Thánh Gióng là truyền thuyết ca ngợi Thánh Gióng – vị anh hùng chống giặc ngoại xâm. Download.vn sẽ giới thiệu Bài văn mẫu lớp 6: Kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 6: Kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em
Nội dung bao gồm 2 dàn ý và 21 bài văn mẫu lớp 6. Hãy cùng theo dõi để có thêm ý tưởng cho bài viết của mình.
Kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em
Dàn ý kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em
I. Mở bài
Giới thiệu về truyền thuyết Thánh Gióng.
II. Thân bài
1. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng
– Đời Vua Hùng thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn nổi tiếng là sống phúc đức nhưng vẫn chưa có một mụn con.
– Một hôm, bà lão đi ra đồng trông thấy một bàn chân to, liền ướm thử vào để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà lão mang thai, sau mười hai tháng thì sinh ra một câu bé.
– Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu thì nằm đấy.
=> Sự ra đời không giống với bất kỳ đứa trẻ bình thường nào, trái với quy luật của tự nhiên. Điều đó như một lời báo hiệu cuộc đời phi thường của cậu bé làng Gióng.
2. Sự sinh trưởng phi thường của Gióng
– Bấy giờ có giặc Ân xâm lược nước ta, nhà vua bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước.
– Cậu bé nghe tiếng của sứ giả thì liền cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây”.
– Gióng yêu cầu sứ giả về nói với nhà vua chuẩn bị “một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một tấm áo giáp sắt” với lời hứa sẽ phá tan lũ giặc này.
=> Câu nói đầu tiên là câu nói với lòng mong muốn xin đi đánh giặc cứu nước cứu dân. Câu nói mang tấm lòng yêu nước của một cậu bé mới ba tuổi nhưng đã có trách nhiệm với đất nước nhân dân.
– Từ khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi: “Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ”.
– Hai vợ chồng làm bao nhiêu không đủ, phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Cả làng vui lòng góp gạo nuôi cậu bé, ai cũng mong cậu giết giặc cứu nước.
=> Sức mạnh của tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Gióng lớn lên trong vòng tay chăm sóc nuôi nấng của nhân dân.
3. Gióng đánh giặc và sự ra đi
a. Gióng đánh giặc:
– Giặc đến gần bờ cõi, chàng Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.
– Chàng Gióng chuẩn bị ra trận:
- Mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên ngựa.
- Thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.
- Roi sắt gãy, Gióng nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ và chạy trốn .
=> Hình ảnh một con người oai phong, lẫm liệt, tràn đầy sức mạnh.
=> Đúng với sự ra đời kì lạ đã dự báo trước về cuộc đời của một con người phi thường, chàng Gióng chính là biểu tượng cho sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
b. Sự ra đi của Gióng:
– Thánh Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời.
=> Con người phi thường nên sự ra đi cũng trở nên phi thường. Thánh Gióng đã trở về với cõi bất tử. Đó chính là lòng tôn kính mà nhân dân ta dành cho một con người có công với đất nước.
4. Sự tưởng nhớ công ơn Thánh Gióng, tương truyền về làng Gióng
– Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương, và lập đền thờ ở quê nhà, nay là làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng.
– Dấu tích còn lại ngày nay: những bụi tre ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun mới vàng óng như thế, những vết chân ngựa thành những ao hồ liên tiếp, ngựa thét ra lửa thiêu cháy một làng gọi là làng Cháy…
=> Niềm tin bất diệt của nhân dân vào sức mạnh thần kì của dân tộc.
III. Kết bài
Khẳng định ý nghĩa của truyền thuyết Thánh Gióng.
Kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em
Bài văn mẫu số 1
Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng nọ. Họ sống hiền lành, phúc đức. Tuy tuổi đã cao nhưng vẫn chưa có con.
Một lần, người vợ ra thấy một vết chân to. Bà đặt chân vào ướm thử xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà thì thụ thai. Đến mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô, tuấn tú. Lạ thay, cậu bé lên ba vẫn chưa biết nói, biết cười, ai đặt đâu thì nằm đấy.
Bấy giờ, giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua vô cùng lo lắng, bèn cho truyền sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài cứu nước. Đến làng Gióng, cậu bé nghe tiếng rao, liền nói với người mẹ:
– Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con!
Sứ giả vào, cậu bé nói:
– Ông hãy về tâu với đức vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt. Ta sẽ đánh tan lũ giặc này.
Sứ giả nghe xong, vừa kinh ngạc vừa mừng rỡ, vội vã trở về tâu với vua. Nhà vua cho truyền thợ rèn ngày đêm làm gấp những thứ cậu bé yêu cầu. Kể từ hôm gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi cậu bé, phải chạy nhờ bà con làng xóm. Ai cũng vui vẻ giúp đỡ vì mong cậu đánh giặc cứu nước.
Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước đang lúc lâm nguy. Đúng lúc đó thì sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Cậu bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ. Mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt vô cùng. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ cưỡi ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác. Giặc chết như ngả rạ. Bỗng nhiên, roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ, bỏ chạy. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn. Tráng sĩ đuổi đến chân núi Trâu. Đến đây, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, c ởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời.
Vua nhớ công ơn, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại quê nhà. Những nơi ngựa phi qua để lại ao hồ. Rặng tre bị ngựa phun lửa cháy trở nên vàng óng còn có một làng bị ngựa phun lửa cháy được gọi là làng Cháy.
Bài văn mẫu số 2
Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng nổi tiếng là chăm chỉ, hiền lành và phúc đức. Hai ông bà đã lớn tuổi mà vẫn chưa có con. Một lần, bà ra đồng thì trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân lên ướm thử xem thua kém bao nhiêu. Đến khi về nhà, bà lại thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Kì lạ là, đứa trẻ lên ba tuổi vẫn chưa biết nói, biết cười, ai đặt đâu thì ngồi đấy.
Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh khiến nhà vua lo sợ. Vua sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài. Đến làng Gióng, cậu bé nghe tiếng sứ giả bỗng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, cậu liền bảo: “Ông về tâu với nhà vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ, liền vội vàng về tâu với nhà vua.
Kể từ sau hôm gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no. Hai vợ chồng làm ra không đủ để nuôi con, phải nhờ cậy bà con hàng xóm. Ai cũng vui vẻ giúp đỡ vì đều mong cậu bé có thể đánh tan lũ giặc.
Lúc bấy giờ, giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước lúc này rất nguy. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Bỗng, chú bé vùng dậy, vươn vai thành tráng sĩ. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc. Giặc bị tiêu diệt hết lớp này đến lớp khác. Bỗng roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm lên nhau chạy trốn.
Tráng sĩ một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Nhà vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương, cho lập đền thờ ở quê nhà.
Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Người ta còn kể rằng những bụi tre ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng, còn những vết chân ngựa nay thành những ao hồ liên tiếp. Người ta còn kể rằng ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.
Bài văn mẫu số 3
Đời Hùng Vương thứ sáu, tại làng Gióng có hai vợ chồng hiền lành, nổi tiếng là phúc đức. Họ luôn mong ước có một đứa con.
Một lần nọ, người vợ ra đồng trông thấy một vết chân rất to. Bà liền đặt chân vào ướm thử. Về nhà, bà liền mang thai. Mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Kì lạ, cậu bé lên ba tuổi vẫn không biết nói, biết cười. Ai đặt đâu thì cậu ngồi đấy.
Giặc Ân xâm lược nước ta, thế giặc mạnh khiến nhà vua rất lo lắng. Vua cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giúp nước. Đến làng Gióng, cậu bé nghe tiếng rao của sứ giả, liền cất tiếng nói đầu tiên, bảo mẹ:
– Mẹ hãy ra mời sứ giả vào đây cho con!
Sứ giả vào, cậu bé liền nói:
– Ông hãy về tâu với nhà vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt. Ta sẽ đánh tan lũ giặc này.
Sứ giả nghe xong lấy làm lạ, vội về tâu lại với nhà vua. Vua liền sai thợ rèn ngày đêm làm những món đồ cậu bé yêu cầu. Sau hôm gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi, phải nhờ đến sự giúp đỡ của bà con làng xóm.
Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước lúc này rất nguy. Đúng lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Cậu bé vùng dậy, vươn vai thành tráng sĩ. Tráng sĩ mặc áo giáp sắp, cầm roi sắt rồi cưỡi lên lưng ngựa.
N gựa hí dài mấy tiếng vang dội, phun lửa vào quân giặc. Giặc hoảng hốt bỏ chạy. Tráng sĩ phi ngựa đến đâu, quân giặc bại trận đến đó. Roi sắt gãy, tráng sĩ liền nhổ bụi tre đánh tan quân giặc. Thua trận, đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc.
Tráng sĩ cưỡi ngựa lên đỉnh núi. Đến đây, tráng sĩ c ởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Để tưởng nhớ công ơn, vua Hùng đã phong cho tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại quê nhà. Những nơi ngựa phi qua để lại ao hồ. Rặng tre bị ngựa phun lửa cháy trở nên vàng óng còn có một làng bị ngựa phun lửa cháy được gọi là làng Cháy.
Bài văn mẫu số 4
Từ thuở còn thơ bé, ta đã được nghe bao câu chuyện kể của bà, của mẹ về lịch sử hào hùng, về những truyền thuyết ly kỳ. Và có lẽ ai khi ấy cũng mang trong mình niềm tự hào và ngưỡng mộ những vị anh hùng trong truyền thuyết của dân tộc. Thánh Gióng là một vị anh hùng oai phong như thế.
Đời Hùng Vương thứ sáu, ở láng Gióng, có hai vợ chồng nông dân, vừa chăm chỉ làm ăn lại có tiếng phúc đức nhưng đến lúc sắp về già mà vẫn chứa có lấy một mụn con. Một ngày kia, bà vợ ra đồng, thấy một vết chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà liền mang thai, nhưng mười hai tháng mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô, đặt tên là Gióng. Điều kỳ lạ nữa là Gióng lên ba tuổi vẫn chẳng biết nói, chẳng biết cười, đặt đâu nằm đó, hai vợ chồng vừa buồn vừa lo lắng.
Thuở ấy, giặc Ân đem quân sang xâm lược bờ cõi nước ta, gây nên bao nhiêu tội ác, dân chúng vô cùng lầm than, khổ sở. Xét thấy thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp cả nước tìm người hiền tài cứu nước. Sứ giả đi đến mọi nơi, đi qua cả làng của Gióng. Nghe tiếng rao “Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước”, Gióng đang nằm trên giường bỗng cất tiếng nói đầu tiên:
– Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.
Thấy vậy, bà mẹ rất bất ngờ vui mừng, vội đi ra mời sứ giả vào nhà. Gióng yêu cầu sứ giả về tâu với vua, chuẩn bị đầy đủ ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để cậu đi đánh giặc.
Kỳ lạ hơn, sau khi sứ giả trở về, Gióng ăn rất khỏe và lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Mẹ cậu nuôi không đủ đành nhờ đến hàng xóm láng giềng. Bà con biết chuyện nên cũng rất phấn khởi, ngày đêm tấp nập nấu cơm, đội cà, may vá cho cậu rất chu đáo. Ai cũng hy vọng Gióng sớm ngày ra giết giặc giúp nước, trừ họa cho dân.
Ngày ấy, giặc vừa đến sát chân núi Trâu thì sứ giả cũng kịp mang vũ khí tới. Gióng bèn vươn vai đứng dậy, lập tức trở thành một tráng sĩ, khoác áo giáp, cầm roi sắt, chào mẹ và dân làng rồi nhảy lên ngựa. Cả người cả ngựa lao vun vút ra trận.
Trên chiến trường, Gióng tung hoành ngang dọc, tả đột hữu xung, giặc chết dưới tay như ngả rạ. Bỗng gậy sắt gãy, Gióng nhanh như chớp nhổ tre bên đường làm vũ khí mới. Giặc sợ hãi chạy trốn, dẫm đạp lên nhau mà chết. Khi trời đất đã sạch bóng giặc, Gióng phi ngựa bay về núi Sóc, cởi bỏ áo giáp sắt, vái tạ mẹ rồi bay về trời.
Vua phong hiệu cho cậu là Thánh Gióng, nhân dân lập đền thờ phụng, ghi nhớ công ơn. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa sắt thét ra lửa, lửa đã thiêu trụi một làng. Đến nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa in xuống ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau, là di tích minh chứng cho chiến công oanh liệt của Thánh Gióng.
Bài văn mẫu số 5
Dưới thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão hiền lành mà chưa có con. Một hôm, bà lão ra đồng ướm thử bàn chân mình lên những vết chân lạ, về nhà mang thai đến mười hai tháng mới sinh hạ một đứa con trai khôi ngô. Nuôi đến ba tuổi, đứa bé vẫn nằm một chỗ, chưa biết đi đứng, cười nói.
Gặp lúc giặc Ân quấy nhiễu, vua sai sứ giả đi rao khắp nơi tìm bậc hiền tài ra đánh giặc cứu dân. Nghe tin, cậu bé làng Gióng bỗng bật lên tiếng nói nhờ mẹ mời sứ giả vào. Cậu yêu cầu sứ giả xin vua đúc cho ngựa sắt, roi sắt áo giáp sắt để mình dẹp tan giặc dữ. Từ đó, cậu lớn nhanh, ăn mạnh đến nỗi dân làng phải rủ nhau góp cơm gạo đến giúp.
Nhận được đủ lễ vua ban, cậu bé vươn vai trở thành một tráng sĩ oai nghi lẫm liệt. Nai nịt xong, chàng lên ngựa, vung roi vun vút. Ngựa phun lửa xông thẳng vào đội hình giặc khiến chúng ngã chết như rạ.
Roi gãy, tráng sĩ nhổ những bụi tre bên đường. Quân giặc thua to, tan vỡ cả, đám sống sót tìm đường lẩn trốn. Tráng sĩ đuổi theo đến chân núi Sóc, cởi áo giáp bỏ lại, cả người lẫn ngựa bay vút lên trời.
Vua Hùng nhớ ơn phong làm Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà. Từ đó hàng năm vào tháng tư, ở đây hội Gióng được mở ra tưng bừng, nô nức, thu hút người khắp nơi về tham dự.
Bài văn mẫu số 6
Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức, nhưng lại không có con. Một hôm, bà lão ra đồng thấy một vết chân to khác thường. Thấy lạ, bà lão đặt bàn chân mình vào để ước chừng bàn chân mình nhỏ hơn bao nhiêu. Thấm thoát thời gian trôi đi, bà lão có thai, rồi mười hai tháng sau bà sinh được một bé trai khôi ngô tuấn tú. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay, đứa bé đã lên ba mà không biết nói, không biết cười, không biết đi, ai đặt đâu thì ngồi đấy.
Bấy giờ giặc Ân thế mạnh như chẻ tre tràn vào xâm lược nước ta. Nhà vua túng thế, bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng loa của sứ giả, bỗng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả lấy làm kinh ngạc và cũng tỏ ý vui mừng, vội về tâu với vua. Nhà vua chấp nhận và sai người ngày đêm làm đủ những vật mà chú bé yêu cầu.
Từ hôm gặp sứ giả, chú bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn không biết no, áo vừa mới mặc đã chật. Hai vợ chồng làm lụng cực nhọc mà không đủ nuôi con. Bà con xóm làng thấy thế, bèn xúm vào kẻ ít người nhiều nuôi chú bé.
Giặc Ân đã đến chân núi Trâu, tình thế đất nước như ngàn cân treo sợi tóc. Ai nấy đều lo lắng, sợ sệt. Vừa lúc, sứ giả mang đủ các thứ mà chú bé đã dặn. Chú bé vươn vai, trong phút chốc đã trở thành tráng sĩ thật oai phong, thật lẫm liệt. Tráng sĩ vỗ mạnh vào mông ngựa sắt, ngựa hí vang dội cả một vùng. Tráng sĩ mặc áo giáp cầm roi sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa phi nước đại, phun lửa xông thẳng vào quân giặc hết lớp này đến lớp khác. Bỗng roi sắt bị gãy, tráng sĩ liền nhổ những bụi tre ven đường quất vào quân giặc.
Thế giặc hỗn loạn, tan vỡ. Đám tàn quân dẫm đạp lên nhau mà tháo chạy. Tráng sĩ đuổi quân giặc đến chân núi Sóc (Sóc Sơn) thì dừng lại, rồi một mình, một ngựa lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt để lại ngựa sắt và tráng sĩ bay lên trời. Để tưởng nhớ người tướng sĩ có công đánh tan giặc Ân xâm lược. Nhà vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà.
Bài văn mẫu số 7
Vào thời Hùng Vương thứ sáu, tại làng Gióng có hai vợ chồng hiền lành, nổi tiếng là phúc đức. Tuổi đã cao nhưng họ vẫn chưa có con.
Một hôm, người vợ ra đồng trông thấy một vết chân rất to. Bà liền đặt chân vào ướm thử. Về nhà thì mang thai. Đến mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô, tuấn tú. Nhưng ba tuổi mà cậu vẫn không biết nói, biết cười. Ai đặt đâu thì cậu ngồi đấy.
Lúc bấy giờ, giặc Ân xâm lược nước ta, thế giặc mạnh khiến nhà vua rất lo lắng. Nhà vua cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài để giúp nước. Đến làng Gióng, cậu bé nghe tiếng rao của sứ giả, liền cất tiếng nói đầu tiên, bảo mẹ:
– Mẽ hãy ra mời sứ giả vào đây cho con!
Sứ giả vào đến nơi, cậu liền nói:
– Ông về tâu với nhà vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt. Ta sẽ đánh tan lũ giặc này.
Sứ giả nghe xong thì vui mừng lắm, liền vội vàng về tâu lại với nhà vua. Nhà vua liền sai thợ rèn ngày đêm làm những món đồ cậu bé yêu cầu. Kể từ hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi cậu bé, liền nhờ bà con trong xóm giúp đỡ.
Chẳng mấy chốc, giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước đang lúc lâm nguy. Đúng lúc đó thì sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Cậu bé vùng dậy, vươn vai thành tráng sĩ. Tráng sĩ mặc áo giáp sắp, cầm roi sắt rồi cưỡi lên lưng ngựa. N gựa hí dài mấy tiếng vang dội, phun lửa vào quân giặc. Chúng hoảng sợ lắm, bỏ chạy toán loạn. Tráng sĩ phi ngựa đến đâu, quân giặc bại trận đến đó. Roi sắt gãy, tráng sĩ liền nhổ bụi tre đánh tan quân giặc. Sau khi thua trận, đám tàn quân bỏ chạy.
Tráng sĩ cưỡi ngựa một mình lên đỉnh núi. Đến đây, tráng sĩ cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Về sau, để tưởng nhớ công ơn, Vua Hùng phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại quê nhà. Những nơi ngựa phi qua để lại ao hồ. Rặng tre bị ngựa phun lửa cháy trở nên vàng óng còn có một làng bị ngựa phun lửa cháy được gọi là làng Cháy.
Kể lại truyện thánh gióng bằng lời văn của em ngắn gọn
Bài văn mẫu số 1
Vào thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng, có vợ chồng chăm chỉ làm ăn, lại hiền lành và tốt bụng. Một lần, người vợ ra đồng, thấy một vết chân rất to, lấy làm lạ liền ướm thử vào xem. Không ngờ về nhà bà thụ thai, rồi sau mười hai tháng thai nghén, bà sinh ra một cậu bé. Hai vợ chồng mừng lắm, nhưng cậu bé lên ba tuổi vẫn chưa biết nói biết cười. Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược nước ta. Nhà vua sai người đi khắp nơi để tìm người tài. Đến làng Gióng, khi nghe thấy tiếng sứ giả, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây, con xin thưa chuyện”. Sứ giả vào, cậu liền báo với sứ giả: “Ông hãy về tâu với nhà vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ đánh tan lũ giặc này”. Sứ giả nghe xong vừa ngạc nhiên, vừa mừng rỡ vì tìm được người cứu nước, liền tức tốc trở về tâu với nhà vua. Sau hôm gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ, đành nhờ dân làng giúp đỡ. Bà con vui lòng góp gạo thóc để nuôi chú bé, ai cũng mong chú giết giặc cứu nước. Lúc này, giặc đã đến chân núi Trâu, vừa lúc đó, sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt.Cậu bé bỗng chốc vươn vai biến thành tráng sĩ. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt rồi cầm roi sắt đánh giặc. Giặc chết như ngả rạ. Bỗng roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ bụi tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ, đám tàn quân giẫm đạp lên nhau mà trốn thoát. Sau đó, tráng sĩ một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp rồi bay về trời. Vua cho lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn, còn phong làm Phù Đổng Thiên Vương. Hiện nay, vẫn còn đền thờ làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Tương truyền, những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng, còn những vết chân ngựa nay thành những ao hồ liên tiếp. Người ta còn bảo khi ngựa thét ra lửa đã thiêu cháy một làng, về sau gọi là làng Cháy.
Đoạn văn mẫu số 2
Thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng, có vợ chồng rất chăm chỉ làm ăn lại hiền lành, tốt bụng. Một lần, người vợ ra đồng, thấy một vết chân rất to hơn vết chân người thường, liền ướm thử. Không ngờ về nhà bà thụ thai, rồi sau mười hai tháng thai nghén, bà sinh ra một em bé. Hai vợ chồng mừng lắm, nhưng chú bé lên ba tuổi vẫn chưa biết nói biết cười. Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược nước ta. Nhà vua sai người đi khắp nơi để tìm người tài. Đến làng Gióng, khi nghe thấy tiếng sứ giả, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây, con xin thưa chuyện”. Sứ giả vào, cậu liền xin với sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt với lời hứa sẽ đánh tan lũ giặc này. Sau hôm gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ, phải nhờ đến dân làng. Bà con vui lòng góp gạo thóc để nuôi chú bé, ai cũng mong chú giết giặc cứu nước. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh giặc. Giặc chết như ngả rạ. Bỗng roi sắt gãy, tráng sĩ liền nhổ bụi tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ, đám tàn quân giẫm đạp lên nhau mà trốn thoát. Sau đó, tráng sĩ một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp rồi bay về trời. Vua cho lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn, còn phong làm Phù Đổng Thiên Vương. Hiện nay, vẫn còn đền thờ làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Tương truyền, những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng, còn những vết chân ngựa nay thành những ao hồ liên tiếp. Người ta còn bảo khi ngựa thét ra lửa đã thiêu cháy một làng, về sau gọi là làng Cháy.
Bài văn mẫu số 3
Vào thời Hùng Vương có một đôi vợ chồng tuy đã già nhưng mãi chưa có con. Vào một buổi sáng sớm khi lên nương làm rẫy, chợt thấy một dấu chân rất to in trên mặt đất, bà sửng sốt kêu lên:
– Ôi! Dấu chân của ai mà to thế này!
Thấy kì lạ, bà đưa chân mình vào ướm thử, về nhà bà liền có thai. Chẳng giống như bình thường, bà mang thai mười hai tháng mới sinh ra một bé trai và đặt tên là Gióng. Gióng lên ba tuổi mà chẳng biết nói biết cười.
Vào năm ấy, giặc Ân xâm lược nước ta. Quân giặc rất đông và hung hãn, đi đến đâu, chúng cướp bóc, tàn phá đến đấy. Quân của vua Hùng nhiều lần xuất trận nhưng không thể đánh thắng số lượng áp đảo của quân địch. Trước tình hình ấy, vua Hùng rất lo lắng, cử sứ thần đi khắp các vùng miền tìm người tài. Đến làng Gióng, cậu bé bỗng cất tiếng gọi mẹ xin cho đi đánh giặc: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con!”.
Gióng nói với sứ giá bằng giọng rõ ràng, dứt khoát: “Xin hãy nói với nhà vua làm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một cái áo giáp sắt”. Sứ giả ban đầu cũng hoài nghi, dù sao Gióng cũng chỉ là một đứa trẻ. Nhưng lúc ấy, có một con rồng không biết từ đâu bay đến rồi vút cao lên trời xanh, biết là điểm báo của trời, vội vàng về tâu lại với nhà vua. Từ hôm ấy, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không đủ, vươn vai trở thành một chàng trai khỏe mạnh, khôi ngô, tuấn tú. Những vật dụng cần thiết được mang đến, Gióng cùng trai tráng làng Phù Đổng ra trận đánh giặc. Đánh đến đâu, quân giặc khiếp sợ bỏ chạy đến đấy. Khí thế đang mạnh mẽ thì ngờ đâu kiếm gãy, Gióng nhanh trí nhổ một bụi tre bên đường, quật vào quân giặc tới tấp. Tướng giặc cùng đường phải giơ tay xin hàng, chiến thắng thuộc về nhân dân của nước Văn Lang. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Gióng bèn cởi toàn bộ giáp rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.
Để tưởng nhớ công ơn của Gióng, vua Hùng cho lập đền thờ ở quê nhà và phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Hàng năm, nhân dân vẫn tổ chức lễ hội để du khách thập phương tìm về bái lễ.
Bài văn mẫu số 4
Chuyện tương truyền rằng: Đời Hùng Vương thứ 6, làng nghèo kia có cặp vợ chồng, tuy lớn tuổi nhưng vẫn chưa có được một mụn con nào cả.
Một ngày kia, người vợ ra đồng liền thấy một dấu chân rất to. Vì tò mò nên người vợ ướm thử, không biết là trời động lòng thương hay sao mà sau đó về nhà người vợ đã có mang. Chưa kịp vui mừng thì tai họa lại ập đến, sau chín tháng mười ngày người vợ chưa sinh kịp sinh con thì người chồng đã qua đời. Mười hai tháng sau người vợ sinh ra một người con kháu khỉnh khôi ngô và đặt tên là Gióng. Lạ thay đứa nhỏ lên 3 vẫn chưa biết đi, biết nói, biết cười, đặt đâu thì cứ nằm đó. Người vợ buồn bã khôn xiết nhưng không biết làm thế nào.
Lúc bấy giờ, giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta. Nhà vua lo lắng và cho truyền quân lệnh để cầu người tài ra giúp nước dẹp giặc. Đến làng của Gióng, cậu liền nói với mẹ:
– Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!
Nghe tiếng con, mẹ Gióng hết sức vui mừng, nhưng vội khựng lại khi nghe con muốn gặp sứ giả. Sứ giả vào đến nơi chỉ thấy đứa bé ba tuổi nằm trên giường, họ không khỏi ngạc nhiên và thất vọng. Thế nhưng Gióng dõng dạc nói rõ:
– Sứ giả hãy về tâu với nhà vua, đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một cây roi sắt ta sẽ phá tan lũ giặc này.
Từ ngày gặp sứ giả, Gióng khác lạ khi lớn nhanh như thổi, cơm ăn bao nhiêu cũng không no. Dân làng chung sức với nhau góp gạo nuôi Gióng, chỉ mong Gióng lên đường lập công, cứu dân, cứu nước. Ngày giặc tràn bờ cõi cũng đến, Gióng đứng dậy vươn mình nhảy lên ngựa sắt, nhổ bụi tre làng làm vũ khí và đánh cho giặc tan tác. Sau khi giết sạch giặc, Gióng cưỡi ngựa bay thẳng về trời. Để ghi nhớ công ơn to lớn giúp diệt giặc cứu nước, người đời đã lập đền thờ và phong cho ông là Phù Đổng Thiên Vương.
Bài văn mẫu số 5
Ngày xưa, có hai vợ chồng nông dân nghèo khó nhưng hiền lành. Tuy họ đã lớn tuổi nhưng vẫn chưa có một mụn con.
Một hôm, bà ra đồng ruộng thấy có một vết chân rất to lớn, bà đặt chân vào thì khi về nhà bà có thai. Bà sinh được một con trai và đặt tên Gióng. Cậu bé lên ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò”, Gióng nay đã ba tuổi rồi mà không biết nói biết cười. Thuở ấy, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Vua Hùng cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài. Khi nghe tiếng rao của sứ giả, Gióng liền nói với mẹ:
– Mẹ ơi, con muốn gặp sứ giả.
Quá đỗi bất ngờ, nhưng thấy con có nói cười gọi mẹ, bà vui lắm vội chạy ra gọi sứ giả tới. Gặp mặt sứ giả, cậu Gióng ngồi dậy truyền bảo:
– Ngươi hãy về tâu với đức vua đúc cho một con ngựa sắt, một cây kiếm sắt, một roi sắt và một chiếc nón sắt để Gióng ta đi dẹp giặc.
Nhận tin sứ giả tâu lên, vua tức tốc truyền cho làm vật dụng mà Gióng yêu cầu. Rồi sứ giả chuyển đến chỗ Gióng.
Lại nói chuyện cậu bé Gióng. Từ sau ngày gặp sứ giả, Gióng bảo mẹ và dân làng cứ lo cơm, cà cho Gióng ăn no sẽ lớn lên và đánh được giặc. Bà mẹ cùng dân làng cuống cuồng chạy ngược xuôi lo cơm cà phục vụ cậu Gióng. Khi ăn đến mười nong cơm, ba nong cà, mỗi lần ăn xong một nong lại vươn vai và vụt lớn lên như thổi. Vải vóc do dân làng mang đến rất nhiều để may quần áo mà vẫn không đủ. Giặc đánh đến nơi, Gióng vươn vai thành tráng sĩ đi giết giặc. Giặc tan, Gióng bỏ lại áo giáp sắt rồi cưỡi ngựa bay về trời.
Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Ðổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là Làng Cháy.
Bài văn mẫu số 6
Trong chương trình Văn học lớp 6, em đã được học rất nhiều chuyên cổ. tích và truyền thuyết hay. Nhưng em thích nhất là truyện truyền thuyết Thánh Gióng. Câu chuyện đã kể về một người anh hùng đánh giặc giữ nước.
Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão nghèo. Họ rất chăm chỉ làm ăn nhưng lại hiếm con. Tuổi đã cao mà vẫn chưa có được một mụn con. Một hôm, bà vợ đi ra đồng, nhìn thấy một vết chân to, bà bèn đặt chân mình vào ướm thử. Nào ngờ, về nhà bà thụ thai. Đến tháng thứ mười hai, bà sinh được một cậu bé mặt mũi khôi ngô, tuấn tú. Hai vợ chồng vui mừng, đặt tên đứa bé là Gióng. Nhưng niềm vui của ông bà trở thành nỗi lo khi thấy Gióng lên ba tuổi mà vẫn chưa biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đó.
Bấy giờ có giặc đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Vua vô cùng lo lắng, cho sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Vừa nghe thấy tiếng sứ giả loa truyền, chú bé Gióng bỗng cất tiếng nói đòi mẹ cho gọi sứ giả vào gặp. Mẹ Gióng thấy con mình cất tiếng nói thì vô cùng mừng rỡ, chạy đi mời sứ giả. Khi gặp sứ giả, Gióng bèn bảo sứ giả về tâu vua, làm cho một áo giáp sắt, một con ngựa sắt và một cái roi sắt. Nhà vua mừng rỡ, truyền cho thợ làm gấp ngày đêm.
Kỳ lạ hơn, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé Gióng lớn nhanh như thổi. Ăn bao nhiêu cũng không thấy no. Cả làng cùng góp gạo nuôi Gióng. Ai cũng mong chú bé lớn nhanh, khỏe mạnh để giúp vua đánh gặp cứu nước. Giặc đã đến chân núi Trâu, thế nước rất nguy, ai cũng hoảng sợ, hoảng hốt. Đúng lúc đó, sứ giả đem những thứ Gióng yêu cầu đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai trở thành tráng sĩ, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội, phun lửa, lao thẳng vào đám giặc. Quân giặc hoảng sợ. Tráng sĩ phi ngựa đến đau, dẹp tan quân giặc đến đó. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre làm vũ khí. Lũ giặc giẫm đạp lên nhau mà chạy. Tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc. Đến đây, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp, cả người và ngựa bay về trời.
Vua nhớ công ơn, phong Gióng làm Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại quê nhà. Những nơi ngựa phi qua để lại ao hồ. Rặng tre bị ngựa phun lửa cháy trở nên vàng óng còn có một làng bị ngựa phun lửa cháy được gọi là làng Cháy.
Bài văn mẫu số 7
Ngày xửa ngày xưa, vào thời vua Hùng Vương thứ mười sáu, có một đôi vợ chồng tuy đã già nhưng vẫn chẳng có lấy một mụn con. Hai ông bà lão nổi tiếng là người hiền lành, đôn hậu ở làng Gióng nhưng không hiểu sao lại chịu sự không may mắn như vậy.
Cho đến một ngày, khi bà lão đi ra đồng thì chợt thấy một dấu chân to khổng lồ. Lấy làm ngạc nhiên, bà lão đưa chân mình vào ướm thử để đo xem dấu vết chân đó to đến cỡ nào. Thời gian thấm thoát trôi đi, bà lão chẳng còn nhớ đến vết chân ngày xưa nữa thì bỗng một ngày bà có thai. Hai vợ chồng bà lão mừng lắm, bà sinh ra một cậu bé khôi ngô, tuấn tú. Ấy thế mà đứa trẻ đó từ khi sinh ra lại chẳng biết nói, cũng không biết cười, không biết đi, chỉ đặt đâu thì nó nằm đấy. Hai ông bà từ mừng rỡ khi sinh được con đến lo lắng, buồn bã không hiểu sao lại như vậy.
Lúc bấy giờ, giặc Ân tràn sang xâm lược nước ta. Chúng khiến cho đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, tình cảnh đất nước lúc này đang ở thế “nghìn cân treo sợi tóc”. Nhà vua sai sứ giả đi rao tin khắp nơi, nhằm tìm người tài đứng lên cứu giúp đất nước. Sứ giả đi rao tin cuối cùng cũng đến làng Gióng. Nghe tiếng sứ giả, cậu bé bỗng nhiên cất tiếng gọi mẹ: “Mẹ ơi, mẹ hãy mời sứ giả vào đây cho con”. Thấy đứa con mình suốt bao nhiêu ngày tháng không nói, không cười bỗng dưng hôm nay lại cất tiếng gọi mẹ, hai ông bà lão mừng lắm, liền mời sứ giả vào ngay.
Khi sứ giả vào nhà, cậu bé đã ngay lập tức yêu cầu sứ giả hãy về chuẩn bị đủ những vũ khí để đi đánh giặc: Ngựa sắt, áo sắt và tấm giáp sắt để phá tan lũ giặc xâm lược. Sứ giả mừng rỡ vội về tâu lên cho nhà vua chuẩn bị. Nhà vua cũng đồng ý theo lời của cậu bé. Càng lạ lùng thay, Thánh Gióng từ khi gặp được sứ giả của nhà vua thì lớn nhanh như thổi, cơm cha mẹ thổi bao nhiêu cậu ăn cũng không đủ no, quần áo chẳng mấy chốc đều chật hết cả. Cậu bé chẳng mấy chốc hóa thành một chàng trai cao lớn, khỏe mạnh, khí thế ngút trời.
Chẳng bao lâu, nhà mua sai người đem đến đủ cả những thứ mà Gióng yêu cầu. Thánh Gióng lên đường đánh giặc ngay. Cậu đi đến đâu đánh bại quân giặc đến đấy. Khi kiếm gãy, Gióng liền nhổ một bụi cỏ bên đường, quật ngã bọn giặc ngoại xâm. Một hồi, ngựa của Thánh Gióng đã đến chân núi Sóc Sơn, Thánh Gióng liền cởi bộ giáp sắt đang mặc trên người ra mà bay thẳng lên trời.
Để nhớ đến công lao của Thánh Gióng, nhà vua đã cho người lập đền thờ của vị tướng này tại quê nhà của ông là làng Gióng. Cho đến nay, vẫn còn rất nhiều dấu tích năm xưa còn lưu lại và cứ tháng 4 hằng năm, người ta vẫn thường đến đền thờ Phù Đổng Thiên Vương để tưởng nhớ ông.
Bài văn mẫu số 8
Vào thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng nghèo. Họ chăm chỉ làm lụng quanh năm nhưng tuổi đã cao mà vẫn chưa có được một mụn con. Một hôm, bà lão ra đồng thì nhìn thấy một vết chân to. Bà liền đặt chân vào ướm thử. Đến khi về nhà thì mang thai. Bà mang thai mười hai tháng mới sinh ra một cậu bé khôi ngôi. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn chưa biết nói biết cười.
Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược nước ta. Nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước nên đã cử sứ giả đi rao khắp nơi. Khi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói:
– Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!
Sứ giả vào, cậu liền bảo với sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Hai vợ chồng làm bao nhiêu không đủ, phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Cả làng vui lòng góp gạo nuôi cậu bé, ai cũng mong cậu giết giặc cứu nước.
Giặc đánh đến nơi, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, bỗng cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội, rồi phun lửa vào đám giặc. Giặc hoảng sợ bỏ chạy. Tráng sĩ phi ngựa đến đâu, dẹp tan quân giặc đến đó. Đến khi roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ tre làm vũ khí. Quân giặc chết như ngả rạ.
Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà. Những nơi ngựa phi qua để lại ao hồ. Rặng tre bị ngựa phun lửa cháy trở nên vàng óng còn có một làng bị ngựa phun lửa cháy được gọi là làng Cháy.
Bài văn mẫu số 9
Vào thời Hùng Vương thứ sáu ở làng Gióng có hai vợ chồng nghèo. Họ chăm chỉ, hiền lành mà vẫn chưa có con.
Một hôm nọ, bà lão ra đồng thì nhìn thấy một vết chân lạ. Bà đặt chân vào ướm thử, đến khi về nhà thì mang thai. Mãi tới mười hai tháng sau mới sinh ra một cậu bé khôi ngôi. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn chưa biết nói biết cười, ai đặt đâu ngồi đấy.
Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Nhà vua muốn tìm ra người tài để giúp nước, liền sai sứ giả đi khắp nơi. Khi sứ giả đến làng Gióng, cậu bé nghe tiếng sứ giả liền nói với mẹ:
– Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!
Cậu bé liền nói với sứ giả rằng hãy về tâu nhà vua rèn cho một con ngựa sắt, một chiếc áo giáp sắt và một thanh gươm sắt. Từ đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Hai vợ chồng làm bao nhiêu không đủ, phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Cả làng vui lòng góp gạo nuôi cậu bé, ai cũng mong cậu giết giặc cứu nước.
Quân giặc đánh đến nơi cũng là lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Gióng vươn vai thành tráng sĩ. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội, rồi phun lửa vào đám giặc. Giặc hoảng sợ bỏ chạy. Tráng sĩ phi ngựa đến đâu, dẹp tan quân giặc đến đó. Gươm gãy, tráng sĩ nhổ tre làm vũ khí. Quân giặc chết như ngả rạ.
Giặc tan, tráng sĩ một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn rồi bay thẳng về trời. Nhân dân lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn. Những nơi ngựa phi qua để lại ao hồ. Rặng tre bị ngựa phun lửa cháy trở nên vàng óng còn có một làng bị ngựa phun lửa cháy được gọi là làng Cháy.
Bài văn mẫu số 10
Ngày xưa, vào thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng nổi tiếng là chăm chỉ, phúc đức. Hai ông bà mong ước có một đứa con. Một hôm, người vợ ra đồng trông thấy một vết chân rất to. Bà liền đặt chân vào ướm thử xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà lại mang thai. Mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Nhưng kì lạ thay, cậu bé lên ba tuổi vẫn chưa biết nói, biết cười, ai đặt đâu thì nằm đấy.
Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua vô cùng lo lắng, sai sứ giả đi tìm người tài giúp nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng cất tiếng nói:
– Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con!
Sứ giả vào, cậu liền bảo với sứ giả:
– Ông về tâu với nhà vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.
Kì lạ hơn, từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ, phải nhờ đến sự giúp sức của bà con hàng xóm. Ai cũng vui vẻ giúp vì mong muốn cậu bé đánh giặc cứu nước.
Giặc đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Cậu bé vùng dậy, vươn vai thành tráng sĩ. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội, rồi phun lửa vào đám giặc. Giặc hoảng sợ bỏ chạy. Tráng sĩ phi ngựa đến đâu, dẹp tan quân giặc đến đó. Bỗng roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ bụi tre cạnh đường quật vào quân giặc. Giặc tan vỡ, đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc.
Đến đây, một mình tráng sĩ cưỡi ngựa lên đỉnh núi. Tráng sĩ cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Những nơi ngựa phi qua để lại ao hồ. Rặng tre bị ngựa phun lửa cháy trở nên vàng óng còn có một làng bị ngựa phun lửa cháy được gọi là làng Cháy.
…….. Mời tham khảo thêm tại file tải bên dưới……..