Đi lấy mật trích trong Đất rừng phương Nam – một tiểu thuyết vô cùng nổi tiếng của nhà văn Đoàn Giỏi. Trong đoạn trích có nhiều chi tiết thú vị. Vì vậy, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật
Nội dung tài liệu bao gồm 7 đoạn văn mẫu lớp 7. Các bạn học sinh hãy cùng tham khảo chi tiết ngay sau đây.
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật.
Cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật
Cảm nhận về một chi tiết thú vị trong Đi lấy mật – Mẫu 1
Khi đọc đoạn trích “Đi lấy mật” trích trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam, tôi cảm chi tiết về cách người dân vùng U Minh “thuần hóa ong rừng” là thú vị nhất. Nhà văn đã nêu ra hàng loạt cách “thuần hóa” ong của vùng đất khác. Người Mã Lai nuôi ong trong những chiếc tổ bằng đồng hình chiếc vại, người Mễ Tây Cơ làm tổ nuôi ong bằng đất nung, người Ai Cập nuôi ong trong những tổ bằng sành,… Sau đó, tác giả mới viết về cách nuôi ong rừng của người dân vùng U Minh – nuôi ong kiểu tổ hình nhánh kèo. Không phải ngẫu nhiên mà mà loài ong đóng trên một cành cây nào đó. Những kèo ong do con người tạo ra, để định sẵn một nơi cho bầy ong về đóng tổ. Chi tiết này đã gợi cho em sự tò mò về mảnh đất U Minh với nhiều điều thú vị và độc đáo.
Cảm nhận về một chi tiết thú vị trong Đi lấy mật – Mẫu 2
Đoạn trích “Đi lấy mật” có nhiều chi tiết thú vị, nhưng tôi ấn tượng nhất với chi tiết về cuộc trò chuyện của má nuôi và An. An đã được người má nuôi kể về cách gởi mật. Người thạo nghề phải quan sát nhành cây, hướng gió, tính trước đường bay của ong mật, rồi mới gác kèo. Cách gác kèo cũng thật khó, và kì công. Từng lời của người má nuôi khiến cho An hiểu hơn về công việc vất vả, nặng nhọc và không hề đơn giản. Với chi tiết này, người đọc đã hiểu thêm về cuộc sống lao động của người dân vùng đất U Minh. Để từ đó, chúng ta thêm trân trọng mọi thứ có được từ tự nhiên.
Cảm nhận về một chi tiết thú vị trong Đi lấy mật – Mẫu 3
Trong đoạn trích Đi lấy mật, tôi ấn tượng với chi tiết An và Cò đi đến một cái trảng rộng, thấy được hàng nghìn con chim. Những con chim đủ loài, với màu sắc khác: chim áo già màu nâu, chim manh manh mỏ đỏ bóng như màu thuốc đánh móng tay, chim nhỏ bay vù vù,… Chứng kiến cảnh này, An cảm thấy thích thú vô cùng và reo lên: “Chim đẹp quá, Cò ơi!”. Chi tiết này cho thấy vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên. Chắc hẳn mỗi người cũng đã có những hình dung cho riêng mình.
Cảm nhận về một chi tiết thú vị trong Đi lấy mật – Mẫu 4
Trong đoạn trích “Đi lấy mật”, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với chi tiết nói về cách người dân vùng U Minh “thuần hóa ong rừng”. Trước hết, nhà văn đã liệt kê hàng loạt cách “thuần hóa” ong của những vùng đất khác nhau: người Mã Lai nuôi ong trong những chiếc tổ bằng đồng hình chiếc vại, người Mễ Tây Cơ làm tổ nuôi ong bằng đất nung, người Ai Cập nuôi ong trong những tổ bằng sành… Từ đó, tác giả đã kể lại cách nuôi ong rừng của người dân vùng U Minh – nuôi ong kiểu tổ hình nhánh kèo. Không phải ngẫu nhiên mà mà loài ong đóng trên một cành cây nào đó. Những kèo ong do con người tạo ra, để định sẵn một nơi cho bầy ong về đóng tổ. Cũng chính sự độc đáo, mới lạ trong cách nuôi ong rừng đã khiến tôi thêm tò mò về vùng đất U Minh.
Cảm nhận về một chi tiết thú vị trong Đi lấy mật – Mẫu 5
Khi đọc đoạn trích “Đi lấy mật”, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với cuộc trò chuyện giữa người má nuôi và An. Má nuôi đã giảng cho An nghe về cách gởi mật. Người thạo nghề phải quan sát nhành cây, hướng gió, tính trước đường bay của ong mật, rồi mới gác kèo. Cách gác kèo cũng thật khó, và kì công. Lời giải thích rất cụ thể, chi tiết giúp cho An hiểu được công việc lấy mật không hề đơn giản, mà đòi hỏi phải là người có kinh nghiệm, có kiến thức mới làm được. Từ đó, người đọc cũng hiểu hơn về công việc của người dân ở vùng đất U Minh.
Cảm nhận về một chi tiết thú vị trong Đi lấy mật – Mẫu 6
Chi tiết ấn tượng nhất với em trong đoạn trích “Đi lấy mật” là cách người dân vùng U Minh “thuần hóa” ong rừng. Những nơi khác, người ta nuôi ong bằng những chiếc tổ nhân tạo. Chúng được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như tổ bằng đồng hình chiếc vại, tổ bằng đất nung, tổ bằng sành… Còn người dân vùng U Minh lại có cách nuôi ong thật độc đáo – nuôi ong bằng tổ hình nhánh kèo. Điều đó xuất phát từ việc họ hiểu được tập tính của loài ong rừng, không phải ngẫu nhiên mà ong đóng trên một cành cây nào đó. Bởi vậy họ đã định sẵn cho chúng một nơi để đóng tổ. Quá trình dựng tổ cho ong cũng rất tỉ mỉ vì chúng không đóng chỗ rợp, ong chúa thì kị, không bao giờ đóng tổ ở những nơi còn mùi sắt của con dao chặt kèo. Sự độc đáo này đã khiến cho em thêm tò mò về cuộc sống của người dân vùng đất này.
Cảm nhận về một chi tiết thú vị trong Đi lấy mật – Mẫu 7
Đoạn trích “Đi lấy mật” có nhiều chi tiết thú vị, nhưng em thích nhất là chi tiết miêu tả khung cảnh thiên nhiên ở đầu tác phẩm. Cảnh núi rừng hiện dưới con mắt của An thật sống động, chân thực. Một buổi sáng, đất rừng vô cùng yên tĩnh. Trời trong hòa cùng bầu không khí mát lạnh với hơi nước của sông ngòi, mương rạch, của đất ẩm và không khí thảo mộc thở ra từ trong bình minh. Những tia sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tram rung rung, điều đó đã khiến nhân vật An nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thủy tinh. Đọc những câu văn miêu tả này, chúng ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên trong lành, tươi mát và tràn đầy sức sống.