Văn mẫu lớp 6: Dàn ý kể lại một trải nghiệm của em (11 mẫu)

Văn mẫu lớp 6: Dàn ý kể lại một trải nghiệm của em (11 mẫu)

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 6: Dàn ý kể lại một trải nghiệm của em.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 6: Dàn ý kể lại một trải nghiệm của em (11 mẫu)

Văn mẫu lớp 6: Dàn ý kể lại một trải nghiệm của em (11 mẫu)

Lập dàn ý kể lại một trải nghiệm

Nội dung của tài liệu bao gồm 11 mẫu dàn ý, giúp ích cho các bạn học sinh lớp 6. Hãy cùng tham khảo dưới đây.

Dàn ý kể lại một trải nghiệm của em

    Dàn ý chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến

    1. Mở bài

    • Chào hỏi, giới thiệu: Kính chào thầy cô và các bạn, em tên là… học sinh lớp…
    • Giới thiệu vấn đề trình bày: Sau đây, em xin phép được trình bày về vấn đề…

    2. Thân bài

    • Hoàn cảnh dẫn đến trải nghiệm mà em muốn chia sẻ.
    • Kể lại diễn biến trải nghiệm về nơi em sống hoặc một vùng đất mà em ghé thăm.
    • Nêu ấn tượng của em về trải nghiệm đó.

    3. Kết bài

    • Khẳng định lại giá trị của trải nghiệm với bản thân.
    • Lời kết: Xin cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe, rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn.

    Dàn ý kể lại một trải nghiệm giúp tâm hồn phong phú hơn

    1. Mở bài

    Giới thiệu về được khái quát về trải nghiệm.

    2. Thân bài

    – Trình bày diễn biến của trải nghiệm:

    • Hoàn cảnh xảy ra
    • Diễn biến trải nghiệm
    • Kết thúc trải nghiệm
    • Bài học ý nghĩa sau trải nghiệm

    – Cảm xúc của bản thân đối với trải nghiệm: vui vẻ, hạnh phúc, buồn bã, thất vọng…

    3. Kết bài

    Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.

    Dàn ý kể lại một trải nghiệm vui của em

    1. Mở bài

    Dẫn dắt, giới thiệu về trải nghiệm sẽ kể: một trải nghiệm vui vẻ.

    2. Thân bài

    a. Giới thiệu chung

    • Xảy ra ở đâu? Khi nào?
    • Những đối tượng cùng tham gia trải nghiệm:người thân, bạn bè, thầy cô…

    b. Kể lại trải nghiệm

    • Kể lần lượt những sự kiện diễn ra theo trình tự cụ thể.
    • Bài học rút ra từ trải nghiệm: hiểu được sự vất vả của cha mẹ, biết thêm về truyền thống của dân tộc, khám phá những vùng đất mới…
    • Suy nghĩ, cảm xúc sau trải nghiệm: Cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, thích thú…

    3. Kết bài

    Khẳng định lại giá trị của trải nghiệm đối với người viết.

    Dàn ý viết bài văn kể lại một trải nghiệm buồn của em

    1. Mở bài

    Dẫn dắt, giới thiệu về trải nghiệm em định kể: Một kỉ niệm buồn của em.

    2. Thân bài

    a. Giới thiệu về trải nghiệm

    • Xảy ra ở đâu? Khi nào?
    • Nhân vật có liên quan đến câu chuyện: người thân, thầy cô, bạn bè…

    b. Kể lại diễn biến

    • Hoàn cảnh xảy ra trải nghiệm: Một trải nghiệm đáng buồn của em.
    • Những sự kiện xảy ra trải nghiệm: Kể lần lượt những sự kiện diễn ra theo trình tự cụ thể.
    • Bài học rút ra được từ trải nghiệm: Nhận ra được bài học…
    • Suy nghĩ, cảm xúc sau trải nghiệm: Cảm thấy buồn bã, tiếc nuối…

    3. Kết bài

    Khẳng định lại giá trị của trải nghiệm đối với người viết.

    Dàn ý viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em

    Dàn ý số 1

    1. Mở bài

    Giới thiệu về trải nghiệm sẽ được kể.

    2. Thân bài

    a. Giới thiệu khái quát về câu chuyện

    • Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện.
    • Giới thiệu những nhân vật có liên quan đến câu chuyện.

    b. Kể lại các sự việc trong câu chuyện

    • Điều gì đã xảy ra?
    • Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy?
    • Cảm xúc của người viết khi xảy ra câu chuyện, khi kể lại câu chuyện?

    3. Kết bài

    Nêu cảm xúc của người viết với câu chuyện đã xảy ra.

    Dàn ý số 2

    I. Mở bài

    Dẫn dắt, giới thiệu về trải nghiệm mà em sẽ kể: Trong cuộc đời, mỗi người đều có những trải nghiệm đáng quý. Nó đã đem đến cho chúng ta nhiều bài học quý giá trong cuộc sống. Và tôi cũng có một trải nghiệm như vậy…

    II. Thân bài

    1. Giới thiệu về trải nghiệm

    – Dẫn dắt: Có thể kể một câu chuyện để dẫn dắt đến trải nghiệm của bản thân.

    – Giới thiệu về trải nghiệm:

    • Thời gian, không gian xảy ra: Quá khứ hay hiện tại? Ở đâu?
    • Nhân vật có liên quan đến câu chuyện: người thân, thầy cô, bạn bè…

    2. Kể lại diễn biến

    • Hoàn cảnh xảy ra trải nghiệm: Nhân một sự kiện đặc biệt; Một lần mắc lỗi…
    • Những sự kiện xảy ra trải nghiệm: Kể lần lượt những sự kiện diễn ra theo trình tự cụ thể.
    • Bài học rút ra được từ trải nghiệm: Trân trọng cuộc sống, yêu mến mọi người xung quanh…
    • Suy nghĩ, cảm xúc sau trải nghiệm: Bản thân trưởng thành hơn, cần sống có trách nhiệm…

    III. Kết bài

    Khẳng định lại giá trị của trải nghiệm đối với người viết: trân trọng trải nghiệm, học hỏi được những điều quý giá…

    Dàn ý kể lại một trải nghiệm đáng nhớ với người thân

    Dàn ý số 1

    1. Mở bài

    Giới thiệu về người thân và sự việc, tình huống người thân để lại ấn tượng sâu sắc trong em.

    2. Thân bài

    – Lý do xuất hiện trải nghiệm.

    – Diễn biến của trải nghiệm:

    • Thời gian, địa điểm diễn ra trải nghiệm.
    • Ngoại hình, tâm trạng: khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười…
    • Hành động, cử chỉ: trò chuyện, giúp đỡ…
    • Tình cảm, cảm xúc: yêu quý, trân trọng, biết ơn…

    3. Kết bài

    • Bài học nhận ra sau trải nghiệm.
    • Thái độ, tình cảm đối với người thân sau trải nghiệm.

    Dàn ý số 2

    I. Mở bài

    Dẫn dắt, giới thiệu về kỉ trải nghiệm đáng nhớ cùng với người thân: Những trải nghiệm thật đáng trân trọng. Đặc biệt hơn cả khi được trải qua cùng với những người thân của mình. Và em đã có một trải nghiệm như vậy cùng với (ông, bà, bố, mẹ…).

    II. Thân bài

    1. Giới thiệu chung

    • Thời gian, không gian xảy ra: Quá khứ hay hiện tại? Ở đâu?
    • Nhân vật có liên quan đến câu chuyện: ông, bà, bố, mẹ…

    2. Diễn biến trải nghiệm

    – Lí do xuất hiện trải nghiệm: Ví dụ: Em bị ốm (đau) được mẹ chăm sóc; Một chuyến đi chơi cùng với gia đình; Một lần tham gia trại hè cùng bố mẹ…

    – Diễn biến: Kể lại những sự việc đã diễn ra theo một trình tự nhất định.

    – Suy nghĩ, cảm xúc: Vui vẻ, hạnh phúc, buồn bã, tiếc nuối…

    – Bài học rút ra sau trải nghiệm: Hiểu được nỗi vất vả của cha mẹ, Nhận ra sự quan tâm; chăm sóc của người thân dành cho mình; biết giúp đỡ công việc nhà, tình cảm gia đình gắn kết hơn..

    III. Kết bài

    Khẳng lại ý nghĩa của trải nghiệm đối với mỗi người: Trải nghiệm cùng với ông/bà/bố/mẹ… thật đáng trân trọng. Từ đó, em biết quý trọng hơn cuộc sống, cũng như yêu thương những người thân của mình nhiều hơn.

    Dàn ý kể lại một trải nghiệm với thầy cô

    1. Mở bài

    Dẫn dắt, giới thiệu về trải nghiệm với thầy cô giáo mà em định kể.

    2. Thân bài

    a. Giới thiệu về trải nghiệm

    – Hoàn cảnh: Khi nào? Ở đâu?

    – Nhân vật có liên quan: Thầy giáo hoặc cô giáo.

    b. Kể lại diễn biến

    • Những sự kiện xảy ra trải nghiệm: Những sự kiện xảy ra theo trình tự cụ thể.
    • Bài học rút ra được từ trải nghiệm: Trân trọng cuộc sống, yêu mến và thêm kính trọng thầy cô giáo.
    • Suy nghĩ, cảm xúc sau trải nghiệm: Nhận ra bài học bổ ích, Trở nên chăm chỉ học tập hơn…

    3. Kết bài

    Khẳng định lại giá trị của trải nghiệm của em với thầy cô giáo.

    Dàn ý kể lại một trải nghiệm với bạn bè

    1. Mở bài

    Dẫn dắt, giới thiệu về trải nghiệm với bạn bè mà em định kể.

    2. Thân bài

    a. Giới thiệu về trải nghiệm

    – Hoàn cảnh: Khi nào? Ở đâu?

    – Nhân vật có liên quan: Bạn bè.

    b. Kể lại diễn biến

    • Những sự kiện xảy ra trải nghiệm: Kể lần lượt những sự kiện diễn ra theo trình tự cụ thể.
    • Bài học rút ra được từ trải nghiệm: Trân trọng cuộc sống, yêu mến người bạn nhiều hơn.
    • Suy nghĩ, cảm xúc sau trải nghiệm: Bản thân trưởng thành hơn, cần sống có trách nhiệm…

    3. Kết bài

    Khẳng định lại giá trị của trải nghiệm.

    Dàn ý kể về trải nghiệm khi bị lạc người thân trong siêu thị

    1. Mở bài

    Dẫn dắt, giới thiệu về trải nghiệm mà em sẽ kể: Trong cuộc đời, mỗi người đều có những trải nghiệm đáng quý. Nó đã đem đến cho chúng ta nhiều bài học quý giá trong cuộc sống. Và tôi cũng có một trải nghiệm như vậy…

    2. Thân bài

    a. Giới thiệu về trải nghiệm

    Giới thiệu về trải nghiệm:

    • Hoàn cảnh: Khi còn nhỏ, một lần được đi siêu thị cùng người thân (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị…).
    • Nguyên nhân: Do mải chơi, siêu thị quá đông… nên bị lạc mất khỏi người thân.

    b. Kể lại diễn biến

    • Những sự kiện xảy ra trải nghiệm: Mải ngắm những món đồ chơi được bày bán; Không theo sát người thân; Đứng yên một chỗ khóc lóc; Khi gặp được người thân thì cảm thấy vui vẻ.
    • Bài học rút ra được từ trải nghiệm: Luôn theo sát người lớn ở nơi đông người; Không nên mải chơi…
    • Suy nghĩ, cảm xúc sau trải nghiệm: Hiểu được tình yêu thương của người thân, cảm thấy bản thân cần ngoan ngoãn hơn…

    3. Kết bài

    Khẳng định lại giá trị của trải nghiệm đối với người viết: trân trọng trải nghiệm, học hỏi được những điều quý giá…

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *