Văn mẫu lớp 6: Trình bày ý kiến về vấn đề ngoại hình của con người có quan trọng không?

Văn mẫu lớp 6: Trình bày ý kiến về vấn đề ngoại hình của con người có quan trọng không?

Ngoại hình của con người có quan trọng hay không? – Mỗi người đều sẽ có những quan điểm khác nhau về vấn đề này. Download.vn sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Trình bày ý kiền về vấn đề ngoại hình của con người có quan trọng không?.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 6: Trình bày ý kiến về vấn đề ngoại hình của con người có quan trọng không?

Văn mẫu lớp 6: Trình bày ý kiến về vấn đề ngoại hình của con người có quan trọng không?

Ý kiến về tầm quan trọng của ngoại hình

Tài liệu bao gồm 4 bài mẫu dành cho học sinh lớp 6 để hục vụ cho quá trình học tập. Tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Đề bài: Sau khi đọc bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” của U-xa-chốp, em thấy vấn đề ngoại hình của con người có quan trọng không? Hãy trình bày ý kiến của mình.

Trình bày ý kiền về vấn đề ngoại hình của con người có quan trọng không?

    Ý kiến về tầm quan trọng của ngoại hình – Mẫu 1

    Bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” của U-xa-chốp nhắc đến một vấn đề khá quan trọng trong cuộc sống. N goại hình liệu có quan trọng trong cuộc sống hay không?

    Nội dung của bài thơ kể về một chú gấu con có đôi chân vòng kiềng. Khi chú vào rừng đi dạo, vô tình bị quả thông rơi trúng đầu khiến gấu bị ngã. Điều đó khiến cho chị sáo, đàn thỏ rồi tất cả động vật trong khu rừng hùa vào trêu chọc về đôi chân vòng kiềng của gấu. Gấu con cảm thấy vô cùng xấu hổ, tủi thân. Cậu chạy về mách mẹ khiến mẹ của cậu rất ngạc nhiên. Mẹ gấu đã chứng minh rằng chân vòng kiềng không xấu, vì cả bố mẹ và ông nội – người giỏi nhất vùng cũng có đôi chân như vậy. Nhờ vậy, gấu con cảm thấy vui vẻ, tự hào hơn về ngoại hình của mình. Tác giả đã mượn chuyện của gấu con để nhắn nhủ chúng ta không nên chê bai, chế giễu ngoại hình của người khác.

    Theo tôi, ngoại hình là quan trọng nhưng không quyết định tất cả. Trước hết, có thể hiểu, ngoại hình là hình dáng bên ngoài của con người, được thể hiện qua khuôn mặt, vóc dáng, thân hình. Ngoại hình là yếu tố đầu tiên để chúng ta đánh giá một con người. Chắc chắn, một người có ngoại hình ưa nhìn sẽ dễ gây thiện cảm cho mọi người, nhận được sự quý mến của mọi người xung quanh. Người có ngoại hình tốt sẽ gặp được nhiều cơ hội trong công việc.

    Tuy nhiên, ngoại hình không quyết định tất cả, mà quan trọng vẫn là năng lực, phẩm chất của mỗi người. Tục ngữ có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “Xấu người đẹp nét” để khẳng định rằng những vẻ đẹp bên trong mới là điều quan trọng. Người bên có ngoại hình đẹp đẽ, nhưng tấm lòng lại độc ác, vô cảm thì thật đáng sợ. Những người đó khiến chúng ta có thiện cảm ban đầu nhưng sau trải qua quá trình tiếp xúc, họ dần bộc lộ bản chất. Dần dần, mọi người sẽ không còn tin tưởng, mà càng tránh xa, đề phòng. Hơn nữa, điều quan trọng là hình thức bên ngoài sẽ không tồn tại mãi với thời gian. Chỉ có một nhân cách tốt đẹp, tâm hồn lương thiện mới chính là điều khiến mọi người trở nên có giá trị hơn.

    Mỗi người cần cũng biết cảm thông, chia sẻ với những người có khiếm khuyết về ngoại hình. Chúng ta không nên lấy điều đó ra chế giễu, chê bai. Bởi như vậy sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu, khiến cho họ cảm thấy tự ti cũng như gây thêm lòng thù hận.

    Ngoại hình là một yếu tố quan trọng. Nhưng ngoại hình không phải là tất cả. Con người cần bồi dưỡng những vấn đề bên trong để hoàn thiện bản thân.

    Ý kiến về tầm quan trọng của ngoại hình – Mẫu 2

    Tục ngữ có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” để khẳng định rằng vẻ đẹp bên ngoài sẽ mai một theo thời gian, chỉ có vẻ đẹp tâm hồn là còn mãi.

    Hiểu một cách đơn giản nhất, ngoại hình là hình dáng bên ngoài của con người, được thể hiện qua khuôn mặt, thân hình. Bản thân tôi cho rằng ngoại hình là quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định.

    Rõ ràng, chúng ta không thể phủ nhận được vai trò của ngoại hình. Bởi ấn tượng ban đầu chính là đến từ ngoại hình. Khi nhìn thấy một người có ngoại hình ưa nhìn, cùng với phong cách ăn mặc hợp lí trong mọi hoàn cảnh, chắc chắn sẽ gây được ấn tượng tốt đẹp hơn. Bởi vậy mà hiện nay, không ít người đầu tư để thay đổi ngoại hình trở nên đẹp hơn, để cảm thấy tự tin hơn và có nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống.

    Nhưng ngoại hình không phải là tất cả. Theo thời gian, vẻ đẹp đó cũng sẽ dần tàn phai. Chỉ có vẻ đẹp bên trong – một tâm hồn đẹp đẽ mới đáng trân trọng. Điều đó được thể hiện qua cách hành động, cách cư xử của mỗi người. Trong xã hội hiện đại, có nhiều người bên ngoài ăn mặc giản dị, nhưng họ lại có tấm lòng cao quý. Có những người bên ngoài ăn mặc sang trọng, nhưng lại có tấm lòng xấu xa, ích kỷ. Chúng ta cần phải hiểu rằng hình thức bên ngoài không tồn tại mãi với thời gian, chỉ có một nhân cách tốt đẹp, một tấm lòng cao cả mới để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người. Vì vậy, việc giữ gìn một tâm hồn trong sáng, đẹp đẽ là vô cùng quan trọng.

    Những người có năng lực cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Nếu có ngoại hình tốt thì giá trị sẽ càng cao hơn, cơ hội rộng mở hơn. Tuy nhiên, việc người khác có khiếm khuyết về ngoại hình là một điều bình thường. Bởi không có ai làm hoàn hảo. Chúng ta không nên lấy việc đó ra chế giễu, chê bai. Điều đó sẽ gây ra những hậu quả xấu đối.

    Bài thơ của “Gấu con chân vòng kiềng” của U-xa-chốp là một lời khuyên khôn ngoan và thiết thực trong việc đánh giá tầm quan trọng của ngoại hình. Không chỉ vậy, tác giả còn muốn gửi gắm lời cảnh báo cho những người chỉ chăm chăm hình thức hào nhoáng. nhưng quên đi những phẩm chất tốt đẹp – yếu tố cơ bản tạo ra giá trị thực sự của một con người.

    Như vậy, theo quan điểm cá nhân của tôi, vẻ đẹp ngoại hình là một yếu tố quan trọng. Nhưng vẻ đẹp bên trong càng quan trọng hơn. Chúng ta cần nâng cao giá trị của bản thân để gặt hái được thành công trong cuộc sống.

    Ý kiến về tầm quan trọng của ngoại hình – Mẫu 3

    Khi đọc bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” của nhà thơ U-xa-chốp, tôi lại nhớ đến câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” hay “Xấu người đẹp nết”. Cả bài thơ và những câu tục ngữ muốn gửi gắm cho mỗi người bài học về vai trò của ngoại hình trong cuộc sống.

    Với câu chuyện về chú gấu con có đôi chân vòng kiềng, tác giả không nhằm chê bai đôi gấu con. Mà ngược lại, với lời khuyên của gấu mẹ đã giúp cho gấu con có thể cảm thấy tự hào, vui vẻ vì đôi chân của mình. Có lẽ trong cuộc sống, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều người giống như gấu con, cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình. Và cũng có rất nhiều người giống như thỏ, như sáo trong bài thơ – chế giễu, chê bai ngoại hình của người khác.

    Trước hết, ngoại hình được hiểu là hình dáng bên ngoài của con người, được thể hiện qua khuôn mặt, vóc dáng, thân hình. Có rất nhiều quan điểm về vấn đề vai trò của ngoại hình trong cuộc sống. Riêng tôi cho rằng yếu tố ngoại hình là quan trọng, nhưng không mang tính quyết định đến cuộc sống của một con người.

    Trên thực tế, chúng ta không thể phủ nhận được vai trò của ngoại hình trong cuộc sống. Khi nhìn thấy một người ăn mặc chỉn chu và sạch sẽ, chắc chắn mọi người đều sẽ có ấn tượng tốt đẹp. Nhưng đó không phải là tất cả, quan trọng nhất vẫn phải xem đến cách hành động, cách cư xử của người đó. Có những người bên ngoài ăn mặc giản dị, nhưng họ lại có tấm lòng cao quý, đẹp đẽ. Có những người bên ngoài ăn mặc sang trọng, nhưng họ lại có tấm lòng xấu xa, ích kỷ. Cũng giống như chiếc bàn gỗ vậy, lớp sơn bao phủ bên ngoài khiến cho chiếc bàn trở nên sang trọng hơn. Nhưng nếu như bóc hết lớp sơn đó ra, bên trong sẽ chỉ thấy được lớp gỗ mục rũa mà thôi. Hình thức bên ngoài không tồn tại mãi với thời gian, chỉ có một nhân cách tốt đẹp, một tấm lòng cao cả mới để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người.

    Con người có đạo đức tốt, có năng lực cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Nếu có hình thức tốt nữa (dáng vẻ, quần áo, đầu tóc, ngôn ngữ, tác phong…) thì giá trị càng tăng. Nhưng nếu như một người có khiếm khuyết về ngoại hình, thì mọi người không nên đem điều đó ra để chế giễu. Bởi như vậy sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu, khiến cho họ cảm thấy tự ti cũng như gây thêm lòng thù hận.

    Có thể khẳng định rằng, ngoại hình có vai trò quan trọng. Nhưng nó chỉ có thể gây ấn tượng cho người khác trong một thời gian ngắn. Cái chinh phục phải đến từ tâm hồn tốt đẹp bên trong.

    Ý kiến về tầm quan trọng của ngoại hình – Mẫu 4

    Trong câu chuyện “Gấu con chân vòng kiềng”, U-xa-chốp đã đề cập đến vấn đề ngoại hình. Vậy, yếu tố ngoại hình liệu có quan trọng trong cuộc sống hay không?

    Nhân vật trong truyện là chú gấu con có đôi chân vòng kiềng. Khi chú vào rừng đi dạo, vô tình bị quả thông rơi trúng đầu khiến gấu bị ngã. Điều đó khiến cho chị sáo, đàn thỏ rồi tất cả động vật trong khu rừng hùa vào trêu chọc về đôi chân vòng kiềng của gấu. Điều đó khiến cho gấu con cảm thấy x ấu hổ, tủi thân hơn và phải chạy về mách mẹ. Nhưng gấu mẹ đã chứng minh rằng chân vòng kiềng không xấu, vì cả bố mẹ và ông nội – người giỏi nhất vùng cũng có đôi chân như vậy. Chính vì điều đó, gấu con có thể cảm thấy tự hào, vui vẻ vì điều đó.

    Ngoại hình là hình dáng bên ngoài của con người, được thể hiện qua khuôn mặt, vóc dáng, thân hình. Ngoại hình có một tầm quan trọng nhất định trong cuộc sống. Bởi đó chính là yếu tố đầu tiên để chúng ta đánh giá một con người. Một người có ngoại hình ưa nhìn, lại ăn mặc gọn gàng chắc chắn sẽ để lại cho những người xung quanh ấn tượng tốt đẹp, sự trân trọng và tình cảm yêu mến. Nhiều người có ngoại hình tốt sẽ dễ dàng gặp được thuận lợi trong công việc hơn, đặc biệt với những nghề như diễn viên, người mẫu hay ca sĩ…

    Nhưng ngoại hình không quyết định tất cả, quan trọng vẫn là năng lực, phẩm chất của mỗi người. Bởi vậy mà ông cha ta mới có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “Xấu người đẹp nét”… Nhiều người bên có ngoại hình đẹp đẽ, nhưng tấm lòng lại độc ác, vô cảm. Họ coi thường những người xung quanh, sống ích kỉ hoặc thường chê bai người khác. Những người như vậy chỉ lấy được thiện cảm ban đầu, nhưng trải qua quá trình tiếp xúc lâu dài sẽ bộc lộ rõ bản chất, khiến cho mọi người xung quanh dần xa lánh.

    Chúng ta cần hiểu được rằng hình thức bên ngoài sẽ không tồn tại mãi với thời gian. Và chỉ có một nhân cách tốt đẹp, một tấm lòng cao cả mới khiến cho mọi người yêu thương, trân trọng. Bên cạnh đó, nếu như một người có khiếm khuyết về ngoại hình, thì chúng ta không nên đem điều đó ra để chế giễu. Bởi như vậy sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu, khiến cho họ cảm thấy tự ti cũng như gây thêm lòng thù hận.

    Quả thật, ngoại hình là một yếu tố quan trọng. Nhưng ngoại hình không phải là tất cả. Con người cần quan tâm đến trí tuệ, đạo đức của bản thân, như vậy mới có được thành công, được nhiều người yêu mến.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *