Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 7.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 7: Tổng hợp những kết bài bài thơ Bánh trôi nước (25 mẫu)
Download.vn sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 7: Tổng hợp những kết bài bài thơ Bánh trôi nước, gồm 25 mẫu kết bài. Mời các bạn học sinh tham khảo.
Tổng hợp những kết bài bài thơ Bánh trôi nước
Kết bài phân tích bài thơ Bánh trôi nước
Kết bài phân tích bài thơ Bánh trôi nước – Mẫu 1
Như vậy, “Bánh trôi nước” là một tác phẩm giàu giá trị nhân văn sâu sắc. Từ đó, chúng ta cần phải trân trọng, yêu thương những người phụ nữ hơn.
Kết bài phân tích bài thơ Bánh trôi nước – Mẫu 2
Bài thơ dù rất ngắn nhưng lại khắc họa được hình ảnh về người phụ nữ Việt Nam thông qua hình ảnh bánh trôi nước. Tác giả mong muốn thông qua bài thơ, góp một tiếng lòng, sự đồng cảm sâu sắc đối với những người phụ nữ và thức tỉnh những “kẻ nặn” – hãy biết trân trọng và thương yêu những người phụ nữ ở bên cạnh mình.
Kết bài phân tích bài thơ Bánh trôi nước – Mẫu 3
Tác phẩm đã ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ không chỉ ở phẩm chất mà ngay cả vẻ đẹp bề ngoài. Bài thơ cũng là tiếng nói cảm thông với số phận chìm nổi, bị lệ thuộc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Kết bài phân tích bài thơ Bánh trôi nước – Mẫu 4
Mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã xây dựng thành công hình ảnh của người phụ nữ xưa. Đó là những người phụ nữ có vẻ đẹp toàn diện, không chỉ là vẻ đẹp hình thức mà còn là vẻ đẹp của tâm hồn. Dẫu có những bất hạnh, đau khổ thì vẻ đẹp tâm hồn ấy không những không mất đi mà còn sáng rực lên những tia sáng của phẩm chất, đạo đức. Thông qua bài thơ, nhà thơ cũng thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Kết bài phân tích bài thơ Bánh trôi nước – Mẫu 5
Tóm lại, có thể nói “Bánh trôi nước” là bài thơ trữ tình đặc sắc của Hồ Xuân Hương. Đây là tiếng nói của người phụ nữ tự bộc bạch mình, là lời oán ghét sự bất công đối với người phụ nữ đồng thời cũng là lời khẳng định giá trị tâm hồn của họ. Nhà thơ đã thay mặt giới phụ nữ cất lên tiếng nói ấy cũng là lời bà tự khẳng định mình.
Kết bài phân tích bài thơ Bánh trôi nước – Mẫu 6
Bài thơ “Bánh trôi nước” đã thể hiện nỗi cảm thương cho thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Kết bài phân tích bài thơ Bánh trôi nước – Mẫu 7
Bài thơ nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước – một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Tác giả đã biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với số phận, thân phận và của người phụ nữ Việt Nam nó có giá trị nhân bản đặc sắc.
Kết bài phân tích bài thơ Bánh trôi nước – Mẫu 8
Có thể khẳng định rằng bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương giàu giá trị nhân văn sâu sắc.
Kết bài phân tích hình ảnh người phụ nữ trong Bánh trôi nước
Kết bài phân tích hình ảnh người phụ nữ – Mẫu 1
Như vậy, bài thơ “Bánh trôi nước” đã thể hiện sự trân trọng trước vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa. Đồng thời, tác giả còn thể hiện niềm thương cảm cho số phận của họ.
Kết bài phân tích hình ảnh người phụ nữ – Mẫu 2
Bằng ngôn từ giản dị, bài thơ “Bánh trôi nước” đã làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, son sắt thủy chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Thông qua việc vịnh một món ăn dân giã, quen thuộc theo phong tục dân tộc, chúng ta thấy được thái độ trân trọng, đồng cảm đối với thân phận người phụ nữ: “Thiếu một bàn tay, một tâm hồn phụ nữ dân dã như bà, dễ thường như cái bánh trôi chưa vào được văn học”.
Kết bài phân tích hình ảnh người phụ nữ – Mẫu 3
Với ngôn ngữ giản dị, trong sáng, giàu sức gợi cảm, gần gũi với văn học dân gian, Hồ Xuân Hương đã gửi gắm niềm cảm thông sâu sắc với số phận bất hạnh của người phụ nữ. Đồng thời thông qua hình ảnh ẩn dụ bánh trôi nước tác giả cũng khẳng định, ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp hình thức và phẩm chất của họ.
Kết bài phân tích hình ảnh người phụ nữ – Mẫu 4
Qua bài thơ “Bánh trôi nước” Hồ Xuân Hương đã ca ngợi, khẳng định về cả vẻ đẹp hình thức và vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam. Tạo cho độc giả một cái nhìn mới về vẻ đẹp hoàn mỹ của người phụ nữ. Đồng thời đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ với một thái độ khẳng định đầy tự tin.
Kết bài phân tích hình ảnh người phụ nữ – Mẫu 5
Nhìn về vẻ đẹp của người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã ca ngợi, khẳng định ở cả vẻ đẹp hình thức lẫn vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn, tạo cho độc giả có một cái nhìn về một vẻ đẹp hoàn mỹ của người phụ nữ Việt Nam. Đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ với một thái độ khẳng định đầy tự tin chính là cốt lõi nhân văn, là bản lĩnh và cũng là phong cách thơ Hồ Xuân Hương.
Kết bài phân tích hình ảnh người phụ nữ – Mẫu 6
Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.
Kết bài phân tích hình ảnh người phụ nữ – Mẫu 7
Bài thơ “Bánh trôi nước” đã khắc họa được một hình ảnh thật đẹp về người phụ nữ, với bao phẩm chất tốt đẹp, không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Có thể thấy những nhà văn trung đại xưa rất ít khi viết về những người phụ nữ, nếu viết thì cúng không với thái độ ca ngợi, đề cao như vậy. Nhà thơ Hồ Xuân Hương đã có những đồng cảm sâu sắc với những người phụ nữ Việt Nam nên từng nét phác họa của bà đều hết sức chân thực, sinh động.
Kết bài phân tích hình ảnh người phụ nữ – Mẫu 8
Bài thơ “Bánh trôi nước” đã khắc họa hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Họ là những con người xinh đẹp, tài năng nhưng số phận bất hạnh, phục thuộc vào người khác.
Kết bài cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước
Kết bài cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước – Mẫu 1
Qua tác phẩm này ta có thể thấy Hồ Xuân Hương là người hết sức trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ không chỉ ở phẩm chất mà ngay cả vẻ đẹp bề ngoài. Đồng thời lời thơ tha thiết cũng là tiếng nói cảm thông với số phận chìm nổi, bị lệ thuộc của người con gái. Qua đây còn lên án xã hội cũ đã đè nén, áp bức, tước bỏ quyền được lựa chọn cuộc sống, hạnh phúc của con người.
Kết bài cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước – Mẫu 2
Với nghệ thuật miêu tả tài tình, cách chơi chữ đầy nghệ thuật, hình ảnh ẩn dụ độc đáo cùng cách sử dụng thành ngữ điêu luyện, bài thơ “bánh trôi nước’ của Hồ Xuân Hương đã ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình và nhân phẩm người phụ nữ thông qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước. Bên cạnh đó, nhà thơ còn lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến bất công chà đạp cuộc đời người phụ nữ. Tiếng nói ngợi ca vẻ đẹp người phụ nữ của Hồ Xuân Hương cho đến ngày hôm nay vẫn còn vang vọng, khi xã hội nam nữ bình đẳng, người phụ nữ được làm chủ được cuộc đời mình nhưng tấm lòng son sắt, hi sinh của người phụ nữ vẫn luôn ngời sáng.
Kết bài cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước – Mẫu 3
Bài thơ tứ tuyệt chỉ có bốn câu, hai mươi tám chữ mà hàm chứa bao ý nghĩa. Nữ sĩ Xuân Hương với cái nhìn nhân văn, với quan điểm tiến bộ và thái độ dũng cảm hiếm có đã phác họa thành công chân dung đẹp đẽ về người phụ nữ Việt Nam. Tư tưởng tiến bộ của Xuân Hương đã được thể hiện qua nghệ thuật thơ sắc sảo, điêu luyện. Điều đó khiến thơ của bà sống mãi trong lòng người đọc.
Kết bài cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước – Mẫu 4
Bài thơ ngắn gọn cô đọng hàm súc lời ít ý nhiều nhưng lại mở ra một bức tranh toàn vẹn về vẻ đẹp của người phụ nữ. Qua đó ta thêm hiểu hơn và trân trọng tài năng, tâm huyết của thi nhân dành cho người phụ nữ.
Kết bài cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước – Mẫu 5
Dù ở chế độ, xã hội nào đi chăng nữa người phụ nữ Việt Nam luôn đẹp. Qua bài thơ đã thể hiện tư tưởng tiến bộ, đầy nhân văn của Hồ Xuân Hương với nghệ thuật thơ sắc sảo, điêu luyện. Điều đó khiến thơ của bà sống mãi trong lòng người đọc.
Kết bài cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước – Mẫu 6
Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương cũng thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Kết bài cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước – Mẫu 7
“Bánh trôi nước” là một tác phẩm giàu giá trị nhân văn sâu sắc. Bài thơ đem đến cho người đọc những ấn tượng, và càng thêm yêu mến thơ ca của Hồ Xuân Hương.
Kết bài phân tích giá trị nhân đạo trong bài thơ Bánh trôi nước
Kết bài phân tích giá trị nhân đạo trong Bánh trôi nước – Mẫu 1
Như vậy, ta thấy rằng bài thơ này không chỉ đơn thuần tả chiếc bánh trôi mà còn tượng trưng cho thân phận người phụ nữ. Ẩn trong những dòng thơ đó là tiếng nói phản kháng lại cả một hệ thống chính trị xã hội, cả một ý thức hệ tư tưởng cổ hủ lạc hậu. Đồng thời là tiếng nói cảm thông chia sẻ. Ta nghe trong lời thơ của bà là những “tiếng lòng chung” đầy phẫn nộ. Lời thơ khảng khái, cứng cỏi nhưng tràn đầy tính nhân đạo cao cả.
Kết bài phân tích giá trị nhân đạo trong Bánh trôi nước – Mẫu 2
Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.