Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa

Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa

Bài thơ Một mình trong mưa của Đỗ Bạch Mai sẽ được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 7.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa

Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa

Cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa

Download.vn sẽ giới thiệu Bài văn mẫu lớp 7: Đoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa, bao gồm 6 đoạn văn mẫu. Bạn đọc có thể theo dõi ngay sau đây.

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa.

Đoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa

    Cảm xúc sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa – Mẫu 1

    Bài thơ “Một mình trong mưa” của Đỗ Bạch Mai gợi cho tôi nhiều cảm xúc. Con cò vốn là một biểu tượng quen thuộc trong ca dao, mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Trong bài thơ này, con cò là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời của người mẹ. Qua đó, tôi cảm nhận được nỗi vất vả, nhọc nhằn cùng sự hy sinh của người mẹ thật đáng trân trọng. Mẹ không chỉ là người có công sinh thành, mà còn nuôi nấng và dạy dỗ chúng ta. Tình yêu thương của mẹ cũng lớn lao như đại dương rộng lớn. Nhờ vậy, tôi biết trân trọng, yêu thương mẹ nhiều hơn.

    Cảm xúc sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa – Mẫu 2

    “Một mình trong mưa” của Đỗ Bạch Mai giúp tôi hiểu hơn về mẹ. Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng hình ảnh con cò vốn đã rất quen thuộc trong ca dao. Con cò lặn lội trên cánh đồng, bước cao bước thấp một mình trong mưa. Đọc những câu trong bài thơ, tôi có thể liên tưởng tới hình ảnh mẹ tần tảo, vất vả kiếm sống để cho tôi có cuộc sống đầy đủ. Bài thơ đã giúp tôi cảm thấy trân trọng và yêu thương mẹ nhiều hơn. Từ đó, tôi tự nhủ cần phải ngoan ngoãn, chăm chỉ để mẹ luôn cảm thấy tự hào về tôi. Bài thơ của Đỗ Bạch Mai tuy ngắn gọn nhưng thật giàu ý nghĩa.

    Cảm xúc sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa – Mẫu 3

    Một trong những bài thơ hay viết về mẹ mà tôi cảm thấy ấn tượng là “Một mình trong mưa” của Đỗ Bạch Mai. Nhà thơ đã mượn hình ảnh con cò – được sử dụng nhiều trong ca dao với ý nghĩa khác nhau để chỉ người mẹ. Con cò được khắc họa một mình nuôi con, lặn lội trong mưa dưới cánh đồng để kiếm ăn. Đọc đến những câu thơ này, tôi có liên tưởng về hình ảnh của mẹ cũng đang vất vả lao động. Nhưng có lẽ, tôi thấy ấn tượng nhất là hình ảnh ở cuối bài, cò con bơ vơ đợi mẹ, cũng giống như những đứa con đợi mẹ về nhà. Bằng việc sử dụng thể thơ bốn chữ ngắn gọn, ngôn từ giản dị và giọng thơ nhẹ nhàng, bài thơ Một mình trong mưa đã để lại cho tôi những cảm xúc thật đẹp đẽ.

    Cảm xúc sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa – Mẫu 4

    “Một mình trong mưa” của Đỗ Bạch Mai đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng. Trong ca dao, con cò là một biểu tượng quen thuộc, xuất hiện với nhiều ý nghĩa khác nhau. Còn ở trong bài thơ này, con cò là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời của người mẹ. Sự vất vả, nhọc nhằn cũng như những hy sinh của mẹ đáng trân trọng biết bao nhiêu. Một mình mẹ vất vả kiếm sống từng ngày để nuôi lớn con lên người. Tình cảm yêu thương của mẹ khiến chúng ta cảm thấy thật xúc động, nghẹn ngào.

    Cảm xúc sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa – Mẫu 5

    Bài thơ “Một mình trong mưa” của Đỗ Bạch Mai đã khắc họa hình ảnh người mẹ hiện lên với nỗi vất vả, nhọc nhằn. Tác giả đã sử dụng hình ảnh con cò – một biểu tượng quen thuộc trong ca dao để nói về cuộc đời của người mẹ. Con cò lặn lội trên cánh đồng, bước cao bước thấp một mình trong mưa. Cũng giống như người mẹ trong cuộc mưu sinh, kiếm sống để nuôi lớn những đứa con. Sự hy sinh của mẹ khiến mỗi người cảm thấy trân trọng và yêu thương nhiều hơn. Bài thơ đã gửi gắm trọn vẹn tình yêu thương, sự kính trọng và nỗi thấu hiểu của nhà thơ dành cho những người mẹ vĩ đại.

    Cảm xúc sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa – Mẫu 6

    Có rất nhiều bài thơ hay viết về mẹ, trong đó “Một mình trong mưa” của Đỗ Bạch Mai đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc. Tác giả đã mượn hình ảnh con cò, vốn đã rất quen thuộc trong ca dao Việt Nam với nhiều ý nghĩa biểu tượng khác nhau để chỉ người mẹ. Hình ảnh thân cò một mình nuôi con, lặn lội trong mưa dưới cánh đồng để kiếm ăn gợi cho tôi liên tưởng về người mẹ. Chính mẹ cũng đã phải cần mẫn, vất vả làm việc để nuôi lớn con lên người. Đặc biệt ấn tượng nhất là hình ảnh ở cuối bài, cò con bơ vơ đợi mẹ trở về, cũng như những đứa con mong ngóng mẹ về nhà. Bài thơ đã cho thấy được tình cảm mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc. Với thể thơ bốn chữ ngắn gọn, cùng ngôn từ giản dị, bài thơ đã để lại cho mỗi người đọc những cảm xúc thật lắng đọng.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *