Thạch Sanh là truyện cổ tích gửi gắm bài học: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Tác phẩm được tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn lớp 6.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 6: Đóng vai Lý Thông kể lại truyện Thạch Sanh (8 mẫu)
Download.vn sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Đóng vai Lý Thông kể lại truyện Thạch Sanh, bao gồm 8 bài văn mẫu. Các bạn học sinh có thể tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Đề bài: Dựa vào truyện Thạch Sanh, em hãy đóng vai nhân vật Lí Thông kể lại câu chuyện của mình và gửi lời nhắn nhủ đến mọi người: hãy bênh vực cái thiện, chống lại cái ác, noi gương tráng sĩ Thạch Sanh.
Đóng vai Lý Thông kể lại truyện Thạch Sanh
Đóng vai Lí Thông kể lại truyện Thạch Sanh – Mẫu 1
Tên của tôi là Lí Thông. Tôi làm nghề bán rượu. Lần nọ, tôi đi ngang qua gốc đa, thấy một chàng trai đang gánh bó củi lớn. Thấy anh ta có vẻ khỏe mạnh, tôi liền đến bắt chuyện để làm quen.
Chàng trai có tên là Thạch Sanh. Cậu sống một mình ở gốc đa. Tôi liền đề nghị được kết nghĩa anh em và mời anh ta về ở cùng. Thạch Sanh liền đồng ý.
Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh, thường ăn thịt người. Quan quân đã nhiều lần diệt trừ nhưng không làm gì được. Nhân dân phải lập miếu thờ, mỗi năm lại nộp cho nó một mạng người. Năm ấy đến lượt tôi. Vì vậy, tôi liền nghĩ kế để lừa Thạch Sanh đi thay. Chiều hôm đó, tôi chuẩn bị một bàn tiệc rượu. Khi Thạch Sanh về đến nhà, tôi mời cậu ta vào. Hai anh em vừa ăn uống, vừa trò chuyện vui vẻ. Tôi liền bảo:
– Đêm nay, đến lượt anh đi canh miếu thờ, ngặt nỗi còn mẻ rượu chưa cất xong, vậy em chịu khó đi thay cho anh một đêm, đến sáng lại về.
Thạch Sanh nghe vậy, chẳng nghi ngờ mà đồng ý ngay. Tôi sung sướng vì vừa thoát khỏi kiếp nạn. Đêm hôm ấy, tôi đang nằm ngủ thì nghe có tiếng gõ cửa, rồi lại tiếng gọi của Thạch Sanh. Nghĩ là oan hồn về đòi mạng, tôi sợ hãi không dám ra mở cửa.
Thạch Sanh liền nói:
– Anh Lí Thông ơi, em là Thạch Sanh đây! Anh mau ra mở cửa cho em!
Tôi trấn tĩnh lại để ra mở cửa. Thạch Sanh vẫn chưa chết mà đã trở về, còn cầm theo đầu của con quái vật. Tôi lại nghĩ kế để cướp công của Thạch Sanh Tôi nói:
– Con vật này là của vua nuôi. Em giết nó ắt phải chịu tội. Thôi bây giờ, em hãy trốn đi, mọi chuyện đã có anh lo liệu.
Thạch Sanh không chút nghi ngờ, liền trốn đi. Tôi liền đầu con chằn tinh vào dâng vua. Nhà vua ban thưởng cho tôi, phong cho chức Quận công.
Vua có một công chúa đến tuổi lấy chồng nên liền mở lễ kén rể. Trong buổi lễ, công chúa bị một con đại bàng khổng lồ quắp đi. Nhà vua cho gọi tôi vào rồi sai đi tìm công chúa, còn hứa sẽ ban hôn cho. Nhiều ngày qua mà vẫn không có tin tức. Tôi liền truyền cho dân mở hội hát xướng mười ngày. Tình cờ, tôi gặp lại Thạch Sanh.
Biết chuyện tìm công chúa, Thạch Sanh kể lại chuyện bắn bị thương đại bàng, xin được đi cùng. Đến hang, Thạch Sanh xin xuống trước. Một lúc sau, công chúa được cứu lên. Tôi liền ra lệnh cho quân sĩ lấp kín cửa hàng, rồi trở về để cung.
Sau khi trở về cung, công chúa chẳng nói chẳng cười. Nhà vua cho hoãn việc cưới xin, tìm người chạy chữa mà không khỏi. Một hôm, nhà vua cho gọi tôi vào cung. Đến nơi, tôi thấy Thạch Sanh đang đứng trước điện. Còn có cả công chúa đang nói cười vui vẻ. Lúc này, tôi cảm thấy sự chẳng lành. Vua đã biết rõ mọi chuyện. Vua lệnh cho Thạch Sanh toàn quyền xử tội tôi. Tôi cầu xin hắn nể tình nghĩa anh em mà tha cho tôi một con đường sống. Trên đường trở về quê, tôi bị sét đánh trúng, sau mới hóa kiếp thành bọ hung.
Đóng vai Lí Thông kể lại truyện Thạch Sanh – Mẫu 2
Tôi là Lí Thông, làm nghề bán rượu. Một hôm, tôi đi ngang qua gốc đa, thấy một chàng trai đang gánh bó củi lớn. Nghĩ bụng anh ta thật khỏe mạnh, tôi mới đến để bắt chuyện làm quen. Hóa ra, tên của anh chàng là Thạch Sanh, mồ côi cha mẹ và sống một mình ở gốc đa gần đây. Tôi liền đề nghị được kết nghĩa anh em, rồi mời anh ta về ở cùng. Anh ta liền đồng ý, rồi dọn về ở cùng mẹ con tôi. Kể từ đó, mọi việc trong nhà đều có Thạch Sanh giúp đỡ.
Trong vùng có một con chằn tinh có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người. Quan quân đã nhiều lần diệt trừ nhưng không làm gì được. Dân làng phải lập miếu thờ, hằng năm lại nộp cho nó một mạng người. Năm ấy đến lượt nhà tôi. Không muốn bỏ mạng, tôi liền nghĩ kế nhờ Thạch Sanh đi thay. Chiều hôm đó, tôi chuẩn bị một bàn tiệc rượu chờ người em kết nghĩa về. Hai anh vừa ăn uống, vừa trò chuyện vui vẻ. Tôi liền bảo:
– Đêm nay, anh phải đi canh miếu thờ, ngặt nỗi anh còn mẻ rượu chưa cất xong, vậy em chịu khó đi thay cho anh một đêm, đến sáng lại về.
Thạch Sanh đồng ý. Tôi sung sướng vì đã thoát khỏi kiếp nạn. Nhưng đến đêm hôm ấy, tôi đang nằm ngủ thì nghe có tiếng gõ cửa, rồi cả tiếng gọi của Thạch Sanh. Nghĩ là oan hồn về đòi mạng, tôi và mẹ sợ hãi không dám ra mở cửa.
Thế rồi, Thạch Sanh mới nói:
– Anh Lí Thông ơi, em là Thạch Sanh đây! Anh mau ra mở cửa cho em!
Nghe vậy, tôi mới trấn tĩnh lại để ra mở cửa. Hóa ra, hắn vẫn chưa chết mà đã trở về, còn cầm theo đầu của con quái vật. Tôi nghĩ thầm trong lòng phen này sẽ được thưởng to, liền nghĩ kế lừa Thạch Sanh. Tôi nói:
– Đấy là con vật vua nuôi. Em giết nó ắt phải chịu tội. Bấy giờ em hãy trốn đi, mọi chuyện để anh lo liệu.
Hắn chẳng nghi ngờ, liền trốn đi. Tôi nhân cơ hội đó đem đầu con chằn tinh vào dâng vua. Nhà vua khen ngợi, còn ban thưởng cho tôi, còn phong cho làm Quận công.
Nhà vua có công chúa đến tuổi lấy chồng, cho mở tiệc kén rể. Hôm đó, công chúa bị một con đại bàng khổng lồ quắp đi. Nhà vua cho gọi tôi vào rồi sai đi tìm công chúa, còn hứa sẽ ban hôn cho. Nhưng đã nhiều ngày qua mà vẫn không có tin tức. Tôi liền truyền cho dân mở hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng tin tức. Tình cờ, tôi gặp lại Thạch Sanh. Tôi kể cho hắn nghe lại mọi việc.
Thạch Sanh nghe vậy, nói rằng mình biết hang đại bàng ở đầu và xin được đi cùng. Tôi đồng ý ngay. Đến hang, Thạch Sanh xin xuống trước. Một lúc sau, công chúa được cứu lên. Tôi liền ra lệnh cho quân sĩ lấp kín cửa hàng, rồi trở về để cung.
Lại nói đến công chúa, sau khi trở về cung thì chẳng nói chẳng cười. Nhà vua cho hoãn việc cưới xin, tìm người chạy chữa không khỏi. Tôi lo lắng nhưng chẳng biết làm thế nào. Một hôm, nhà vua cho gọi tôi vào cung. Đến nơi, tôi thấy Thạch Sanh đang đứng trước điện. Còn có cả công chúa đang nói cười vui vẻ. Thì ra, Thạch Sanh đã kể cho nhà vua nghe mọi chuyện. Vua lệnh cho Thạch Sanh toàn quyền xử tội tôi. Tôi cầu xin hắn nể tình nghĩa anh em mà tha cho tôi một con đường sống.
Trên đường trở về quê, tôi và mẹ bị sét đánh trúng, sau mới hóa kiếp thành bọ hung.
Đóng vai Lí Thông kể lại truyện Thạch Sanh – Mẫu 3
Tên của tôi là Lí Thông, làm nghề bán rượu. Một lần nọ, tôi đi ngang qua gốc đa, thầy một chàng trai đang gánh bó củi lớn về. Nghĩ bụng người này khỏe mạnh, tôi liền lân la tới hỏi chuyện, biết được tên của anh ta là Thạch Sanh. Thấy anh ta sống một mình, tôi liền đề nghị được kết nghĩa anh em. Thạch Sanh chẳng nghĩ ngợi gì mà đồng ý, rồi dọn về sống cùng tôi và mẹ già.
Từ ngày có Thạch Sanh, mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Bấy giờ, trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người. Quan quân nhiều lần đến diệt trừ nhưng đều không được. Dân làng phải lập miếu thờ, hằng năm nộp cho nó một mạng người.
Năm đó, đến lượt tôi. Tôi nghĩ bụng sẽ lừa Thạch Sanh đi thay. Chiều hôm đó, Thạch Sanh đi kiếm củi về, tôi liền dọn ra một mâm rượu thịt mời ăn, rồi bảo:
– Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì vẫn còn mẻ rượu chưa xong, phiền em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.
Thạch Sanh nghe tôi nói vậy, chẳng nghi ngờ gì mà đồng ý ngay. Còn tôi thì yên chí vì không phải nộp mạng cho chằn tinh. Đêm hôm đó, tôi đang ngủ say thì nghe có tiếng gọi cửa. Giọng nói như của Thạch Sanh. Ngỡ oan hồn Thạch Sanh hiện về đòi mạng, mẹ con tôi van xin khẩn thiết. Thạch Sanh vào nhà, rồi kể lại chuyện giết chằn tinh thì tôi mới hiểu rằng hắn chưa chết thật. Nghe xong, tôi liền bảo với Thạch Sanh:
– Con trăn đó là của nhà vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất sẽ bị tội chết. Bây giờ em hãy trốn đi, mọi chuyện đã có anh lo liệu.
Thạch Sanh tin lời tôi, trốn đi. Hôm sau, tôi hí hửng đem đầu chằn tinh vào cung, và được nhà vua ban thưởng, phong cho làm Quận công.
Vua có công chúa đến tuổi lấy chồng. Hoàng tử nhiều nước sai sứ đến hỏi công chúa làm vợ nhưng không ai vừa ý nàng. Nhà vua phải mở hội cho hoàng tử các nước và con trai trong thiên hạ đến tham dự, để công chúa ở trên lầu cao ném quả cầu may: hễ quả cầu rơi trúng người nào, công chúa sẽ lấy người đó. Tôi cũng tham gia vào buổi lễ. Khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất.
Từ ngày công chúa bị mất tích, nhà vua vô cùng lo lắng, sai tôi đi tìm và hứa sẽ gả công chúa cho. Nhưng tôi biết tìm nàng ở đâu. Tôi truyền cho dân mở hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng. Trong lễ hội, tôi gặp lại Thạch Sanh. Tôi kể cho hắn nghe về việc đang đi tìm công chúa. Thạch Sanh nói rằng mình biết hang của đại bàng và đề nghị được đi cùng. Đến hang, Thạch Sanh xin được xuống hang cứu công chúa. Sau khi cứu được công chúa lên, tôi cho người lấp kín cửa hang lại, nhốt Thạch Sanh ở bên dưới.
Từ khi được cứu thoát về cung, công chúa không nói không cười. Vua liền hoãn việc cưới xin. Tôi phải mời rất nhiều thầy thuốc về. Nhưng chẳng ai cứu được nàng. Bỗng một hôm, trong cung vang lên tiếng đàn lạ. Công chúa nghe thấy liền cười nói vui vẻ, xin vua gọi người đánh đàn vào. Tôi cũng được nhà vua cho gọi đến. Hóa ra người đánh đàn là Thạch Sanh. Nhìn thấy hắn, trong lòng tôi lo lắng, hoảng sợ vô cùng. Thạch Sanh đã đem hết sự tình cho nhà vua nghe. Vua nghe xong, vô cùng tức giận, liền cho người bắt giam hai mẹ con tôi lại, giao cho Thạch Sanh xử lí. Nể tình xưa, Thạch Sanh tha cho chúng tôi được trở về quê cũ.
Trên đường về quê, mẹ con tôi bị sét đánh trúng, hóa kiếp thành bọ hung. Lúc này, khi phải chịu kiếp loài vật, tôi cảm thấy hối hận vô cùng về những lỗi lầm của mình.
Đóng vai Lí Thông kể lại truyện Thạch Sanh – Mẫu 4
Tên của tôi là Lí Thông, làm nghề bán rượu. Nhờ vào tay nghề ủ rượu ngon, nên gần xa trong làng ai cũng biết đến.
Một lần, tôi đang ngồi uống nước tại một quán gần gốc đa, thì thấy một chàng trai vạm vỡ, nước da bánh mật, gánh một bó củi to trên lưng. Tôi tò mò, hỏi ra mới biết đó là Thạch Sanh, một chàng trai mồ côi sống bằng nghề kiếm củi. Thấy Thạch Sanh hiền lành, khỏe mạnh lại mồ côi, tôi ngẫm nghĩ: “Thạch Sanh khỏe mạnh lại khù khờ thế này, mang nó về nhà giúp việc chắc tôi đỡ được bao nhiêu”. Vậy là tôi ngỏ ý kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi mời cậu ta về nhà ở để dễ bề lợi dụng.
Từ ngày có Thạch Sanh, mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Những công việc nặng nhọc trong nhà, cậu ta tranh làm hết. Hai mẹ con tôi từ đó nhàn nhã nhiều. Trong vùng lúc bấy giờ có một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Dân làng phải lập một miếu thờ, hằng năm cúng nộp một mạng người để nó bớt phá phách.
Năm ấy, đến nhà tôi. Tôi bàn với mẹ nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi nộp mạng thay. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy:
– Mấy nữa, anh có chuyến giao rượu xa. Ngặt nỗi, làng lại cử anh đi canh miếu. Chuyến hàng này rất quan trọng anh không đi không yên tâm, em có thể giúp anh đi canh miếu thay anh được không?
Thấy tôi nhờ vả, Thạch Sanh không chần chừ đáp:
– Anh cứ yên tâm giao em.
Nghe vậy, tôi và mẹ vui mừng lắm. Đêm hôm ấy, tôi đang lim dim ngủ thì bỗng nghe thấy tiếng đập cửa, rồi tiếng gọi như của Thạch Sanh:
– Anh Lí Thông ơi!… Anh Lí Thông ơi!
Nghe tiếng gọi, mẹ con tôi cứ nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng. Tôi và mẹ đứng trước cửa nhà van xin khẩn thiết:
– Em ơi, em sống khôn chết thiêng tha cho mẹ và anh…
Thạch Sanh không hiểu chuyện gì đang xảy ra, bèn phân chần:
– Anh ơi, là em. Em nào đã chết, em còn sống đây mà!
Lúc bấy giờ tôi mới tôi mới tin là Thạch Sanh còn sống. Nhưng làm sao mà nó còn sống trở về được. Chẳng lẽ nó biết được ở miếu có chằn tính, bản thân nó chỉ là thế mạng nên quay về đây trả thù. Tôi liền mở cửa, rồi hỏi:
– Thế sao chú về sớm thế, anh nhờ chú canh miếu mà.
Nghe hỏi, Thạch Sanh thật thà kể lại chuyện giết chằn tinh, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm. Nhìn thấy Thạch Sanh cầm chiếc đầu chăn, tôi liền bảo:
– Trời ơi, con trăn ấy là của nhà vua nuôi đã lâu. Nay em bắt giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng, em hãy lo trốn ngay đi! Có chuyện gì để mặc anh ở nhà lo liệu.
Thạch Sanh chẳng chút nghi ngờ, nghe theo lời tôi. Sáng hôm sau, tôi hớn hở đem xác chằn tinh lên kinh đô lĩnh thưởng. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.
Năm đó, nhà vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp. Vua bèn nghĩ ra cách để công chúa ở trên lầu cao ném quả cầu may mắn. Hễ quả cầu rơi trúng người nào, người đó sẽ được làm phò mã. Tôi cũng hăm hở đến dự lễ ném cầu này, vì biết đâu tôi lại giành được tú cầu, một bước lên tiên. Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất. Cả kinh thành náo loạn đi tìm công chúa.
Tôi được đức vua cho nhiệm vụ đi tìm công chúa và hứa sẽ gả con gái. Nhưng tôi chỉ vừa mừng vừa lo. Trên đường đi tìm công chúa, tôi gặp Thạch Sanh. Tôi kể cho cậu ta nghe rõ sự tình. Thạch Sanh nói rằng biết chỗ của đại bàng nên đề nghị được đi cùng tôi. Đến nơi, Thạch Sanh còn tình nguyện xuống hang sâu để tìm công chúa. Khi cậu ta cứu được công chúa, tôi sai người lấp cửa hang lại, nhốt Thạch Sanh ở bên dưới.
Thế nhưng, từ lúc công chúa về cung không nói không cười, nhà vua rất lo lắng. Tôi đã mời rất nhiều nhà sư, đạo gia về để lễ tế nhưng không có tác dụng. Một hôm, trong từ trong tù phát ra một tiếng đàn của ai đó. Bỗng công chúa cất tiếng nói và muốn gặp người đánh đàn. Vua liền truyền người đánh đàn vào cung. Trước mặt mọi người, tôi đã bị Thạch Sanh kể tội. Vua muốn trừng trị tôi, nhưng Thạch Sanh vẫn thương tình tôi nên tha cho mẹ con tôi về quê. Trên đường về, mẹ con tôi bị sét đánh trúng, hóa kiếp thành bọ hung.
Đóng vai Lí Thông kể lại truyện Thạch Sanh – Mẫu 5
Tôi là Lí Thông, một người chuyên bán rượu. Trong một lần đi bán rượu ở xã Cao Bình, ngồi nghỉ chân tại một quán nước gần gốc đa, tôi thấy một người vác về một đống củi to. Tôi nghĩ bụng đây chắc chắn là một người có sức khỏe phi thường, liền đến làm quen.
Anh ta tên là Thạch Sanh. Từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, của cải chẳng có gì ngoài chiếc búa cha để lại. Tôi biết tên này thật thà, dễ lợi dụng nên đã quyết định kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi bảo cậu ta về nhà ở cùng mình và mẹ già. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời.
Từ đó, Thạch Sanh nhận làm hết mọi việc nặng nhọc trong nhà. Mẹ con tôi đỡ vất vả hơn. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Để yên ổn, dân làng tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, sẽ không quấy phá dân làng nữa. Lần đó, đến lượt nhà tôi, tôi bèn nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy đi trông miếu thay. Thạch Sanh không nghĩ ngợi nhiều liền nhận lời ngay. Tôi và mẹ vui mừng lắm.
Đêm hôm đó, tôi đang ngủ say thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh, mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, van xin khẩn thiết. Sau khi nghe Thạch Sanh kể rõ sự tình, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm. Tôi còn lừa Thạch Sanh rằng đó là con vật vua nuôi, để cậu ta trốn đi. Đến sáng hôm sau, tôi mang đầu chằn tinh đến gặp nhà vua. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.
Năm đó, nhà vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp. Nhà vua bèn nghĩ ra cách ném cầu kén rể, ai bắt được cầu sẽ được làm phò mã. Ngay trong lễ kén rể, công chúa bị một con đại bàng rất lớn quắp đi mất. Nhà vua lo lắng, giao trọng trách tìm công chúa cho tôi.
Trên đường đi, tôi gặp Thạch Sanh. Sau khi nghe tôi kể, Thạch Sanh nói mình biết hang đại bang ở đâu, và xin được đi cùng. Tôi đồng ý ngay. Đến nơi, Thạch Sanh xin được xuống hang cứu công chúa. Sau khi công chúa được cứu, tôi sai người lấp cửa hang lại, rồi đưa công chúa về cung. Nhưng kể từ hôm đấy, công chúa không nói cũng không cười. Nhà vua lo lắng lắm, tìm đủ mọi cách nhưng vẫn không có tác dụng.
Một hôm, từ trong cung vang đến tiếng đàn. Công chúa nghe thấy liền nói cười vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ liền cho người đánh đàn đền. Thì ra là Thạch Sanh. Cậu ta kể rõ sự tình, khiến cho nhà vua tức giận. Vua sai người bắt giam mẹ con tôi, giao cho Thạch Sanh xét xử. Cậu ta thương tình nên tha cho mẹ con tôi về quê. Nhưng đi được nửa đường, mẹ con tôi bị sét đánh, rồi hóa kiếp thành bọ hung.
Đóng vai Lí Thông kể lại truyện Thạch Sanh – Mẫu 6
Tôi là Lí Thông, làm nghề bán rượu. Một lần nọ, trên đường đi bán rượu về thì tôi thấy có một anh chàng trông rất cao to, khoẻ mạnh vô cùng. Tôi liền đến hỏi chuyện làm quen.
Tên của anh ta là Thạch Sanh. Tính tình hiền lành, thật thà. Tôi liền đề nghị được kết nghĩa anh em. Thạch Sanh thì vốn thiếu thốn tình cảm từ nhỏ, nên nghe tôi mở lời, cậu ta đồng ý ngày. Thạch Sanh bảo:
– Anh không chê em nghèo khó mà kết nghĩa anh em, em vui lắm, em hứa sẽ nghe anh và giúp đỡ anh thật nhiều.
Nói rồi hai chúng tôi lên đường về nhà. Từ ngày có Thạch Sanh, tôi và mẹ đỡ vất vả hẳn ra, những việc nặng nhọc. Mẹ con tôi vui mừng ra mặt. Lúc bấy giờ, trong làng tôi có một con chằn tinh rất lớn. Mỗi năm dân làng phải nộp cho nó một mạng người, nếu không nó sẽ quấy phá, không để làng yên ổn. Năm đó đến lượt nhà tôi, không muốn giao mạng mình cho chằn tinh, tôi đành âm mưu nhờ Thạch Sanh đi giúp. Tối hôm đó, sau khi cả nhà ăn uống no say, tôi liền bảo cậu ta:
– Tối này anh có mẻ rượu lớn, phải đem cất không thể ra trông miếu được, em bằng lòng đi thay anh được không?
Nghe vậy, Thạch Sanh chẳng chút nghi ngờ gì mà vui vẻ nhận lời tôi. Tôi và mẹ vui mừng, cuối cùng cũng thoát được nạn lớn này. Vậy mà đương lúc nửa đêm, khi hai mẹ con đang ngủ thì tôi nghe tiếng Thạch Sanh gọi:
– Anh Thông ơi, em về rồi này, anh ra mở cửa cho em với.
Tôi tưởng là hồn Thạch Sanh về đòi báo thù mình nên sợ hãi vô cùng. Bèn ra bàn thờ khóc lóc, van xin tổ tiên, rồi sau đó ra một cửa. Nhưng thật ngạc nhiên, tôi lại nghe tiếc Thạch Sanh gọi. Tôi liền ra mở cửa thì thấy cậu ta đang cầm cái đầu to tướng của chằn tinh. Nghe Thạch Sanh kể lại câu chuyện giết chằn tình tôi mới hoàn hồn, vừa khâm phục nhưng cũng không muốn Thạch Sanh giành phần thưởng vua ban, bèn bảo:
– Đây là vật nuôi của vua, sao em lại giết nó. Bây giờ nếu vừa biết chắc chắn bị tội tày đình rồi. Em phải nhanh chóng trốn đi, còn mọi việc ở đây hãy để anh xử lý.
Thạch Sanh nghe vậy, liền tin ngay, gói ghém quần áo rồi trở về gốc đa cũ. Còn tôi, sáng hôm sau liền mang đầu chằn tinh lên triều đình nhận thưởng, nhà vua bày tỏ sự hài lòng và khen ngợi rồi phong tôi làm Đô Đốc tại triều đình.
Nhà vua có một người con gái đã đến tuổi lấy chồng. Hoàng tử nhiều nước đến cầu hôn nhưng nàng không ưng ý. Nhà vua mở hội ném cầu kén rể. Những năm thành trong cả nước đến dự lễ, người nào bắt được cầu sẽ làm rể nhà vua. Nhưng trong buổi lễ, khi công chúa chuẩn bị lên ném cầu thì bị một con đại bàng bay ngang qua, sà xuống cắp đi mất. Nhà vua lo lắng, tức tốc sai tôi đi tìm công chúa, nếu tìm được, hứa sẽ gả và truyền ngôi cho.
Tôi rối trí vô cùng, vì chẳng biết tìm công chúa ở đâu. Nghĩ đến năm xưa, lúc mình đường cùng thì Thạch Sanh là người giúp mình lập công, tôi bèn tìm cách để gặp lại anh ta. Tôi mở một hội lớn, Thách Sanh cũng tới hội để xem. Tôi kể câu chuyện công chúa bị đại bàng bắt cho cậu ta nghe, cậu ấy bèn nói:
– Hôm qua, khi em đang ngồi chẻ củi dưới gốc đa, ngước mặt lên lầu mồ hôi thì thấy con đại bàng cắp một cô gái. Em dùng tên bắn trúng, vết thương có lẽ không quá sâu nên nó vẫn cố bay đi. Lần theo vết máu, em thấy được hang động của nó.
Tôi mừng rỡ, bèn đem theo quân bảo hắn dẫn đi. Tới hang, Thạch Sanh mang theo cung tên, tình nguyện xuống hạng để cứu đại bàng. Tôi buộc dây vào lưng rồi Thạch Sanh để cậu ta theo dây đi xuống. Khi công chúa được cứu lên, tôi đã cùng công chúa trở về, để mặc Thạch Sanh dưới hang động.
Từ lúc công chúa về, người chẳng nói chẳng cười, ai làm gì cũng mặc. Cả nhà vua và tôi đều tìm mọi cách, mời thầy ý giỏi nhất về để chữa trị những không khỏi. Một hôm, trong ngục tù có tiếng đàn thánh thót vàng lên khiến cả hoàng cũng như bừng tỉnh. Nàng công chúa nghe được tiếng đàn ấy thì vui cười trong hạnh phúc, bảo vừa cha cho gọi người đánh đàn vào cùng. Điều bất ngờ là người đánh đàn ấy chính là Thạch Sanh, trước mặt quần thần trong triều, tôi hổ thẹn vô cùng khi bị Thạch Sanh vạch mặt, tố cáo những tội lỗi bấy lâu của tôi. Sau khi nghe mọi chuyện, nhà vua đã gả con gái cho Thạch Sanh và để cậu ta quyết định hình phạt cho hai mẹ con tôi. Thạch Sanh đã bao dung thứ tha cho gia đình tôi, nhưng trên đường trở về, mẹ con tôi bị sét đánh, biến thành bọ hung.
Giờ đây, khi sống trong hình dạng của một con bọ hung, tôi mới đau khổ đến cùng cực. Đó là cái giá mà tôi phải trả cho sự ác độc và tham lam của mình. Tôi chỉ khuyên các bạn rằng, đừng sống như tôi, điều tốt đẹp nhất trên đời là hãy sống thật lương thiện.
Đóng vai Lí Thông kể lại truyện Thạch Sanh – Mẫu 7
Tôi là Lí Thông, một người chuyên bán rượu. Trong một lần đi bán rượu ở xã Cao Bình, ngồi nghỉ chân tại một quán nước gần gốc đa, tôi thấy một người vác về một đống củi to. Tôi nghĩ bụng đây chắc chắn là một người có sức khỏe phi thường, liền đến làm quen.
Thì ra, cậu ta tên là Thạch Sanh, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, của cải chẳng có gì ngoài chiếc búa cha để lại. Tôi biết tên này thật thà, dễ lợi dụng nên đã quyết định kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi bảo cậu ta về ở cùng với mình và mẹ già.
Từ ngày có Thạch Sanh, mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Để yên ổn, dân làng tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, không quấy phá nữa. Năm đó, đến lượt nhà tôi, tôi bèn nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy đi trông miếu thay. Thạch Sanh không nghĩ ngợi nhiều liền nhận lời ngay. Tôi và mẹ vui mừng lắm.
Đêm hôm đó, tôi đang ngủ say thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh. Mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, van xin khẩn thiết. Thạch Sanh mới kể lại chuyện giết chằn tinh. Nghe vậy, tôi liền bảo với Thạch Sanh:
– Con trăn ấy nhà vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất sẽ bị tội chết. Bây giờ em hãy trốn đi, mọi chuyện để anh lo liệu.
Thạch Sanh tin lời tôi, trốn đi. Tôi đem đầu chằn tinh vào cung, và được nhà vua ban thưởng, phong cho làm Quận công.
Nhà vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng. Hoàng tử nhiều nước sai sứ đến hỏi công chúa làm vợ nhưng không ai vừa ý nàng. Nhà vua phải nghĩ ra một hội lớn cho tất cả mọi người đến dự, công chúa ở trên lầu cao ném quả cầu may: hễ quả cầu rơi trúng người nào, công chúa sẽ lấy người đó. Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất.
Nhà vua vô cùng lo lắng, sai tôi đi tìm công chúa. Nhưng tôi biết tìm nàng ở đâu. Tôi truyền cho dân mở hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng. Tình cờ, tôi gặp được Thạch Sanh đi xem hội. Tôi kể cho cậu ta nghe về việc đang đi tìm công chúa. Thạch Sanh nói rằng mình biết hang của đại bàng và đề nghị được đi cùng. Cậu ta dẫn tôi cùng quân lính đến hang của đại bàng. Thạch Sanh đề nghị xuống hang cứu công chúa. Tôi cho người lấp kín cửa hang lại, nhốt Thạch Sanh ở bên dưới.
Từ khi được cứu thoát về cung, công chúa liền không nói không cười. Vua liền hoãn việc cưới xin, còn tôi mời rất nhiều thầy thuốc về vẫn không chữa được cho nàng. Một hôm, trong cung vang lên tiếng đàn lạ. Công chúa nghe thấy liền cười nói vui vẻ, xin vua gọi người đánh đàn vào. Thì ra đó chính là Thạch Sanh. Gặp mặt cậu ta, tôi lo lắng vô cùng. Thạch Sanh kể hết sự tình cho nhà vua nghe. Vua tức giận cho người bắt giam mẹ con tôi lại, giao cho Thạch Sanh xử lí. Nể tình xưa, Thạch Sanh tha cho mẹ con tôi về quê.
Trên đường về quê, mẹ con tôi bị sét đánh trúng, hóa kiếp thành bọ hung. Giờ đây, tôi vô cùng hối hận về tội lỗi mình gây ra.
Đóng vai Lí Thông kể lại truyện Thạch Sanh – Mẫu 8
Tôi tên là Lí Thông, vốn làm nghề bán rượu. Một lần nọ, tôi đi ngang qua gốc đa, thì nhìn thấy một chàng trai đang gánh bó củi lớn về. Thấy anh ta có sức khỏe, tôi mới lân la gợi chuyện, biết được anh chàng tên là Thạch Sanh, tứ cố vô thân. Tôi liền đề nghị kết nghĩa anh em. Thạch Sanh liền đồng ý, rồi dọn về ở cùng mẹ con tôi. Từ ngày có Thạch Sanh về sống cùng, giúp đỡ nhiều việc nặng nhọc, nên mẹ con tôi sống sung sướng hơn.
Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh hung dữ, nó bắt dân làng mỗi năm phải nộp cho một mạng người. Năm ấy đến lượt nhà tôi phải nộp mạng. Tôi sợ lắm, nghĩ cách để lừa Thạch Sanh đi thay. Đến khi Thạch Sanh về nhà, tôi bèn dọn một mâm rượu thịt mời ăn, rồi bảo:
– Đêm nay đến lượt anh đi canh miếu thờ, ngặt nỗi anh còn mẻ rượu chưa cất xong, vậy em chịu khó đi thay cho anh một đêm, đến sáng lại về.
Thạch Sanh chẳng có chút nghi ngờ mà đồng ý đi ngay. Còn tôi thì sung sướng vì đã thoát được kiếp nạn. Nửa đêm hôm ấy, tôi đang nằm ngủ thì nghe có tiếng gõ cửa. Nghĩ là oan hồn Thạch Sanh về đòi mạng, mẹ con tôi liền van xin khẩn thiết. Thạch Sanh liền nói:
– Anh Lí Thông ơi, em là Thạch Sanh đây!
Nghe vậy, tôi mới bĩnh tĩnh lại. Tôi liền ra mở cửa thì đúng là Thạch Sanh. Hắn kể lại mọi chuyện cho tôi. Tôi liền bảo với Thạch Sanh:
– Đó là con vật nuôi của vua, giết nó là mang tội. Thôi bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi.
Thạch Sanh không mảy may nghi ngờ, liền trốn đi. Tôi nhân cơ hội đó đem đầu con chằn tinh vào dâng vua. Nhà vua khen ngợi, còn ban thưởng cho tôi, còn phong cho làm Quận công.
Lại nói khi đó, công chúa đã đến tuổi lấy chồng. Trong ngày kén rể, công chúa bị một con đại bàng khổng lồ quắp đi. Nhà vua lo lắng sai tôi đi tìm công chúa, hứa sẽ gả công chúa cho. Nhiều ngày qua mà vẫn không có tin tức. Tôi liền truyền cho dân mở hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng tin tức. Trong lễ hội, tôi gặp lại Thạch Sanh. Tôi kể cho hắn nghe về việc đang đi tìm công chúa.
Thạch Sanh kể cho tôi nghe về hang của đại bàng, rồi đề nghị được đi cùng. Tôi đồng ý ngay. Đến hang Thạch Sanh xin xuống trước. Chàng đánh nhau với đại bàng, thì cứu được công chúa. Nhưng tôi đã ra lệnh cho quân sĩ vần đá lớn lấp kín cửa hang lại, rồi kéo nhau về.
Nhưng từ khi trở về, công chúa sau khi cứu thoát, trở về cũng thì bỗng không nói, không cười. Ngự y trong triều đều phải bó tay. Nhà vua đành phải cho hoãn đám cưới lại. Một hôm, tôi đang ngồi trong phủ thì được nhà vua gọi đến yết kiến. Đến khi vào cung, tôi nhìn thấy Thạch Sanh. Hắn ta đang kể lại cho nhà vua nghe mọi chuyện. Vua tức giận lắm, ra lệnh cho Thạch Sanh toàn quyền xử tội tôi. Nể tình xưa, Thạch Sanh tha cho chúng tôi được trở về quê cũ.
Nhưng trên đường về quê, mẹ con tôi bị sét đánh trúng, hóa kiếp thành bọ hung. Bởi vậy mà giờ đây, tôi cảm thấy vô cùng hối hận về lỗi lầm của mình.