Văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non (4 mẫu)

Văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non (4 mẫu)

Đoàn kết là truyền thống quý giá của dân tộc đã được ông cha ta gửi gắm qua câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Hôm nay, Download.vn sẽ giới thiệu Bài văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non (4 mẫu)

Văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non (4 mẫu)

Dàn ý giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non

Tài liệu bao gồm 4 mẫu dàn ý, rất cần thiết cho các bạn học sinh lớp 7 khi tìm hiểu về câu tục ngữ trên. Mời tham khảo nội dung chi tiết sẽ được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Dàn ý giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non

    Dàn ý giải thích câu Một cây làm chẳng nên non – Mẫu 1

    I. Mở bài

    – Giới thiệu về câu tục ngữ:

    “Một cây làm chẳng nên non
    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

    – Khái quát ý nghĩa: Câu tục ngữ ca ngợi truyền thống đoàn kết của dân tộc ta.

    II. Thân bài

    1. Giải thích

    – Nghĩa đen: Nếu chỉ có một cái cây nhỏ bé thì sẽ không làm nên khu rừng rộng lớn.

    – Nghĩa bóng:

    • “Một cây”: chỉ sự tồn tại riêng lẻ, đơn độc
    • “Ba cây”: chỉ một tập thể to lớn
    • “chụm lại”: sự đoàn kết, hợp nhất một lòng
    • “núi cao”: đích đến, thành công hay thắng lợi

    => Như vậy, câu tục ngữ trên đề cao vai trò của sự đoàn kết trong cuộc sống.

    2. Dẫn chứng

    – Chỉ có đoàn kết mới đem lại sức mạnh to lớn để hoàn thành những việc lớn lao, trọng đại:

    • Trong quá khứ lịch sử: Nhân dân ta đoàn kết lại đánh bại kẻ thù xâm lược.
    • Hiện tại: Nhân dân đoàn kết chống lại dịch bệnh.

    – Đoạn kết không chỉ là ở phạm vi một quốc gia mà phải ở mọi đơn vị tập thể từ bé đến lớn.

    – Bên cạnh đó, vẫn còn một số người luôn gây rắc rối, phá hoại và chia rẽ đoàn kết.

    III. Kết bài

    Đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc ta cần được giữ gìn và phát huy.

    Dàn ý giải thích câu Một cây làm chẳng nên non – Mẫu 2

    1. Mở bài

    – Giới thiệu về câu tục ngữ:

    “Một cây làm chẳng nên non
    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

    – Khái quát ý nghĩa: Câu tục ngữ ca ngợi truyền thống đoàn kết của dân tộc ta.

    2. Thân bài

    – Giải thích:

    • “Một cây” chỉ số ít, thể hiện cho con người đang ở vào thế riêng lẻ và đơn độc.
    • “Ba cây” chỉ số nhiều, thể hiện cho một tập thể mạnh mẽ.
    • “Chụm lại” là hành động thể hiện của sự đoàn kết, đồng lòng.

    => Chỉ khi có sự đoàn kết ấy, chúng ta mới “nên hòn núi cao” tức là vươn tới đích đến, vươn tới thành công.

    – Dẫn chứng:

    • Trong quá khứ lịch sử: Nhân dân ta đoàn kết lại đánh bại kẻ thù xâm lược.
    • Hiện tại: Nhân dân đoàn kết chống lại dịch bệnh, giúp đỡ đồng bào chịu ảnh hưởng của thiên tai.

    – Vai trò của đoàn kết: Đem lại sức mạnh to lớn để hoàn thành những việc lớn lao, trọng đại.

    – Đoạn kết không chỉ là ở phạm vi một quốc gia mà phải ở mọi đơn vị tập thể từ bé đến lớn.

    – Bên cạnh đó, vẫn còn một số người luôn gây rắc rối, phá hoại và chia rẽ đoàn kết.

    3. Kết bài

    Khẳng tính tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

    Dàn ý giải thích câu Một cây làm chẳng nên non – Mẫu 3

    I. Mở bài

    Dẫn dắt, giới thiệu câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

    II. Thân bài

    1. Giải thích

    • “Một cây” chỉ số ít, thể hiện cho con người đang ở vào thế riêng lẻ và đơn độc.
    • “Ba cây” chỉ số nhiều, thể hiện cho một tập thể mạnh mẽ.
    • “Chụm lại” là hành động thể hiện của sự đoàn kết, đồng lòng.

    => Câu tục ngữ đã khuyên nhủ con người về sức mạnh của sự đoàn kết. Nếu chúng ta có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công.

    2. Vì sao “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”?

    – Tinh thần đoàn kết tạo nên nguồn sức mạnh to lớn giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

    – Con người có thể hoàn thành công việc một mình, nhưng sẽ phải mất nhiều thời gian hơn. Việc đoàn kết sẽ giúp mọi việc được thực hiện nhanh chóng hơn.

    – Đoàn kết là truyền thống quý giá của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.

    3. Dẫn chứng và liên hệ bản thân

    – Dẫn chứng: Nhân dân cùng đoàn kết chống lại kẻ thù xâm lược, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn trong dịch bệnh…

    – Liên hệ bản thân: Đoàn kết trong học tập, lao động…

    III. Kết bài

    Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ trên.

    Dàn ý giải thích câu Một cây làm chẳng nên non – Mẫu 4

    1. Mở bài

    Giới thiệu câu:

    “Một cây làm chẳng nên non
    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

    2. Thân bài

    a. Giải thích

    – Nghĩa đen: Một cái cây không thể làm nên khu rừng rộng lớn.

    – Nghĩa bóng:

    • “Một cây”: một người đơn độc
    • “Ba cây”: tập thể
    • “chụm lại”: đoàn kết lại
    • “núi cao”: thành công

    => Sự đoàn kết giúp con người vượt qua mọi khó khăn, đạt được thành công.

    b. Dẫn chứng

    – Quá khứ: Nhân dân ta đã đoàn kết chiến đấu và chiến thắng nhiều giặc ngoại xâm, dù chúng mạnh hơn ta rất nhiều.

    – Hiện nay: Đoàn kết trong lao động sản xuất, cùng nhau góp sức chống lại thiên tai…

    c. Bài học

    • Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch.
    • Đoàn kết là yếu tố quyết định thành công.
    • Phê phán những hành vi sống ích kỉ, không biết đoàn kết…

    3. Kết bài

    Nêu cảm nhận chung về câu: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *