Văn mẫu lớp 6: Phân tích tác phẩm Cô Gió mất tên (Dàn ý + 2 mẫu)

Văn mẫu lớp 6: Phân tích tác phẩm Cô Gió mất tên (Dàn ý + 2 mẫu)

Cô Gió mất tên của Xuân Quỳnh sẽ được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn lớp 6 của bộ sách Chân trời sáng tạo.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 6: Phân tích tác phẩm Cô Gió mất tên (Dàn ý + 2 mẫu)

Văn mẫu lớp 6: Phân tích tác phẩm Cô Gió mất tên (Dàn ý + 2 mẫu)

Phân tích tác phẩm Cô Gió mất tên

Download.vn muốn cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 6: Phân tích tác phẩm Cô Gió mất tên. Mời các bạn học sinh tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Phân tích tác phẩm Cô Gió mất tên

    Dàn ý phân tích tác phẩm Cô Gió mất tên

    I. Mở bài

    Giới thiệu đôi nét về tác giả Xuân Quỳnh, tác phẩm Cô Gió mất tên.

    II. Thân bài

    1. Giới thiệu về cô Gió

    – Tên gọi: Gió.

    – Hình dáng, màu sắc: không có.

    – Công việc: Đi lang thang khắp đó đây, lúc nhanh lúc chậm tùy thời tiết và giúp đỡ mọi người (giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn, đưa mây về làm mưa trên các miền đất khô cạn).

    => Mọi người rất yêu quý cô.

    2. Cô Gió hay giúp đỡ mọi người

    a. Cô Gió giúp đỡ bạn Đào:

    – Hoàn cảnh: Bố mẹ đều đi công tác vắng, chỉ có hai bà cháu ở nhà. Trời nóng hầm hập. Bà ốm, Đào phải ngồi quạt cho bà.

    – Cô Gió giúp đỡ Đào:

    • Từ xa cô Gió nghe tiếng và biết hết mọi việc. Cô từ chối cuộc vui để vội đi giúp đỡ bạn Đào: “Lát nữa nhé! Tôi còn vội đi giúp đỡ bạn Đào bên kia một chút”.
    • Nhanh chóng đến giúp đỡ: “Đến cửa sổ nhỏ nhà Đào, cô dừng lại một giây rồi từ từ thổi hơi mát vào giường bà. Vì đối với người ốm mà làm mạnh quá thì nguy hiểm”.
    • Giúp đỡ rất nhiệt tình: “Cô Gió quanh quẩn ở nhà Đào cho tới khi bà Đào khỏi ốm”.
    • Luôn sẵn sàng khi Đào cần: “Khi nào bạn cần, bạn cứ gọi tôi, tôi sẽ đến giúp bạn ngay…”.

    b. Cuộc trò chuyện với các bạn ngô, lau, sậy trên bãi:

    – Hoàn cảnh: Sau khi giúp bé Đào, đang vừa đi vừa hát thì gặp.

    – Các bạn ngô: “Ai mà chả biết cô. Mỗi lần cô đến là tất cả họ hàng nhà ngô chúng em xôn xao cả lên”

    – Các bác lau sậy: “Cứ cô đến là chúng tôi mới hát, không có cô chúng tôi buồn lắm đấy. Nhưng có bao giờ giữ được cô lâu đâu. Chỗ nào cũng cần đến cô nên cô cứ đi luôn”.

    – Cô Gió: chưa kịp trò chuyện vì phải đi giúp đỡ chú Ong nhỏ về nhà.

    c. Chuyện đưa Ong vàng về nhà:

    • Hoàn cảnh: Gặp ở trên đường, chú ong lạc đàn, cứ bay vơ vẩn mà khóc mãi.
    • Trên đường đi, cô chui qua một ngôi nhà và bị mắc kẹt.
    • Đến khi cô thoát được ra thì chú Ong đã không còn ở đó nữa.

    3. Cô Gió đánh mất tên

    – Hoàn cảnh: Trên đường đưa Ong vàng về, cô Gió chui qua một ngôi nhà.

    – Cô vào nhà nhưng không ai biết đến:

    • Mọi người quây quần bên mâm cơm không biết cô vào.
    • Cô cảm thấy hơi buồn, lòng thầm nghĩ: “Nếu mình có hình dáng cụ thể như cái ấm, cái lọ hoa hoặc như ngọn lửa trên bếp thì có phải thích không”.
    • Cô thấy những điều mới lạ: Đài truyền hình, nhiều dây dợ và núi bấm lằng nhằng. Tiếng đàn, hát vẫn tự nhiên vang lên không cần cô truyền đi.
    • Cô Gió chui vào chui vào một cái hũ tối mò, mùi hôi bốc lên nồng nặc và không thể chịu nổi phải kêu lên: “Trời ơi! Tối quá, tối quá! Cho tôi ra với”.
    • Chị Hũ không biết đến sự xuất hiện và cái tên của cô Gió: “Tôi chưa nghe tên bao giờ”, “Thế công việc của cô là gì mà cô lại mò mẫm vào đây?”
    • Chị Hũ khuyên cô quay về những nơi mà cô có ích để tìm lại tên của mình.

    – Tâm trạng cô Gió sau khi thoát khỏi Hũ: lòng buồn phiền quanh quẩn suy nghĩ “Có nhẽ chị Hũ nói đúng, mình đã bỏ quên mất tên thật rồi!”.

    => Cảm thấy bất lực mà khóc òa lên nhưng nước mắt cũng không có dáng hình màu sắc nên không một ai biết đến để an ủi cô.

    4. Cô Gió đi tìm lại tên

    – Hoàn cảnh: Sau khi bị mất tên, cô Gió hốt hoảng bay đi. Cô mang hy vọng tìm thấy tên mình ở một nơi nào đó.

    – Cô bay đến mặt biển, tìm lại được công việc của mình:

    • Thổi các ngọn khói bay trên tầng ống khói nhà máy.
    • Tỏa hơi mát của dòng suối ra bờ cây.
    • Đưa mùi thơm của hoa tràn ra đồng cỏ.
    • Đưa tiếng gọi ra xa đồng ruộng, đến tai em bé.
    • Thổi bay phấp phới hai dải mũ thủy thủ. Thổi lá cờ bay phần phật. Gió giúp thuyền ra khơi.
    • Thổi quay tít cái chong chóng nhỏ sặc sỡ trên tay em bé.

    => Cô Gió đã tìm lại được tên gọi của mình.

    III. Kết bài

    Khẳng định lại giá trị nội dung của tác phẩm Cô Gió mất tên

    Phân tích tác phẩm Cô Gió mất tên – Mẫu 1

    Xuân Quỳnh là một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Bên cạnh sáng tác thơ, bà còn có một số truyện viết cho thiếu nhi. Một trong số đó là “Cô Gió mất tên”.

    Nhân vật chính trong truyện là cô Gió. Cô không có hình dáng, màu sắc cụ thể. Công việc của cô là đi lang thang khắp đó đây, lúc nhanh lúc chậm tùy thời tiết và giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn, đưa mây về làm mưa trên các miền đất khô cạn.

    Cô Gió luôn giúp đỡ mọi người xung quanh. Cô nghe thấy mọi chuyện từ xa và biết hết mọi việc. Cô từ chối cuộc vui để vội đi giúp đỡ bạn Đào: “Lát nữa nhé! Tôi còn vội đi giúp đỡ bạn Đào bên kia một chút”. Nói rồi cô nhanh chóng đến nhà Đào: “Đến cửa sổ nhỏ nhà Đào, cô dừng lại một giây rồi từ từ thổi hơi mát vào giường bà. Vì đối với người ốm mà làm mạnh quá thì nguy hiểm”. Cô giúp đỡ một cách thật nhiệt tình: “Cô Gió quanh quẩn ở nhà Đào cho tới khi bà Đào khỏi ốm”. Cô luôn sẵn sàng khi Đào cần: “Khi nào bạn cần, bạn cứ gọi tôi, tôi sẽ đến giúp bạn ngay…”. Câu chuyện cho thấy sự nhiệt tình của cô Gió.

    Sau khi giúp Đào xong, cô Gió vừa đi vừa hát thì gặp các bạn lau, sậy trên bãi. Các bạn ngô khen ngợi: “Ai mà chả biết cô. Mỗi lần cô đến là tất cả họ hàng nhà ngô chúng em xôn xao cả lên”. Còn các bác lau sậy: “Cứ cô đến là chúng tôi mới hát, không có cô chúng tôi buồn lắm đấy. Nhưng có bao giờ giữ được cô lâu đâu. Chỗ nào cũng cần đến cô nên cô cứ đi luôn”. Những lời nhận xét trên đã cho thấy sự ngưỡng mộ, yêu mến dành cho cô. Nhưng cô chưa kịp trò chuyện với họ lại tiếp tục đi giúp đỡ chú Ong nhỏ đang lạc đường. Trên đường đi, cô chui qua một ngôi nhà và bị mắc kẹt ở đó, nhưng không có ai biết đến sự có mặt của cô. Mọi người quây quần bên mâm cơm không biết cô vào. Cô cảm thấy hơi buồn, lòng thầm nghĩ: “Nếu mình có hình dáng cụ thể như cái ấm, cái lọ hoa hoặc như ngọn lửa trên bếp thì có phải thích không”. Trong căn nhà, cô thấy những điều mới lạ: “Đài truyền hình, nhiều dây dợ và núi bấm lằng nhằng. Tiếng đàn, hát vẫn tự nhiên vang lên không cần cô truyền đi”. Đó là những đồ vật của cuộc sống hiện đại, mà con người không cần sự giúp sức của cô. Đặc biệt, cuộc gặp gỡ và trò chuyện tình cờ với chị Hũ khiến lòng cô cảm thấy buồn phiền, quanh quẩn suy nghĩ: “Có nhẽ chị Hũ nói đúng, mình đã bỏ quên mất tên thật rồi!”. Cô Gió đang cảm thấy bất lực mà khóc òa lên nhưng nước mắt cũng không có dáng hình màu sắc nên không một ai biết đến để an ủi cô.

    Sau khi bị mất tên, cô Gió hốt hoảng bay đi. Cô mang hy vọng tìm thấy tên mình ở một nơi nào đó. Cô trở lại nhưng nơi mình đã từng đi qua, tìm lại được niềm vui khi giúp đỡ mọi người: “Thổi các ngọn khói bay trên tầng ống khói nhà máy; Tỏa hơi mát của dòng suối ra bờ cây; Đưa mùi thơm của hoa tràn ra đồng cỏ; Thổi quay tít cái chong chóng nhỏ sặc sỡ trên tay em bé…”. Rồi từ đây, cô đã tìm thấy chính mình và hạnh phúc vì những điều mà mình đã cống hiến cho cuộc sống. Với hành trình tìm kiếm tên gọi của chính mình, cô Gió đã khẳng định một điều rằng, một cuộc sống ý nghĩa là khi chúng ta sống có ích. Đây cũng chính là thông điệp mà tác giả muốn gửi đến chúng ta trong hành trình khẳng định giá trị đích thực của bản thân mình.

    “Cô Gió mất tên” của Xuân Quỳnh là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại gửi gắm những thông điệp ý nghĩa.

    Phân tích tác phẩm Cô Gió mất tên – Mẫu 2

    “Cô Gió mất tên” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi. Truyện gửi gắm nhiều thông điệp ý nghĩa trong cuộc sống.

    Truyện kể về nhân vật cô Gió – một hiện tượng tự nhiên. Đây là kiểu nhân vật tiêu biểu trong loại truyện đồng thoại. Nhân vật này được xây dựng mang những đặc điểm của sự vật như không hình dáng, màu sắc cụ thể. Đ ồng thời cũng thể hiện đặc điểm tính cách của con người (sự tốt bụng, quan tâm và giúp đỡ mọi người xung quanh).
    Cô giúp những con thuyền ra khơi xa hay đem mây và mưa về trên những mảnh đất khô cạn. Cô giúp Đào quạt mát cho bà yên giấc ngủ say. Cô trò chuyện say sưa với họ hàng nhà lau. Cô còn giúp đỡ đưa chú ong nhỏ về nhà. Mọi công việc cô làm đều có ích cho cuộc sống. Cô được mọi người gọi tên là “Gió”.

    Một tình huống bất ngờ xả ra. Trên đường đưa chú ong nhỏ bị lạc về nhà, cô vô tình chui qua một ngôi nhà và bị mắc kẹt ở đó. Chẳng có ai biết đến sự có mặt của cô. Điều đó khiến cô thầm nghĩ: “Nếu mình có hình dáng cụ thể như cái ấm, cái lọ hoa hoặc như ngọn lửa trên bếp thì có phải thích không”. Mọi đồ vật trong nhà là biểu hiện của cuộc sống hiện đại. Chúng không cần đến sự giúp đỡ của cô. Chính vì vậy, cô cảm thấy buồn bã. Rồi cô chui vào một cái Hũ, chị Hũ không biết đến cô. Lời của chị đã khiến cô buồn phiền, suy nghĩ: “Có nhẽ chị Hũ nói đúng, mình đã bỏ quên mất tên thật rồi!”. Cô Gió đang cảm thấy bất lực mà khóc òa lên nhưng nước mắt cũng không có dáng hình màu sắc nên không một ai biết đến để an ủi cô.

    Ra khỏi ngôi nhà, cô đã quyết định đi tìm lại tên gọi của mình. Cô đến với mặt biển, nơi cô giúp thuyền vươn ra khơi, cô thổi các ngọn khói bay lên, cô tỏa hơi mát cho dòng sông, cô mang hương thơm đến khắp đồng cỏ… Cô nhận ra niềm hạnh phúc khi được giúp đỡ những người xung quanh. Và cô chợt nhận ra tên gọi của mình có được chính nhờ những việc ý nghĩa đó. Chi tiết đi tìm lại tên gọi của cô Gió đã cho người đọc nhận ra bài học về sự chia sẻ và cho đi trong cuộc sống. Một chi tiết nhỏ nhưng đã làm nên ý nghĩa to lớn cho tác phẩm.

    Như vậy, truyện “Cô Gió mất tên” là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại gửi gắm những thông điệp ý nghĩa.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *