“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là câu tục ngữ giàu giá trị. Hôm nay, Download.vn sẽ giới thiệu Bài văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng (3 mẫu)
Tài liệu sẽ giúp cho các bạn học sinh lớp 7 hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ. Mời tham khảo 3 mẫu dàn ý được đăng tải chi tiết dưới đây.
Dàn ý giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Dàn ý giải thích Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng – Mẫu 1
I. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu câu tục ngữ cần giải thích: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.
II. Thân bài
1. Giải thích
- Nghĩa đen: “mực” thường có màu đen, khi sử dụng dễ bị vấy bẩn; còn “đèn” là đồ vật được sử dụng để thắp sáng.
- Nghĩa bóng: “mực” là những điều xấu xa, tiêu cực, không tốt đẹp; còn “đèn” là những điều tốt đẹp, trong sáng.
=> Câu tục ngữ là lời khuyên nhủ thế hệ sau phải biết học hỏi những điều tốt đẹp, đúng đắn và tránh xa những cái xấu xa, không lành mạnh.
2. Dẫn chứng
- Những người nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Chủ tịch Hồ Chí Minh…
- Trong cuộc sống hằng ngày: cha mẹ, thầy cô và bạn bé có ảnh hưởng đến mỗi người…
3. Liên hệ bản thân
- Biết lựa chọn một người bạn tốt để chơi.
- Cố gắng rèn luyện để trở thành một người có ích cho xã hội…
III. Kết bài
Khẳng định giá trị của câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”.
Dàn ý giải thích Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng – Mẫu 2
I. Mở bài
Giới thiệu, dẫn dắt về câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
II. Thân bài
1. Giải thích
– Nghĩa đen: “mực” là loại chất lỏng có màu, khi sử dụng thường gây bẩn; “đèn” là một đồ vật dùng để thắp sáng.
– Nghĩa bóng: “mực” chỉ những điều xấu xa, còn “đèn” chỉ những điều tốt đẹp.
=> Ý nghĩa câu tục ngữ: Một người khi thường xuyên tiếp xúc với người xấu thì dễ bị nhiễm thói hư tật xấu, còn nếu tiếp xúc với những người tốt ta sẽ học hỏi và học được nhiều điều hay từ họ. Từ đó, ông cha ta muốn khuyên nhủ thế hệ sau phải biết học hỏi những điều tốt đẹp, đúng đắn và tránh xa những cái xấu xa, không lành mạnh.
2. Tại sao “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”?
– Môi trường có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người.
– Khi chúng ta sống trong một môi trường xấu, tiếp xúc với người có nhiều thói hư tật xấu thì dễ trở nên sa ngã, sai lầm. Ngược lại, nếu chúng ta sống trong một môi trường tốt, tiếp xúc với những người có lối sống lành mạnh, nhân cách tốt đẹp thì sẽ trở học được nhiều điều đáng giá, trở thành người có ích.
3. Dẫn chứng và liên hệ bản thân
– Dẫn chứng: Câu chuyện về thầy Mạnh Tử, nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao)…
– Liên hệ bản thân: Học sinh cần tích cực học tập, rèn luyện phẩm chất…
III. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.
Dàn ý giải thích Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng – Mẫu 3
1. Mở bài
Giới thiệu câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
2. Thân bài
– Nghĩa đen: “mực” là một loại chất lỏng, dùng để in hoặc viết; “đèn” là một đồ vật, có thể phát ra ánh sáng.
– Nghĩa bóng: “mực” gợi đến những điều tăm tối, xấu xa; “đèn” gợi về những điều sáng rõ, tốt đẹp.
=> Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” muốn nói đến ảnh hưởng của môi trường đối với con người. Sống trong môi trường xấu, thường xuyên tiếp xúc với người xấu thì ta sẽ bị nhiễm thói hư tật xấu. Ngược lại, sống trong môi trường tốt, tiếp xúc với những người tốt thì ta sẽ học hỏi được điều tốt hay, trở thành người có ích.
– Dẫn chứng: Chí Phèo (Nam Cao), Mạnh Tử (Mẹ hiền dạy con)…
– Nhiều người không bị ảnh hưởng môi trường: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm hay Hồ Chí Minh…
– Liên hệ bản thân: Học sinh cần biết chọn bạn mà chơi, tích cực học tập, tránh xa thói hư tật xấu…
3. Kết bài
Khẳng định lại ý nghĩa to lớn của câu tục ngữ trên.