Bài văn mẫu lớp 7: Suy nghĩ của em trước việc Xi-mông đề nghị bác Phi-líp làm bố của mình, là tài liệu được chúng tôi tổng hợp.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 7: Suy nghĩ của em trước việc Xi-mông đề nghị bác Phi-líp làm bố của mình
Download.vn sẽ cung cấp 3 đoạn văn mẫu lớp 7 dưới đây, mời tham khảo để có thể hoàn thiện bài viết của mình.
Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) trình bày suy nghĩ của em trước sự việc Xi-mông đột ngột đề nghị bác Phi-líp làm bố của mình.
Suy nghĩ của em trước việc Xi-mông đề nghị bác Phi-líp làm bố của mình
Suy nghĩ trước việc Xi-mông đề nghị – Mẫu 1
Khi đọc truyện “Bố của Xi-mông”, người đọc hẳn sẽ rất bất ngờ trước lời đề nghị của Xi-mông dành cho bác thợ rèn Phi-líp. Xi-mông vốn là một cậu bé mồ côi, không có bố. Ở trường, cậu thường bị bạn bè trêu chọc vì điều này. Xi-mông cảm thấy rất buồn bã nên đã lang thang một mình ở bờ sông và chỉ muốn chết đi cho xong. Đúng lúc đó, bác thợ rèn Phi-líp tình cờ đi ngang qua. Bác đã hỏi han và lắng nghe Xi-mông tâm sự. Bác còn hứa sẽ cho cậu bé một ông bố, rồi đưa cậu về đến tận nhà. Nhân vật bác Phi-líp là một người đàn ông hiền lành, tốt bụng. Sự xuất hiện của bác giống như ông bụt trong truyện cổ tích, đem đến sự kì diệu trong cuộc sống cho bé Xi-mông. Và chính lòng khát khao có một người bố yêu thương và che chở đã thúc đẩy Xi-mông đưa ra lời đề nghị với bác Phi-líp. Cậu bé đã hỏi bác rất hồn nhiên: “Bác có muốn làm bố cháu không?”. Đối với Xi-mông có lẽ không gì tuyệt vời hơn là có một người bố. Một lời đề nghị tưởng chừng đơn giản nhưng đã thể hiện được khao khát được yêu thương, có gia đình hạnh phúc của cậu bé Xi-mông.
Suy nghĩ trước việc Xi-mông đề nghị – Mẫu 2
“Bố của Xi-mông” là một truyện ngắn là giàu ý nghĩa. Nhân vật chính trong truyện là X i-mông, một cậu bé không có bố. Cậu thường bạn bè trêu chọc vì việc này. Điều đó khiến cho cậu cảm thấy buồn bực, lang thang ra bờ sông, chỉ muốn chết đi cho xong. Ở đây, Xi-mông đã gặp bác thợ rèn Phi-líp. Chính bác là người đã lắng nghe tâm sự và an ủi cậu. Bác còn hứa sẽ cho Xi-mông một ông bố, rồi ân cần đưa cậu về nhà. Về đến nhà, Xi-mông nằng nặc đòi bác thợ rèn làm bố của mình. Hành động đột ngột này của Xi-mông trước hết xuất phát từ tấm lòng ngây thơ của một đứa trẻ. Xi-mông cảm nhận được bác thơ rèn Phi-líp là một người tốt bụng, giàu lòng nhân ái và có thể trở thành bố của cậu. Nhưng ẩn sâu trong đó, hành động này còn thể hiện khao khát có một người bố yêu thương, che chở. Có thể thấy rằng, tác giả đã xây dựng một chi tiết ý nghĩa, giàu giá trị.
Suy nghĩ trước việc Xi-mông đề nghị – Mẫu 3
Trong truyện Bố của Xi-mông, chắc người đọc sẽ ấn tượng với chi tiết sau Xi-mông đột ngột đề nghị bác thợ rèn Phi-líp làm bố của mình. Mẹ của Xi-mông là chị Blăng-sốt bị một người đàn ông lừa dối. Vì vậy, Xi-mông từ lúc sinh ra đã có không bố. Ở trường, cậu thường bị bạn bè trêu chọc. Xi-mông cảm thấy rất buồn bã, cậu đã lang thang ra bờ sông, chỉ muốn chết đi cho xong. Tình cờ lúc đó, bác thợ rèn Phi-líp đi ngang qua. Bác đã đến hỏi han, rồi nghe Xi-mông tâm sự. Không chỉ vậy, bác còn hứa sẽ cho cậu bé một ông bố và đưa Xi-mông về nhà. Khi về đến nhà, Xi-mông đã hỏi bác: “Bác có muốn làm bố cháu không?”. Đối với cậu có lẽ không gì tuyệt vời hơn là có một người bố. Và sẽ tuyệt vời hơn nếu người bố đó là bác thợ rèn Phi-líp. Lời đề nghị của Xi-mông xuất phát từ tấm lòng khao khát có một người bố yêu thương, cũng như chính sự nhân hậu, tình cảm của bác thợ rèn. Chi tiết nhỏ nhưng làm nên giá trị lớn cho tác phẩm.