Đối với mỗi người, gia đình đóng một vai trò quan trọng. Chúng ta không thể sống mà không có gia đình. Download.vn muốn giới thiệu Bài văn mẫu lớp 6: Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 6: Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình (8 mẫu)
Tài liệu bao gồm 8 bài văn mẫu, dành cho các bạn học sinh lớp 6. Hãy cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây.
Đề bài: Qua các văn bản đọc ở bài Gõ cửa trái tim, em đã cảm nhận được ý nghĩa của gia đình đối với tất cả chúng ta. Nhưng trong thực tế, đời sống gia đình còn nhiều vấn đề khác, cả tích cực lẫn tiêu cực, khiến chúng ta phải suy nghĩ. Sau đây, em hãy chia sẻ về một vấn đề trong đời sống gia đình khiến em quan tâm và suy nghĩ.
Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình
Hướng dẫn ý kiến về vấn đề trong đời sống gia đình
Ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình – Mẫu 1
Từ xưa đến nay, gia đình vẫn được coi là tế bào của xã hội. Người thân trong gia đình là người yêu thương, trân trọng chúng ta. Bởi vậy, mỗi người cần phải biết coi trọng và gìn giữ gia đình.
Gia đình là một cộng đồng người cùng chung sống, gắn bó với nhau bằng các mối quan hệ huyết thống, hôn nhân và tình cảm, cũng có thể là quan hệ nuôi dưỡng hay giáo dục. Gia đình có vai trò rất quan trọng, là nơi để mỗi người muốn tìm về khi thành công hay thất bại. Ở đó, những người thân luôn dành cho chúng ta tình cảm chân thành, sâu nặng. Cha mẹ là tấm gương để con cái học tập theo. Anh chị em cùng giúp đỡ, chia sẻ với nhau. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, dạy dỗ con người trưởng thành. Nhiều người thành công nhờ có một gia đình hạnh phúc làm hậu phương vững chắc. Có người thất bại, lầm lạc cũng vì phải sống trong gia đình bất hạnh.
Vậy đâu là những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương? Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được rằng một gia đình luôn yêu thương, đầm ấm thì sẽ tạo ra những thành viên tích cực. Họ sẽ biết chia sẻ buồn vui cùng nhau, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn và bảo vệ nhau trong cuộc sống. Đặc biệt, khi con người trưởng thành sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, chông gai. Nhưng nếu có gia đình luôn đứng phía sau động viên, khích lệ thì sẽ có được nguồn động lực to lớn để vượt qua.
Tình cảm gia đình là thứ thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được. Của cải, vật chất là những thứ có thể mua được, nhưng những tình cảm gia đình thì thật sự là vô giá. Nhưng để có một gia đình bình yên, hạnh phúc phải đến từ sự cố gắng của các thành viên trong gia đình. Chúng ta cần biết yêu thương, chia sẻ và thấu hiểu lẫn nhau để tình cảm gia đình trở nên gắn kết hơn.
Mỗi người hãy nhớ rằng, cuộc sống luôn đầy chông gai, thử thách. Mọi người ngoài kia không phải ai cũng đối tốt với bạn vô điều kiện. Chỉ có ở gia đình, chúng ta mới nhận được tình yêu thương đong đầy.
Ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình – Mẫu 2
Không có gì quý trọng hơn gia đình. Đó là tổ ấm yêu thương cần được vun đắp mỗi ngày. Vậy mỗi thành viên cần làm gì để gia đình có thể trở thành tổ ấm yêu thương?
Gia đình chính là tế bào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Bởi vậy nếu gia đình luôn yêu thương, đầm ấm thì sẽ tạo ra những thành viên tích cực. Họ sẽ biết chia sẻ buồn vui cùng nhau, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn và bảo vệ nhau trong cuộc sống. Đặc biệt, trong cuộc sống, người trưởng thành sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, chông gai. Nhưng nếu có gia đình luôn đứng phía sau động viên, khích lệ thì sẽ có được nguồn động lực to lớn để vượt qua.
Tình cảm gia đình là thứ thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được. Của cải, vật chất là những thứ có thể mua được, nhưng những tình cảm gia đình thì thật sự là vô giá. Nhưng để có một gia đình bình yên, hạnh phúc phải đến từ sự cố gắng của các thành viên trong gia đình.
Về phía người lớn, cha mẹ phải là tấm gương để con cái học tập, noi theo. Từ hành vi rất nhỏ trong cuộc sống hằng ngày đến cách đối nhân xử thế. Nhiều nghiên cứu cho rằng, con cái chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Bởi vậy ngoài việc dạy dỗ con cái những điều đúng đắn, cha mẹ cần phải chú ý hành vi của bản thân. Bên cạnh đó, người lớn cũng cần học cách trở thành một người bạn của con. Điều đó có nghĩa là cha mẹ sẽ cùng chia sẻ với con những vấn đề hằng ngày, lắng nghe con tâm sự và có thể đưa ra những lời khuyên hay lời động viên đúng lúc.
Về phía con cái thì cần biết vâng lời, lễ phép và học tập những đức tính tốt đẹp của cha mẹ. Khi gặp phải vấn đề khó khăn trong cuộc sống, con cái nên chia sẻ với cha mẹ để có thể nhận được sự thấu hiểu, hay nhận được lời khuyên đúng đắn. Đối với anh chị em trong một gia đình cần sống hòa thiện, nhường nhịn, chia sẻ và giúp đỡ nhau. Có đôi khi, tình yêu thương lại xuất phát từ những hành động vô cùng nhỏ bé. Đó có thể là cả gia đình cùng nhau ăn một bữa cơm, lời nhắc nhở người cha người mẹ mặc ấm, cùng chụp chung một tấm ảnh vào năm mới… Tuy nhỏ bé nhưng lại đem đến sự ấm áp vô cùng.
Trong một bộ phim truyền hình nổi tiếng của Việt Nam, một nhân vật đã khẳng định: “Gia đình là thứ tồn tại duy nhất. Những thứ khác có hay không, không quan trọng”. Câu nói này đã cho thấy tầm quan trọng trong cuộc sống. Mỗi người cần phải biết quý trọng gia đình. Mỗi thành viên trong gia đình hãy cùng nhau xây dựng một tổ ấm hạnh phúc.
Ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình – Mẫu 3
Gia đình – hai tiếng gọi thân thương mà đáng quý. Tình cảm gia đình là vô cùng thiêng liêng, quan trọng đối với mỗi người.
Đầu tiên, tình cảm gia đình là sự gắn bó, sẻ chia và yêu thương giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống và cùng chung sống dưới một mái nhà. Mỗi người sinh ra đều mong muốn có một gia đình, bởi gia đình là một điểm tựa vô cùng vững chắc trong cuộc sống. Đó là nơi mà mỗi người đều muốn trở về khi vui vẻ, hạnh phúc hay khi khó khăn, bất hạnh.
Một gia đình luôn yêu thương, đầm ấm thì sẽ tạo ra những thành viên tích cực. Họ sẽ biết chia sẻ buồn vui cùng nhau, giúp đỡ nhau và bảo vệ nhau trong mọi hoàn cảnh. Tình cảm gia đình giúp con người vượt qua mọi thử thách của cuộc sống. Nó thắp những ánh lửa hồng để sưởi ấm cho tâm hồn mỗi người.
Khi trưởng thành, hẳn mỗi người đều sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, chông gai. Nhưng nếu có gia đình luôn đứng phía sau động viên, khích lệ thì sẽ có được nguồn động lực to lớn để vượt qua. Tình cảm gia đình là thứ thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được. Của cải, vật chất là những thứ có thể mua được, nhưng những tình cảm gia đình thì thật sự là vô giá. Tuy nhiên, có nhiều người không biết trân trọng tình cảm đó. Nhiều người thường chạy theo những giá trị tiền bạc, những mối quan hệ xã giao để rồi đánh mất đi điều quan trọng nhất.
Và để có một gia đình bình yên, hạnh phúc phải đến từ sự cố gắng của các thành viên trong gia đình. Không chỉ ở cha mẹ mà còn cả con cái. Cha mẹ không chỉ là tấm gương để con học tập theo, mà cần trở thành một người bạn của con. Có nghĩa là cha mẹ sẽ cùng chia sẻ với con những vấn đề trong cuộc sống, đưa ra những lời khuyên hay lời động viên đúng lúc. Còn con cái thì cần biết vâng lời, lễ phép và học tập những đức tính tốt đẹp của cha mẹ. Khi gặp phải vấn đề khó khăn trong cuộc sống, con cái nên chia sẻ với cha mẹ để có thể nhận được sự thấu hiểu, hay lời khuyên đúng đắn. Đối với anh chị em trong một gia đình cần sống hòa thiện, nhường nhịn, chia sẻ và giúp đỡ nhau.
Gia đình là bến đỗ bình yên nhất của mỗi con người. Bởi vậy mỗi người cần phải trân trọng tình cảm gia đình từ những hành động cụ nhỏ bé nhất.
Ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình – Mẫu 4
Gia đình có vai trò thật quan trọng đối với con người. Vậy đâu là những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương?
Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được rằng một gia đình luôn yêu thương, đầm ấm thì sẽ tạo ra những thành viên tích cực. Họ sẽ biết chia sẻ buồn vui cùng nhau, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn và bảo vệ nhau trong cuộc sống. Đặc biệt, khi con người trưởng thành sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, chông gai. Nhưng nếu có gia đình luôn đứng phía sau động viên, khích lệ thì sẽ có được nguồn động lực to lớn để vượt qua.
Tình cảm gia đình là thứ thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được. Của cải, vật chất là những thứ có thể mua được, nhưng những tình cảm gia đình thì thật sự là vô giá. Nhưng để có một gia đình bình yên, hạnh phúc phải đến từ sự cố gắng của các thành viên trong gia đình. Không chỉ ở cha mẹ mà còn cả con cái.
Cha mẹ không chỉ là tấm gương để con học tập theo, mà cần trở thành một người bạn của con. Có nghĩa là cha mẹ sẽ cùng chia sẻ với con những vấn đề trong cuộc sống, đưa ra những lời khuyên hay lời động viên đúng lúc. Còn con cái thì cần biết vâng lời, lễ phép và học tập những đức tính tốt đẹp của cha mẹ. Khi gặp phải vấn đề khó khăn trong cuộc sống, con cái nên chia sẻ với cha mẹ để có thể nhận được sự thấu hiểu, hay lời khuyên đúng đắn. Đối với anh chị em trong một gia đình cần sống hòa thiện, nhường nhịn, chia sẻ và giúp đỡ nhau. Có đôi khi, tình yêu thương lại xuất phát từ những hành động vô cùng nhỏ bé. Đó có thể là cả gia đình cùng nhau ăn một bữa cơm, lời nhắc nhở người cha người mẹ mặc ấm, cùng chụp chung một tấm ảnh vào năm mới… Tuy nhỏ bé nhưng lại đem đến sự ấm áp vô cùng.
Xã hội càng hiện đại, con người càng trở nên vô tâm. Duy chỉ có gia đình là đem đến cho con người tình yêu thương chân thành nhất. Bởi vậy chúng ta cần phải biết quý trọng những người thân yêu. Mỗi thành viên trong gia đình hãy cùng nhau xây dựng một tổ ấm hạnh phúc.
Ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình – Mẫu 5
Trong cuộc sống, gia đình có một vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vậy mà chúng ta cần làm gì để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình.
Trước hết, có thể hiểu rằng gia đình là một cộng đồng người cùng chung sống, gắn bó với nhau bằng các mối quan hệ huyết thống, hôn nhân và tình cảm, cũng có thể là quan hệ nuôi dưỡng hay giáo dục. Và tình cảm gia đình là sự yêu thương, gắn bó của các thành viên trong gia đình. Tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng. Nó giống như ngọn đèn chiếu sáng tâm hồn con người giữa đêm dài tăm tối. Những người thân trong gia đình luôn dành cho nhau những điều tốt đẹp nhất. Họ yêu thương, chăm sóc và bảo vệ chúng ta giữa cuộc đời nhiều giông bão. Nhờ có tình cảm gia đình, con người được sống trong hạnh phúc, được phát triển một cách toàn diện và chắc chắn trong tương lai sẽ trở thành người có ích cho xã hội. Ngược lại, những người phải sống trong một gia đình bất hạnh thường sẽ gặp lại những chấn thương về tinh thần. Chính vì lẽ đó, chúng ta cần phải phải bảo vệ tình cảm gia đình.
Nhưng cần làm gì để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình. Điều đó phải được xuất phát từ sự cố gắng của tất cả các thành viên: từ ông bà, cha mẹ đến con cháu. Ông bà là những người lớn tuổi, giống như một tấm gương để con cháu noi theo. Còn cha mẹ là người đã ban cho chúng ta sự sống. Rồi nuôi dưỡng, dạy bảo chúng ta từ khi còn thơ bé đến lúc trưởng thành. Họ còn là điểm tựa vững chắc cho mỗi người. Dù cuộc đời có nhiều cay đắng, bão giông, nhưng khi trở về bên cha mẹ sẽ luôn thấy bình yên, hạnh phúc. Cha mẹ cũng luôn bao dung cho những đứa con của mình. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ cũng đều mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con cái.
Ngược lại con cái cần phải có tấm lòng yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ. Điều đó đôi khi xuất phát từ những lời nói, hành động vô cùng nhỏ bé. Đôi khi chỉ là một lời chào mỗi khi đi học hay khi về nhà. Hoặc ý thức giúp đỡ cha mẹ những công việc nhỏ trong nhà: nấu cơm, rửa bát, quét nhà. Hay tự nhắc nhở bản thân phải cố gắng học tập chăm chỉ, rèn luyện đạo đức. Đó là “đạo hiếu” mà mỗi người cần phải ghi nhớ và thực hiện. Chỉ khi con người biết hiếu thảo với cha mẹ – những người có công ơn sinh thành dưỡng dục, thì mới biết trân trọng những người xung quanh. Hay anh chị em trong nhà cũng cần phải sống hòa thuận, biết nhường nhịn, bao dung và chia sẻ với nhau.
Có thể khẳng định rằng, gia đình là điểm tựa của mỗi người. Muốn xây dựng tình cảm gia đình tốt đẹp, mỗi thành viên trong gia đình cần phải cố gắng từng ngày.
Ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình – Mẫu 6
Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đôi khi thường xảy ra các xung đột. Điều đó đòi hỏi mỗi thành viên cần có những giải pháp để giải quyết các xung đột, xây dựng một gia đình hòa thuận và hạnh phúc.
Đầu tiên, nguyên nhân của xung đột trong gia đình đến từ sự khác biệt trong về nhận thức, quan điểm hay suy nghĩ giữa cha mẹ và con cái. Từ đó đã tạo nên những xung đột về tâm lý là đặc điểm nổi bật mang tính quy luật. Điều đó là do hoàn cảnh sống, thời gian sống và sự khác nhau về thế hệ, sự chênh lệch về kinh nghiệm sống đã tạo nên khoảng cách dẫn đến xung đột.
Cha mẹ luôn mong muốn con cái phải nghe theo những quy định mình đặt ra từ khi con còn bé. Trong suy nghĩ, cha mẹ luôn cho rằng con cái là còn bé bỏng nên cha mẹ cần phải kiểm soát mọi hoạt động, con cái phải phụ thuộc vào mọi quyết định của mình. Đồng thời, nhiều cha mẹ chưa có sự hiểu biết cần thiết về những thay đổi về tâm sinh lí của con. Cha mẹ muốn duy trì sự phụ thuộc của con cái vào cha mẹ trong các hoạt động của cuộc sống hàng ngày…
Về phía con cái, trong độ tuổi dậy thì, tâm sinh lý sẽ có sự thay đổi, nhiều bạn cho đã suy nghĩ “về sự trưởng thành” và có cảm giác “mình là người lớn”. Ở độ tuổi này, nhận thức về “cái tôi cá nhân” và “quyền riêng tư” với những nhu cầu độc lập của bản thân cũng tăng lên rõ rệt. Từ sự thay đổi trên dẫn đến con cái muốn vượt qua sự kiểm soát, quản lý của bố mẹ.
Điều này sẽ khiến cho mối quan hệ của các thành viên trong gia đình không được tốt đẹp. Bởi vậy mà cần phải có những biện pháp phù hợp, tích cực. Đầu tiên, cha mẹ phải là người chủ động thay đổi. Cha mẹ vẫn duy trì những nề nếp quy định của gia đình nhưng phải phù hợp với cuộc sống hiện đại. Bên cạnh đó, cha mẹ cần trở thành những người bạn của con – thấu hiểu và chia sẻ với con mọi vấn đề trong cuộc sống. Từ đó, cha mẹ mới có thể đưa ra những đánh giá, lời khuyên cho con cái. Bản thân chúng ta cũng cần phải hiểu được những mong muốn tốt đẹp của cha mẹ. Hãy chia sẻ cởi mở, suy nghĩ về những lời khuyên và tránh những hành vi tiêu cực: giận dỗi, cãi lời… cha mẹ.
Một gia đình hạnh phúc là một gia đình luôn có sự thấu hiểu, chia sẻ. Mỗi người hãy biết cách xây dựng và bảo vệ gia đình của mình trở nên tốt đẹp hơn.
Ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình – Mẫu 7
Gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò quan trọng với mỗi người. Khi xã hội ngày càng phát triển, có nhiều vấn đề xảy ra, trong đó có nạn bạo hành trẻ em.
Ông cha ta có câu: “Yêu cho roi, cho vọt; Ghét cho ngọt cho bùi”. Có lẽ suy nghĩ ấy đã ăn sâu vào tiềm thức của con người, khiến cho việc đánh con cái đã trở thành một thói quen với danh nghĩa tình thương. Nhiều bậc phụ huynh chỉ đơn giản nghĩ rằng đứa con do mình sinh ra, mình có quyền dạy dỗ. Họ dùng đòn roi để trừng phạt, dạy dỗ một đứa trẻ. Rõ ràng việc dùng đòn roi để dạy dỗ con cái mang đến một hiệu quả nhất định. Nhưng việc lạm dụng đòn roi sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
Ngoài ra, việc bạo hành không chỉ về thể xác mà còn bạo hành về tinh thần. Những lời mắng nhiếc, dọa dẫm đã khiến cho trẻ em cảm thấy sợ hãi. Đôi khi còn tạo ra những ám ảnh trong tinh thần ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em. Cũng như dễ dẫn đến gặp phải chướng ngại tâm lý, trầm cảm… Việc bạo hành như vậy tuy không để lại dấu vết, không nhìn thấy bằng mắt, sờ được bằng tay nhưng để lại hậu khôn lường. Bởi những vết thương về thể xác có thể sẽ lành theo thời gian. Nhưng những vết thương về tinh thần thì sẽ còn ám ảnh con người rất lâu.
Bạo hành là một hành vi vô cùng xấu xa, cần lên án. Bạo hành trong gia đình gây ra mối bất hoà và ảnh hưởng lớn tới sự bền vững của gia đình và xã hội. Còn bạo hành ngoài xã hội thì ảnh hưởng tới tâm lý, nhận thức, ứng xử của con người. Mỗi cá nhân hãy nhận thức được tác hại của hành vi bạo hành trẻ em. Từ đó có ý thức bảo vệ và yêu thương các em. Từ gia đình, nhà trường và xã hội đều cần phải chung tay bảo vệ trẻ em.
Trẻ em là một phần quan trọng của gia đình và xã hội. Cha mẹ yêu thương con cái, nhưng cần dạy dỗ đúng cách. Đừng vì sự nóng giận nhất thời mà gây ra ảnh hưởng đến cuộc sống của những đứa trẻ.
Ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình – Mẫu 8
Gia đình có một vai trò quan trọng trọng cuộc sống của mỗi người. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cần được xây dựng dựa trên sự chân thành, thấu hiểu và tôn trọng. Xã hội càng phát triển khiến cho nhiều vấn đề xảy ra hơn.
Khi còn nhỏ, cha mẹ thường yêu cầu con cái tuân thủ những quy định, khuôn phép do mình đề ra. Cha mẹ hy vọng khi con đã lớn, có nhận thức thì chúng ta sẽ thực hiện tốt hơn nề nếp sinh hoạt của gia đình đã được giáo dục từ nhỏ. Nhưng đến giai đoạn dậy thì, mỗi đứa trẻ đều sẽ có cá tính, sở thích riêng. Chúng ta tự ý thức được quyền của mình về nhu cầu riêng tư. Đến lúc này những quy định cứng nhắc của cha mẹ từ khi còn nhỏ trở nên gò bó, mệt mỏi. Chúng ta không muốn thực hiện những quy định của cha mẹ về giờ giấc nữa. Khi bị thúc ép về thời gian đã xuất hiện tình trạng không nghe lời, đôi khi vô lễ với cha mẹ.
Nguyên nhân của vấn đề này đến từ việc cha mẹ có suy nghĩ cần phải kiểm soát mọi hành động của con, giúp con trở nên tốt hơn. Ngoài ra, do quá bận rộn, cha mẹ không nhận ra được những thay đổi nhanh chóng về cơ thể, về tâm sinh lý của các con cái nên chưa cảm nhận đầy đủ, kịp thời nhu cầu độc lập, sự ý thức về bản thân và sự lựa chọn riêng của các em. Cùng với đó, cha mẹ muốn duy trì sự phụ thuộc của con cái vào cha mẹ trong các hoạt động của cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy cha mẹ có những suy nghĩ rằng những đòi hỏi về sự độc lập, quyền riêng tư của các em không phù hợp, vượt quá khuôn khổ cho phép.
Đối với mỗi đứa con, chúng ta có sự thay đổi về tâm sinh lí, nhận thức được “về sự trưởng thành” và có cảm giác “mình là người lớn”. Chúng ta luôn muốn chứng minh bản thân, ý thức về “cái tôi cá nhân” và “quyền riêng tư” với những nhu cầu độc lập của bản thân. Từ sự thay đổi trên dẫn đến chúng ta có nhu cầu thoát khỏi sự phụ thuộc và kiểm soát của cha mẹ, muốn thoát khỏi trật tự, khuôn phép, quy định mà cha mẹ áp đặt từ lúc còn bé.
Vấn đề này khiến cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái không được tốt đẹp. Chính vì vậy, cha mẹ cần phải là người chủ động để bắt nhịp với con cái. Cha mẹ có thể vẫn duy trì những nề nếp quy định của gia đình nhưng phải phù hợp với cuộc sống hiện đại. Cùng với đó, mỗi cha mẹ cần tạo cho con cảm giác tin tưởng, gần gũi như những người bạn, để có thể chia sẻ và thấu hiểu với mọi vấn đề của con cái trong cuộc sống. Những lời khuyên, đánh giá khi đó của cha mẹ sẽ giúp con nhận ra được vấn đề, có được quyết định đúng đắn. Nhưng việc thay đổi cũng cần đến từ hai phía. Bản thân chúng ta cũng cần phải hiểu được những mong muốn tốt đẹp của cha mẹ. Hãy chia sẻ cởi mở, suy nghĩ về những lời khuyên và tránh những hành vi tiêu cự đối với cha mẹ.
Có thể khẳng định rằng, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng cần được xây dựng và gìn giữ. Con cái và cha mẹ cần có sự thấu hiểu để gia đình mãi gắn bó, yêu thương.