Truyện Giọt sương đêm sẽ được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn lớp 6 của bộ sách Chân trời sáng tạo.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Bọ Dừa trong truyện Giọt sương đêm
Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Bọ Dừa trong truyện Giọt sương đêm. Hãy cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây.
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Bọ Dừa trong truyện Giọt sương đêm
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Bọ Dừa – Mẫu 1
Khi đọc truyện Giọt sương đêm của nhà văn Trần Đức Tiến, tôi đặng biệt ấn tượng với nhân vật Bọ Dừa. Bọ Dừa là một vị khách đã tình cờ ngang qua xóm Bờ Dậu. Ông gặp Thằn Lằn, hỏi thăm về nhà trọ để nghỉ ngơi qua đêm. Thằn Lằn đã đề nghị Bọ Dừa nghỉ trong ngôi nhà là chiếc bình. Nhưng ông đã từ chối bởi ám ảnh bởi khoảnh khắc bị bọn trẻ bắt cóc, bị giam hãm trong chiếc hộp tối tăm. Nhân vật Bọ Dừa hiện lên giống như một con người, biết trò chuyện và suy nghĩ, cũng bị ám ảnh bởi một điều gì đó. Câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn khi Bọ Dừa quyết định ngủ ở bên ngoài. Trong đêm khuya, những âm thanh của xóm Bờ Dậu khiến cho Bọ Dừa cảm thấy khó ngủ. Từ vòm lá trúc rơi xuống một giọt sương, khiến Bọ Dừa sực tỉnh, ông nhớ về những điều đã qua. Từ nhân vật này, tôi nhận ra được bài học nhân sinh sâu sắc. Bài học về sự biết ơn nguồn cội mà nhân vật đã vô tình lãng quên. Giọt sương đêm cũng như khung cảnh quen thuộc của xóm Bờ Giậu đã khiến Bọ Dừa nhớ về quê hương. Trong truyện, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, để cho các loài vật có suy nghĩ, biết trò chuyện giống như con người. Nhân vật Bọ Dừa là nhân vật đồng thoại, được khắc họa trở nên gần gũi hơn.
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Bọ Dừa – Mẫu 2
Nhân vật chính trong truyện Giọt sương đêm của Trần Đức Tiến là Bọ Dừa – một loài vật. Nhưng nhà văn đã nhân hóa để nhân vật biết trò chuyện, suy nghĩ và cảm nhận như con người. Tình cờ dừng chân tại xóm trọ Bờ Dậu. Bọ Dừa đã gặp gỡ Thằn Lằn và nhận được lời mời vào nghỉ tạm trong chiếc bình – nhà của Thằn Lằn. Nhưng Bọ Dừa bị ám ảnh bởi những cái nhà giam tăm tối khi còn bị bọn trẻ bắt làm trò đùa nghịch, nên ông đã từ chối lời đề nghị. Bọ Dừa quyết định ngủ tạm dưới vòm trúc. Xóm Bờ Giậu nhiều âm thanh khiến vị ông khó ngủ. Bất ngờ, một giọt sương nhằm trúng cổ ông khách khiến Bọ Dừa nhớ đến quê hương. Nhân vật Bọ Dừa hiện lên thật sinh động, gần gũi. Từ nhân vật Bọ Dừa, tôi cũng suy ngẫm được nhiều bài học nhân sinh sâu sắc. Bài học về tình yêu quê hương, nhớ đến cội nguồn. Chắc hẳn, nhiều người sẽ bắt gặp bản thân trong chính nhân vật Sọ Dừa. Vì mưu sinh mà chúng ta phải xa quê hương, những bộn bề cuộc sống cứ thế kéo mỗi người dần xa mảnh đất tuổi thơ đã từng gắn bó. Khoảnh khắc thức tỉnh của nhân vật Bọ Dừa đã để lại dư âm sâu sắc trong lòng tôi.
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Bọ Dừa – Mẫu 3
Trong truyện Giọt sương đêm của nhà văn Trần Đức Tiến, nhân vật Bọ Dừa đem đến cho người đọc nhiều suy ngẫm. Bọ Dừa là một vị khách tình cờ đến xóm Bờ Giậu để tìm chỗ trọ qua đêm. Nhân vật được xây dựng mang những đặc điểm của con người. Một ông khách từng trải, đi qua những ngày tháng mưu sinh nơi đất khách. Đồng thời, Bọ Dừa vẫn có những đặc điểm của loài vật, đó là từng sợ hãi đến ám ảnh những khoảnh khắc bị bọn trẻ bắt cóc, bị giam hãm trong những chiếc hộp. Trong đêm khuya, từ vòm lá trúc rơi xuống một giọt sương, khiến Bọ Dừa sực tỉnh, chợt nhớ về những điều đã qua. Từ nhân vật này, bạn đọc ngẫm ra được nhiều bài học nhân sinh sâu sắc. Đó là bài học về sự biết ơn nguồn cội mà nhân vật đã vô tình lãng quên. Và nhờ có giọt sương đêm cũng như khung cảnh quen thuộc của xóm Bờ Giậu đã khiến vị khách nhớ về quê hương. Nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật Bọ Dừa với một tình tiết nhẹ nhàng nhưng để lại cho câu chuyện nhiều dư âm sâu lắng.
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Bọ Dừa – Mẫu 4
Truyện Giọt sương đêm của nhà văn Trần Đức Tiến đã xây dựng một tình huống đơn giản nhưng giàu ý nghĩa. Nhân vật chính trong tác phẩm là một loài vật – Bọ Dừa. Tình cờ dừng chân tại xóm trọ Bờ Dậu. Ở đó, Bọ Dừa đã gặp gỡ Thằn Lằn và nhận được lời mời vào nghỉ tạm trong chiếc bình – nhà của Thằn Lằn. Nghĩ đến những lần bị bọn trẻ bắt cóc, Bọ Dừa bị ám ảnh bởi những cái nhà giam tăm tối, nên đã từ chối lời đề nghị. Ông quyết định ngủ tạm dưới vòm trúc. Xóm Bờ Giậu nhiều âm thanh khiến vị ông khó ngủ. Bất ngờ, một giọt sương nhằm trúng cổ ông khách khiến Bọ Dừa nhớ đến quê hương. Nhân vật Bọ Dừa ngoài những tập tính của loài vật, thì được xây dựng với những đặc điểm, hành động của con người. Với cách xây dựng này, nhà văn đã giúp tác phẩm của mình trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Từ nhân vật Bọ Dừa, người đọc đã suy ngẫm được nhiều bài học nhân sinh sâu sắc. Đó là bài học về sự biết ơn nguồn cội. Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh của bản thân trong chính nhân vật này. Con người đến khi trưởng thành thường rời xa quê hương để mưu sinh. Guồng quay bất tận của cuộc sống đã cuốn con người vào trong những lo toan vụn vặt mà quên đi những điều tưởng chừng như là thân thuộc nhất. Khoảnh khắc thức tỉnh của nhân vật Bọ Dừa hay cũng chính là bài học sâu sắc mà tác giả gửi đến mỗi người – tấm lòng biết ơn, hướng về quê hương.