Văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Bán anh em xa mua láng giềng gần

Văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Bán anh em xa mua láng giềng gần

Câu tục ngữ “Bán anh em xa, mua láng giếng gần” gửi gắm bài học ý nghĩa về tình hàng xóm. Download.vn sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Bán anh em xa mua láng giềng gần.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Bán anh em xa mua láng giềng gần

Văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Bán anh em xa mua láng giềng gần

Giải thích câu Bán anh em xa, mua láng giềng gần

Nội dung bao gồm dàn ý và 5 bài văn mẫu lớp 7 . Các bạn học sinh có thể tham khảo để chuẩn bị cho bài viết của mình. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.

Giải thích câu tục ngữ Bán anh em xa mua láng giềng gần

    Dàn ý giải thích Bán anh em xa mua láng giềng gần

    1. Mở bài

    Dẫn dắt, giới thiệu về câu tục ngữ “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”: Tục ngữ là kho tàng tri thức với những bài học quý giá. Một trong những câu tục ngữ đó là “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” là một lời nhắc nhở đầy giá trị.

    2. Thân bài

    – Giải thích:

    • Câu tục ngữ không nói về việc mua bán thông thường, mà “bán anh em xa, mua láng giềng gần” có ý nghĩa rằng tình cảm ruột thịt xa xôi không bằng tình cảm láng giềng gần gũi.
    • Câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người ăn ở có tình nghĩa, biết sống chan hòa, yêu thương và giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

    – Dẫn chứng: Câu chuyện cháy nhà hàng xóm…

    – Bài học về vai trò của tình làng nghĩa xóm: giúp đỡ nhau trong cuộc sống,

    – Liên hệ bản thân: Yêu quý, trân trọng những người hàng xóm.

    3. Kết bài

    Khẳng định giá trị của câu “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”.

    Giải thích câu Bán anh em xa mua láng giềng gần ngắn gọn

    “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” là câu tục ngữ gửi gắm một thông điệp giá trị đến mỗi người. Câu tục ngữ không hàm ý chỉ sự mua bán thông thường. Tác giả dân gian sử dụng cặp từ trái nghĩa “bán “ – “mua” , “anh em xa” – láng giềng gần” để khẳng định rằng ruột thịt xa xôi không bằng tình cảm láng giềng gần gũi. Từ đó, câu tục ngữ khuyên nhủ con người ăn ở có tình nghĩa, biết sống chan hòa, yêu thương với mọi người xung quanh, đặc biệt là hàng xóm láng giềng. Rõ ràng, anh em là mối quan hệ máu mủ ruột thịt. Nhưng nếu anh em mà ở xa nhau, khi xảy ra việc khẩn cấp, cũng không thể giúp đỡ được. Khi đó, có lẽ, chúng ta lại cần đến sự giúp đỡ của hàng xóm lại ở ngay bên cạnh. Câu tục ngữ “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” chính là lời răn dạy đáng trân quý của các bậc cha ông về kinh nghiệm sống, kinh nghiệm để đối nhân xử thế một cách gần gũi và dễ cảm nhận, đồng cảm nhất.

    Giải thích câu Bán anh em xa mua láng giềng gần – Mẫu 1

    Những câu tục ngữ là lời răn dạy hữu ích đã được đúc kết lại cho con cháu đời sau. Cuộc sống của người dân Việt Nam xưa kia thì người dân thường sống gắn bó với nhau trong một làng xã. Họ thân quen nhau và trở thành người thân thiết như ruột thịt. Cho nên có câu tục ngữ cũng nói về vấn đề tình làng nghĩa xóm “Bán anh em xa mua láng giềng gần”.

    Câu tục ngữ dường như nhắc đến chuyện mua bán nhưng không phải vậy. Mà ý nghĩa của nó nhằm khuyên răn mỗi người ăn về cách đối nhân xử thế. Ở vế câu “Bán anh em xa” có thể hiểu là anh em dù là máu mủ nhưng ở nếu xa thì khi mà có những việc hệ trọng và khẩn cấp thì không thể nào mà có thể tới giúp đỡ được. Điều này lại như gợi nhắc chúng ta đến với câu tục ngữ “Nước xa không cứu được lửa gần”. Khi có việc quan trọng mà người thân ruột thịt không có ở đây thì những người hàng xóm lại sang giúp đỡ, bởi vậy mà mới phải “mua láng giềng gần”.

    Trong cuộc sống, con người ở bất cứ đâu cũng cần phải có được một sự gắn kết cộng đồng để có thể chia sẻ cũng như giúp đỡ nhau. Có ai đó đã từng nói rằng “Còn gì đẹp trên đời hơn thế/Người với người sống để yêu nhau”. Khi chúng ta đi xa, đến một nơi không có người thân quen chắc chắn rằng sẽ thấy rất vất vả, lạ lẫm và cả sự cô đơn. Cho nên việc “mua láng giềng gần” như một cách giúp cho chính bạn thích nghi được với cuộc sống nơi phương xa đó. Những người hàng xóm có thể chia sẻ, giúp đỡ nhau. Tình hàng xóm đôi khi thật gắn bó.

    Qua câu tục ngữ “Bán anh em xa mua láng giềng gần” đã giúp cho người đọc thấy được sự cần thiết cũng như tầm quan trọng của những người hàng xóm. Tình làng nghĩa xóm cũng được xem là một trong những thứ tình cảm đẹp và đáng có của mỗi con người.

    Giải thích câu Bán anh em xa mua láng giềng gần – Mẫu 2

    Trong cuộc sống, nhiều lúc chúng ta rất cần một mối quan hệ tốt với những người sống kế cạnh nhà, như ông bà ta xưa từng nói: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”…

    Câu tục ngữ có ý khuyên răn người ta nên ăn ở có tình có nghĩa, vui vẻ với hàng xóm láng giềng kề bên. Bởi anh em họ hàng dù là thân tình, máu mủ nhưng ở xa thì nếu có việc khẩn cấp, nghiêm trọng không thể có mặt nhanh chóng để giúp đỡ bằng người ngoài nhưng ở gần mình.

    Chúng ta thử tưởng tượng nếu phải sống cạnh một gia đình mà họ thường xuyên “hàng thịt nguýt hàng cá”, dòm ngó sang nhà mình, bình phẩm điều này, chê bai điều kia, vặn nhạc ồn ào, xe đậu bừa bãi thì làm sao mà đời sống của mình thoải mái, ăn ngon ngủ yên cho được. Nhưng ngược lại, khi nấu bát canh chua, thiếu quả cà tô mát mà lối xóm sẵn sàng giúp đỡ thì thật là đáng trân trọng, quý giá.

    Chính vì vậy, trong mối quan hệ hàng xóm láng giềng, mỗi người hãy ý thức nhường nhịn và giữ hòa khí để cuộc sống của gia đình mình trong khu xóm luôn được êm đẹp. Bởi trong đời thường, không thiếu những lúc chúng ta nhờ cậy đến người hàng xóm: khi cần cây búa, mượn cái thang, xin để nhờ cái kệ, cái tủ lúc sửa nhà. Khi có người đau ốm mà gia đình neo đơn, hàng xóm lại là chỗ tự nguyện trông nhà hoặc đưa bệnh nhân đến bệnh viện giùm. Đôi khi có việc ma chay, giỗ chạp, những nhà kế bên cũng sang phụ giúp một tay… Người ta nói “Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau” là vậy.

    Từ xưa, người Việt mình đã rất trân trọng tình cảm láng giềng với nhau, “bán anh em xa mua láng giềng gần” mà. Chính vì thế nên đừng vì những cảm xúc trẻ con mà đánh mất thứ tình cảm đáng quý này nhé. Dù sao thì, “tối lửa tắt đèn” cũng còn có nhau, phải không?

    Giải thích câu Bán anh em xa mua láng giềng gần – Mẫu 3

    Trên đời này có vô số các mối quan hệ và mối quan hệ nào cũng mang lại cho chúng ta nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Từ tình anh em, tình yêu, tình bạn cho đến tình đồng nghiệp…trong đó phải kể đến tình nghĩa với hàng xóm láng giềng. Bởi thế thành ngữ mới có câu: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”.

    Đầu tiên, câu tục ngữ nhằm khuyên răn mỗi người ăn về cách đối nhân xử thế. Ở vế câu “Bán anh em xa” có thể hiểu là anh em dù là máu mủ nhưng ở nếu xa thì khi mà có những việc hệ trọng và khẩn cấp thì không thể nào mà có thể tới giúp đỡ được. Điều này lại như gợi nhắc chúng ta đến với câu tục ngữ “Nước xa không cứu được lửa gần”. Khi có việc quan trọng mà người thân ruột thịt không có ở đây thì những người hàng xóm lại sang giúp đỡ, bởi vậy mà mới phải “mua láng giềng gần”.

    Tôi lại nhớ câu chuyện “Cháy nhà hàng xóm” để lại một bài học cảnh tỉnh cho những ai ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho cuộc sống của nhà mình. Hàng xóm cháy nhà, mọi người thì đổ xô giúp dập lửa, có mỗi lão nằm trong chăn ngủ êm ấm. Thiết nghĩ chuyện của họ thì liên quan gì đến mình. Lão quên rằng hàng xóm láng giềng giống như một chuỗi liên kết, người được lợi thì ta cũng được lợi. Bởi thế nên lão cứ nằm đấy, rồi ngọn lửa bén qua tới nhà lão và cháy trụi cả căn nhà. Lúc đó có khóc cũng chẳng giải quyết được gì.

    Nếu chúng ta sống mà chỉ biết nghĩ cho mình, tự nhốt trong vỏ bọc của sự ích kỷ thì cuộc đời còn gì mà vui thú nữa. Ông bà ta vẫn bảo “Hàng xóm tối lửa tắt đèn” có nhau là như vậy. Hãy trân trọng những người luôn sẵn sàng giúp đỡ mình và mình cũng hãy sống đáp trả họ như vậy. Có những người láng giềng hắc ám nhưng cũng tồn tại nhiều người láng giềng rất đáng yêu. Khi chúng ta biết cùng nhau đoàn kết, san sẻ niềm vui hay nỗi buồn thì cuộc sống mới trở nên ý nghĩa.

    “Bán anh em xa mua láng giềng gần” là thành ngữ của người xưa đúc kết và truyền lại. Đây không phải ý bảo chúng ta bán đi anh em của mình mà là lời khuyên cho một nguyên tắc sống hay ở đời. Người ở gần là người có thể giúp đỡ và hỗ trợ mình rất nhiều. Trong những lúc thật sự nguy cấp, cả đại gia đình anh em xa cũng không thiết thực bằng một người láng giềng gần.

    Giải thích câu Bán anh em xa mua láng giềng gần – Mẫu 4

    Tục ngữ là kho tàng tri thức với những bài học quý giá. Một trong những câu tục ngữ đó là “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” là một lời nhắc nhở đầy giá trị.

    Ở đây, câu tục ngữ không hàm ý chỉ sự mua bán thông thường. Việc sử dụng cách nói “bán anh em xa, mua láng giềng gần” có ý nghĩa rằng tình cảm ruột thịt xa xôi không bằng tình cảm láng giềng gần gũi. Câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người ăn ở có tình nghĩa, biết sống chan hòa, yêu thương và giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Anh em máu mủ ruột rà là thứ tình cảm thiêng liêng vô cùng, vô cùng thiêng liêng và trân quý, nhưng anh em họ hàng dù là giọt máu đào với nhau nhưng nếu không ở gần gũi với nhau thì khí có việc khẩn cấp xảy ra, cũng không thể giúp đỡ được. Nhưng những hàng xóm lại ở ngay bên cạnh, có thể giúp đỡ, san sẻ chúng ta. Giữ gìn mối quan hệ hàng xóm láng giềng là một điều thật sự cần thiết trong cuộc sống.

    Tục ngữ cũng có câu: “Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”. Câu chuyện “Cháy nhà hàng xóm” là một ví dụ điển hình. Trong làng nọ có nhà bị cháy. Cả làng đổ ra, kẻ thùng, người chậu, ai nấy ra sức tìm cách dập đám cháy. Riêng có một người nhà ở ngay bên cạnh vẫn trùm chăn, bình chân như vại, nghĩ: “Cháy nhà hàng xóm, chẳng việc gì mình phải bận tâm”. Nào ngờ, lửa mỗi lúc một to, gió thổi mạnh làm tàn lửa bay tứ tung, bén sang mái nhà ông ta. Lúc bấy giờ người kia mới chồm dậy, cuống cuồng tìm cách dập lửa. Nhưng không kịp nữa rồi. Nhà cửa, của cải của ông ta đã bị ngọn lửa thiêu sạch. Bởi vậy mới thấy rằng, tình làng nghĩa xóm quan trọng như thế nào.

    Câu tục ngữ “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” chính là lời răn dạy đáng trân quý của các bậc cha ông về kinh nghiệm sống, kinh nghiệm để đối nhân xử thế một cách gần gũi và dễ cảm nhận, đồng cảm nhất.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *