – nhân vật chính của truyện. Từ những dòng đầu tiên cho đến dòng cuối cùng, Tạ Duy Anh đã thật khéo léo cho người đọc thấy được những diễn biến tinh tế của nhân vật người anh. Ban đầu khi thấy em gái mình chế màu vẽ, người anh đã cho đó là trò nghịch ngợm và đặt cho em cái biệt danh là “Mèo”. Trong mắt một người anh trai, cô em gái Kiều Phương thật nghịch ngợm nhưng cũng rất đáng yêu. Một lần tình cờ, chú Tiến Lê – bạn của bố đã phát hiện ra tài năng hội họa của Kiều Phương. Kể từ đó mọi sự quan tâm trong gia đình đều xoay quanh cô bé. Điều đó khiến người anh cảm thấy không vui và ghen tị với Kiều Phương. Nhiều lúc, cậu cảm thấy bị cả gia đình xa lánh, không ai thèm để ý đến mình, cảm thấy bản thân kém cỏi. Kể từ đó, tình cảm anh em dần xa cách. Chỉ đến khi nhìn thấy bức tranh “Anh trai tôi” là hình ảnh một cậu bé đang nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ, toát lên ở tư thế ngồi là sự mộng mơ của một tâm hồn thơ bé. Sự ngỡ ngàng khi trong mắt em gái mình lại hoàn hảo như vậy. Từ ngỡ ngàng đến hãnh diện vì tài năng của em mình. Chính điều đó đã làm cho niềm vui, niềm hạnh phúc của người anh chuyển thành xấu hổ. Dưới con mắt của em gái, người anh thật hoàn hảo. Như vậy, với nhân vật người anh, tác giả đã gửi tới bạn đọc lời nhắn rằng trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua lòng mặc cảm và tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui từ tận đáy lòng.

    Đoạn văn mẫu số 5

    Trong “Bức tranh của em gái tôi”, bên cạnh nhân vật Kiều Phương – một cô bé hồn nhiên, tài năng và giàu tình cảm thì nhân vật người anh trai – nhân vật chính của truyện đã được nhà văn khắc họa vô cùng chân thực để thể hiện tư tưởng của mình. Từ đầu, anh trai của Kiều Phương vốn rất yêu thương em gái của mình. Cái biệt hiệu “Mèo” của Kiều Phương là do người anh trai đặt. Tuy đôi lúc, người anh trai đó cảm thấy “khó chịu” khi thấy đứa em gái hay “lục lọi các đồ vật với sự thích thú” nhưng vẫn rất yêu thương em và thích bắt bẻ em gái: “Này, em không để chúng nó yên được à?” hay tò mò “bí mật theo dõi em gái” khi nó chế tạo thuốc vẽ. Tất cả đã cho thấy tình cảm sâu đậm giữa hai anh em. Nhưng kể từ khi họa sĩ Tiến Lê – một người bạn của bố phát hiện ra tài năng của Kiều Phương, mọi sự chú ý trong gia đình đều dành cho Kiểu Phương. Từ đó, sự ghen tị bắt đầu xâm chiếm tâm trí của người anh. Để rồi thái độ của người anh đối với Kiều Phương ngày càng thay đổi, tình cảm của hai anh em cũng dần xa cách. Chỉ đến khi tận mắt chứng kiến bức tranh đạt giải Nhất của em gái mình, người anh mới cảm thấy ngỡ ngàng, và hối hận. Người anh không ngờ rằng trong mắt của em gái, mình lại đẹp như vậy. Và cậu nhận ra sai lầm của chính mình, hiểu ra cần phải cố gắng hơn. Dưới ngòi bút đầy chân thực của Tạ Duy Anh, nhân vật người anh hiện lên với những diễn biến tâm trạng vô cùng chân thực.

    Đoạn văn mẫu số 6

    Khi đọc truyện “Bức tranh của em gái tôi”, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật người anh. Tạ Duy Anh đã để nhân vật này là người kể chuyện, tự kể lại câu chuyện của mình, cũng như bộc lộ những suy nghĩ về em gái. Cả hai vốn rất thân thiết với nhau cho đến khi tài năng hội hoạ của Kiều Phương được phát hiện. Người anh cảm thấy tự ti khi bản thân chẳng có tài năng gì và ghen tị khi thấy em gái nhận được sự quan tâm của mọi người. Kể từ đó, cậu thường tỏ ra gắt gỏng, khó chịu với em gái. Khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ tranh quốc tế và được trao giải nhất, mọi người trong nhà đều cảm thấy vui mừng, trừ người anh. Chỉ đến lúc nhìn thấy bức tranh của em gái, người anh mới cảm thấy ngỡ ngàng. Cậu không ngờ dưới mắt em gái, mình lại hoàn hảo như vậy. Người anh cảm thấy xấu hổ và đã nhận ra được khiếm khuyết của bản thân, cũng như sự nhân hậu, lòng yêu thương của em gái. Có lẽ chắc hẳn, mỗi người đều từng bắt gặp bản thân cũng giống như nhân vật người anh trong truyện ngắn này.

    Cảm nhận về nhân vật người anh đầy đủ

    Bài văn mẫu số 1

    Bức tranh của em gái tôi là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Tạ Duy Anh. Nhân vật chính trong truyện là người anh đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc.

    Nội dung của truyện kể về hai anh em Kiều Phương. Cả hai vốn rất thân thiết với nhau cho đến khi tài năng hội hoạ của Kiều Phương mình được phát hiện. Người anh đã cảm thấy ghen tị, thay đổi thái độ với em gái. Chỉ đến khi người anh nhìn thấy bức tranh vẽ anh trai của Kiều Phương, người anh mới nhận ra sai lầm, cảm nhận được tình cảm trong sáng của em gái.

    Nhân vật người anh không được khắc họa nhiều qua ngoại hình. Tác giả chủ yếu khắc họa qua hành động, suy nghĩ và lời nói. Lúc đầu, người anh rất yêu quý em gái. Cậu đặt cho em cái tên ở nhà là “Mèo”, thích thú trêu đùa khi em nghịch bẩn. Nhưng khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện người anh tỏ thái độ không vui và ghen tị. Hai anh em đã không còn thân thiết như trước. Trước tài năng của em gái, người anh cảm thấy tự ti, mặc cảm vì bản thân không có tài năng gì. Chắc hẳn, mỗi người cũng đã từng có suy nghĩ giống như người anh trong câu chuyện, nên có thể hiểu được phần nào tâm lí và hành động của nhân vật này.

    Truyện tiếp tục trở nên thú vị hơn khi Kiều Phương được chú Tiến Lê giới thiệu đi tham gia cuộc thi vẽ tranh tại trại hè quốc tế. Bức tranh của cô bé được giải Nhất. Ai cũng đều mừng rỡ, vui vẻ. Chỉ riêng người anh là cảm thấy khó chịu. Cậu tỏ ra thờ ơ khi Kiều Phương ôm chầm lấy mình và nói rằng muốn mình đi nhận giải cùng. Tâm trạng của người anh lúc này là hoàn toàn tự nhiên, đúng với những cảm xúc mà người anh đang phải trải qua.

    Ở phần kết, chúng ta có thể thấy được sự thay đổi trong suy nghĩ, tâm trạng của người anh. Khi người anh nhìn thấy bức tranh của em gái, nhận ra nhân vật trong tranh chính là mình, cậu cảm thấy ngỡ ngàng. Không ngờ trong suy nghĩ của em gái, cậu lại đẹp đẽ, hoàn hảo như vậy. Điều đó khiến người anh cảm thấy xấu hổ. Tâm trạng của nhân vật được xây dựng hoàn toàn thuận theo tự nhiên. Chính lúc này, người anh đã nhận ra sai lầm của bản thân.

    Nhân vật người anh đã giúp tôi nhận ra bài học quý giá về tình cảm giữa những người thân trong gia đình, cũng như giá trị của một tấm lòng trong sáng, nhân hậu. Tác giả đã xây dựng nhân vật người anh hiện lên rất chân thực, giản dị nhưng lại gửi gắm bài học sâu sắc. Tôi rất yêu thích nhân vật này.

    Bức tranh của em gái tôi là một câu chuyện cảm động, để lại cho tôi nhiều cảm xúc, bài học giá trị.

    Bài văn mẫu số 2

    Nhà văn Tạ Duy Anh là một cây bút trẻ thời kỳ đổi mới. Các tác phẩm của ông đã để lại nhiều ấn tượng với bạn đọc. Một trong số đó là truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi”. Nổi bật lên trong tác phẩm là nhân vật người anh đã gợi cho bạn đọc nhiều cảm nhận sâu sắc.

    Truyện xoay quanh nhân vật người anh và cô em gái nhỏ có tài năng hội hoạ. Hai anh em đã rất thân thiết với nhau cho đến khi tài năng hội hoạ của em mình được phát hiện, người anh đã ghen tị và trở nên gắt gỏng với em. Từ đó hai anh em cũng không còn chơi với nhau như trước nữa. Cho đến tận khi đứng trước bức tranh vẽ mình của em gái người anh mới hiểu ra tình cảm của em, thấy day dứt và có lỗi với em. Từ đây, người anh cũng nhận ra được những yếu kém của mình, đồng thời cũng hiểu được tâm hồn cũng như tấm lòng nhân hậu của em.

    Truyện được kể theo ngôi thứ nhất với lời kể của người anh. Nhân vật người anh cũng là nhân vật trung tâm của câu chuyện. Khi thấy em gái mình chế màu vẽ, người anh đã tỏ ý xem thường và gọi em gái là Mèo. Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện người anh tỏ thái độ không vui và ghen tị với Kiều Phương. Từ đây, tình cảm giữa hai anh em đã không còn thân thiết như trước. Người anh vốn đã coi thường em gái, cho em gái là đồ nghịch bẩn; nay bỗng dưng em lại thua kém em gái, đó là điều mà em cảm thấy khó chấp nhận nhất. Sự mặc cảm, tự ái trong người anh diễn ra rất tự nhiên, rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi như các em.

    Đến khi người anh nhận ra nhân vật chính trong bức ảnh đạt giải nhất của Kiều Phương chính là mình, người anh đã đi từ ngỡ ngàng đến hãnh diện và sau cùng là xấu hổ. Đó là cái ngỡ ngàng vì không nghĩ rằng trong mắt em gái mình lại toàn mỹ đến thế. Hãnh diện vì tài năng của em mình, vì sự hoàn hảo của mình trong bức tranh. Bức tranh “Anh trai tôi” là hình ảnh một cậu bé đang nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ, toát lên ở tư thế ngồi là sự mộng mơ của một tâm hồn thơ bé. Đó là một người anh trong những suy nghĩ và có cả sự tưởng tượng của người em gái. Chính điều đó đã làm cho niềm vui, niềm hạnh phúc của người anh chuyển thành xấu hổ. Dưới con mắt của em gái, người anh thật hoàn hảo, nhưng thực tế người anh chưa làm được những gì xứng đáng với suy nghĩ của người em. Trước bức tranh của em gái, người anh đã nhận ra những khuyết điểm của mình đồng thời cũng hiểu được tình cảm của em.

    Bức tranh của em gái tôi là một câu chuyện cảm động về tình cảm anh em sâu đậm. Truyện đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng những độc giả yêu thích tác phẩm của Tạ Duy Anh.

    Bài văn mẫu số 3

    “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh là một trong những tác phẩm viết về tình cảm gia đình. Bên cạnh nhân vật Kiều Phương – một cô bé hồn nhiên, tài năng và giàu tình cảm. Nhân vật người anh trai – nhân vật chính của truyện đã được nhà văn khắc họa vô cùng chân thực để thể hiện tư tưởng của mình.

    Từ đầu, anh trai của Kiều Phương vốn rất yêu thương em gái của mình. Cái biệt hiệu “Mèo” của Kiều Phương là do người anh trai đặt. Tuy đôi lúc, người anh trai đó cảm thấy “khó chịu” khi thấy đứa em gái hay “lục lọi các đồ vật với sự thích thú”, thích bắt bẻ em gái: “Này, em không để chúng nó yên được à?” hay tò mò “bí mật theo dõi em gái” khi nó chế tạo thuốc vẽ. Tất cả đã cho thấy tình cảm sâu đậm giữa hai anh em.

    Nhưng kể từ khi họa sĩ Tiến Lê – một người bạn của bố phát hiện ra tài năng của Kiều Phương. Chú Tiến Lê đã hết lời ca ngợi cô bé, mọi người trong gia đình từ người bố thì “ngây người”, bất ngờ và vui sướng khi khám phá ra tài năng đặc biệt của con, người mẹ hiền lành “không kìm được cơn xúc động” khi kịp nghe, kịp chứng kiến chuyện vui này. Chính từ lúc đó, người anh trai đã bắt đầu “cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài”, nhiều khi ngồi trên bài học “chỉ muốn gục xuống khóc”. Người anh trai cảm thấy vô cùng buồn bã vì cảm thấy mình không có tài năng, rồi bỗng nhiên cảm thấy cô đơn khi mọi sự chú ý trong gia đình đều dành cho em gái. Sự ghen tị bắt đầu xâm chiếm tâm trí của người anh. Để rồi hai anh em dần trở nên xa cách. Có đôi lúc, người anh thậm chí “gắt um lên” khi phát hiện một nỗi nhỏ ở em gái.

    Đặc biệt nhất là khi nhà văn miêu tả diễn biến tâm trạng của người anh khi diễn tả cảnh quyết định “xem trộm” những bức tranh của Mèo – một việc làm mà bản thân người anh từng “coi khinh”. Sau khi xem xong những bức tranh, tiếng thở dài của người anh càng thể hiện bản thân anh ta tự nhận mình bất tài chứ không còn là sự đố kỵ tài năng của em gái nữa. Nếu trước kia, gương mặt “lem nhem” của em gái thật đáng yêu, thì giờ đây anh hình ảnh đó chỉ càng làm người anh thêm bực bội, dẫn đến hành động quát mắng Kiều Phương.

    Cao trào nhất là khi cô bé Kiều Phương được tham dự trại hè vẽ tranh quốc tế, niềm hân hoan lúc giành được giải nhất, muốn được anh chia vui cho, ôm lấy cổ anh nói thầm: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải” thì anh lại “viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra”. Chỉ với vài chi tiết nhỏ nhưng đã diễn tả được tâm trạng của người anh lúc này. Chỉ đến khi tận mắt chứng kiến bức tranh đạt giải Nhất của em gái mình, người anh mới cảm thấy ngỡ ngàng. Trong tranh, “Một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ”. Ngạc nhiên rôi xúc động cao độ đến mức “phải bám chặt lấy tay mẹ” vì ngạc nhiên ngỡ ngàng. Ngỡ ngàng vì cảm thấy người anh trong bức tranh kì diệu quá, ngoài sức tưởng tượng của mình. Sau đó là sự hãnh diện vì mình có một cô em gái có tài năng và tấm lòng nhân hậu bao la. Cuối cùng là sự xấu hổ vì bản thân mình. Để rồi người anh tự hỏi mình: “Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo thế kia ư?”. Cuối cùng người anh đã trở lời mẹ rằng: “Không phải con đâu. Đây là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”. Chú bé cảm thấy mình không được hoàn hảo, phải cố gắng vươn lên, càng yêu thương, quý mến em gái hơn bao giờ hết.

    Như vậy, dưới ngòi bút đầy chân thực của Tạ Duy Anh, nhân vật người anh hiện lên với những diễn biến tâm trạng vô cùng chân thực. Từ đó, người đọc đã cảm nhận được rằng những tình cảm trong sáng hồn nhiên cùng tấm lòng nhân hậu có thể giúp cho con người nhận thức ra những hạn chế của mình.

    Bài văn mẫu số 4

    Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” là một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Tạ Duy Anh khi viết về tình cảm gia đình. Khi đọc truyện này, người đọc sẽ cảm thấy vô cùng ấn tượng với nhân vật người anh trai – nhân vật chính của truyện.

    Từ những dòng đầu tiên cho đến dòng cuối cùng, Tạ Duy Anh đã thật khéo léo cho người đọc thấy được những diễn biến tinh tế của nhân vật người anh. Ban đầu khi thấy em gái mình chế màu vẽ, người anh đã cho đó là trò nghịch ngợm và đặt cho em cái biệt danh là “Mèo”. Trong mắt một người anh trai, cô em gái Kiều Phương thật nghịch ngợm nhưng cũng rất đáng yêu.

    Một lần tình cờ, chú Tiến Lê – bạn của bố đã phát hiện ra tài năng hội họa của Kiều Phương. Kể từ đó mọi sự quan tâm trong gia đình đều xoay quanh cô bé. Điều đó khiến người anh cảm thấy không vui và ghen tị với Kiều Phương. Nhiều lúc, cậu cảm thấy bị cả gia đình xa lánh, không ai thèm để ý đến mình, cảm thấy bản thân kém cỏi. Kể từ đó, tình cảm anh em dần xa cách. Sự mặc cảm, tự ái trong người anh diễn ra rất tự nhiên, rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi như các em. Những hành động nghịch ngợm của em khiến cho cậu cảm thấy vô cùng khó chịu.

    Đặc biệt là khi Kiều Phương được chú Tiến Lê giới thiệu đi tham gia cuộc thi vẽ tranh tại trại hè quốc tế, đạt giải Nhất. Trong khi mọi người đều cảm thấy vui mừng vì điều đó, người anh lại càng thêm buồn bã, khó chịu hơn. Cậu tỏ vẻ hờ hững khi em gái ôm chầm lấy mình và muốn mình đi nhận giải cùng. Chỉ đến khi người anh nhận ra nhân vật chính trong bức ảnh đoạt giải nhất của Kiều Phương chính là mình. Bức tranh “Anh trai tôi” là hình ảnh một cậu bé đang nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ, toát lên ở tư thế ngồi là sự mộng mơ của một tâm hồn thơ bé. Sự ngỡ ngàng khi trong mắt em gái mình lại hoàn hảo như vậy. Từ ngỡ ngàng đến hãnh diện vì tài năng của em mình. Chính điều đó đã làm cho niềm vui, niềm hạnh phúc của người anh chuyển thành xấu hổ. Dưới con mắt của em gái, người anh thật hoàn hảo. Nhưng thực tế, chỉ có cậu mới biết mình đã ghen tị với em gái của mình. Bức tranh của Kiều Phương đã giúp cho người anh nhận ra sai lầm của bạn thân. Tâm trạng của người anh diễn biến hết sức phức tạp thông qua những hành động cụ thế của em gái.

    Như vậy, với nhân vật người anh, tác giả đã gửi tới bạn đọc lời nhắn rằng trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua lòng mặc cảm và tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui từ tận đáy lòng. Quan trọng hơn đó là lòng nhân hậu và sự độ lượng có thể giúp con người vượt lên chính bản thân mình. Quả là một lời khuyên sâu sắc!

    Như vậy, Tạ Duy Anh đã rất thành công khi khắc họa diễn biến tâm trạng của nhân vật. Bạn đọc khi đọc truyện ngắn này đều sẽ cảm nhận được ý nghĩa tốt đẹp mà nhà văn muốn gửi gắm.

    Bài văn mẫu số 5

    Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh đã để lại cho người đọc nhiều bài học sâu sắc. Nổi bật trong truyện là nhân vật người anh.

    Hai anh em Kiều Phương vốn rất thân thiết với nhau cho đến khi tài năng hội hoạ của em mình được phát hiện. Người anh đã cảm thấy ghen tị và trở nên gắt gỏng với em. Cho đến tận khi đứng trước bức tranh vẽ mình của em gái người anh mới hiểu ra tình cảm của em, thấy day dứt và có lỗi với em. Từ đây, người anh cũng nhận ra được những yếu kém của mình, đồng thời cũng hiểu được tâm hồn cũng như tấm lòng nhân hậu của em.

    Nhân vật người anh vốn rất quý mến em gái. Nhưng khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện người anh tỏ thái độ không vui và ghen tị. Hai anh em đã không còn thân thiết như trước. Trước tài năng của em gái, người anh cảm thấy tự ti, mặc cảm vì bản thân không có tài năng gì.

    Khi Kiều Phương được chú Tiến Lê giới thiệu đi tham gia cuộc thi vẽ tranh tại trại hè quốc tế, rồi đạt giải Nhất. Mọi người trong gia đình đều cảm thấy vui mừng còn người anh lại càng thêm buồn bã, khó chịu hơn. Cậu tỏ vẻ hờ hững khi em gái ôm chầm lấy mình và muốn mình đi nhận giải cùng. Chỉ đến lúc nhìn thấy bức tranh của em gái, nhận ra nhân vật chính trong bức tranh chính là mình, cậu mới cảm thấy ngỡ ngàng. Sự ngỡ ngàng khi trong mắt em gái mình lại hoàn hảo như vậy. Cậu cảm thấy hãnh diện vì tài năng của em mình, nhưng cũng chính điều đó khiến cậu cảm thấy xấu hổ, hối hận vì đã có lúc đối xử với em không tốt và nhận ra cần phải thay đổi.

    Như vậy, Bức tranh của em gái tôi là một câu chuyện cảm động về tình cảm anh em sâu đậm. Truyện đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng những độc giả yêu thích tác phẩm của Tạ Duy Anh.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *