Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận về văn bản Một năm ở tiểu học (3 mẫu)

Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận về văn bản Một năm ở tiểu học (3 mẫu)

Download.vn sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận văn bản Một năm ở tiểu học, vô cùng hữu ích.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận về văn bản Một năm ở tiểu học (3 mẫu)

Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận về văn bản Một năm ở tiểu học (3 mẫu)

Đoạn văn cảm nhận về văn bản Một năm ở tiểu học

Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn học sinh lớp 6 khi tìm hiểu về tác phẩm trên, mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Đoạn văn cảm nhận văn bản Một năm ở tiểu học

    Đoạn văn cảm nhận văn bản về Một năm ở tiểu học – Mẫu 1

    Văn bản “Một năm ở tiểu học” của Nguyễn Hiến Lê đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng. Tác giả đã thuật lại quãng đời thơ ấu vào những năm tiểu học của mình một cách chân thực, sống động. Ít ai có thể ngờ rằng một học giả, nhà văn xuất sắc lại có một tuổi thơ như vậy. Cha mất sớm, nhân vật “tôi” do một tay mẹ tần tảo nuôi lớn. Cuộc sống những năm thiếu thời của “tôi” ở giữa ranh giới của tốt và xấu. Sau những ngày tháng lêu lổng rong chơi, cậu đã biết giật mình rồi nghĩ lại để tu chí học hành. Khi nhìn lại, cậu bé nuối tiếc về việc mình đã không dành thời gian để học hành. Nhưng về thể chất, tính tình lại lợi hơn một chút: chạy nhảy nhanh nhẹn hơn, sống giản dị tự nhiên hơn… Từ đó, tác giả muốn gửi gắm bài học giúp chúng ta nhận ra tầm quan trọng của việc kết hợp giữa học tập và vui chơi trong cuộc sống.

    Đoạn văn cảm nhận văn bản về Một năm ở tiểu học – Mẫu 2

    Khi đọc “Một năm ở tiểu học” của Nguyễn Hiến Lê, người đọc như được sống lại những kí ức của tuổi thơ mà chắc hẳn mỗi người đều có thể bắt gặp được mình ở đó. Văn bản là dòng hồi tưởng của tác giả về quãng đời thơ ấu trong những năm tiểu học. Khi cha mất, không còn người nhắc nhở nên nhân vật “tôi” đã bỏ bê việc học một niên khóa. Mẹ thì suốt ngày bận rộn lo toan mọi chuyện trong gia đình, lại không biết chữ nên không thể kèm cặp. Cậu thường đi sớm nhưng về trễ, thơ thẩn cùng bạn bè rong chơi đến tối muộn mới về nhà. Ngày nghỉ, nhân vật “tôi” đi chơi suốt, đến bữa cơm bà đi gọi mới về. Đến khi nghĩ lại, “tôi” đã thấy đáng tiếc vì bỏ phí rất nhiều về việc học. Nhưng ngược lại về thể chất tính tình lại lợi hơn một chút: chạy nhảy nhanh nhẹn hơn, sống giản dị tự nhiên hơn. Qua đó, nhà văn cũng muốn gửi gắm một bài học cần có sự cân bằng giữa học tập và vui chơi. Đó quả là một lời khuyên quý giá, bổ ích.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *