Cảnh khuya là một trong những bài thơ của Hồ Chí Minh được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 7.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 7: Tổng hợp những mở bài bài thơ Cảnh khuya (24 mẫu)
Download.vn sẽ cung cấp bài Bài văn mẫu lớp 7: Tổng hợp những mở bài bài thơ Cảnh khuya. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho học sinh trong quá trình tìm hiểu tác phẩm này.
Tổng hợp những mở bài bài thơ Cảnh khuya
Mở bài phân tích bài thơ Cảnh khuya
Mở bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 1
Hồ Chí Minh không chỉ được biết đến với vai trò một nhà cách mạng vĩ đại, mà còn là một nhà thơ nhà văn lớn của dân tộc. Một trong những bài thơ rất nổi tiếng của Người là “Cảnh khuya”. Bài thơ đã miêu tả cảnh ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc cũng như thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước của nhà thơ.
Mở bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 2
Dân tộc Việt Nam luôn tự hào vì có Bác Hồ – nhà cách mạng lỗi lạc, vị lãnh tụ kiệt xuất. Nhưng chúng ta càng tự hào hơn vì Bác Hồ cũng là một nghệ sĩ, một tâm hồn vĩ đại mà gần gũi. Mỗi khi nhắc đến thơ của Người, ta thấy hiện lên một tâm hồn, một nhân cách Việt Nam.
Mở bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 3
Hồ Chí Minh không những là một vị lãnh tụ của nhân dân mà còn là một nhà thơ đầy bản lĩnh và lòng nhân ái. Chúng ta không thể không khâm phục Người khi đi để lại một khối lượng thơ văn khá đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn. Nói đến Bác ta không thể nói đến tác phẩm “Cảnh khuya” bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh khi chúng ta bước sang cuộc chiến đấu chống thực dân pháp tại chiến khu Việt Bắc. Bài thơ là phong thái ung dung lạc quan của Bác tự dành cho mình những phút giây thong thả ung dung để hòa mình với thiên nhiên với cảnh vật khiến cho ta cảm thấy thật ngưỡng mộ tâm hồn thanh cao ấy.
Mở bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 4
Là vị chủ tịch kháng chiến giàu tâm hồn thơ, Bác Hồ thường dùng ngòi bút ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và bày tỏ lòng yêu nước trước vận mệnh của đất nước. “Cảnh khuya” là một trong những bài thơ hay tiêu biểu của Bác, được viết năm 1947 ở Chiến khu Việt Bắc – căn cứ địa Cách mạng trong thời chống Pháp:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya chưa vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nữa nhà”
Mở bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 5
Sau Nhật kí trong tù, những năm lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở chiến khu Việt Bắc là thời kì Hồ Chí Minh làm nhiều thơ hơn cả. Từ những bài thơ kháng chiến của Người toát lên tình cảm thiết tha đối với thiên nhiên đất nước mình, tinh thần trách nhiệm lớn lao của vị lãnh tụ đang chèo chống con thuyền kháng chiến, toát lên phong thái ung dung, lạc quan của một con người luôn vững tin ở tương lai.
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya chưa vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nữa nhà”
Mở bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 6
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ thiên tài nhưng đồng thời, Người cũng là một nhà thơ lớn của dân tộc. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. “Cảnh khuya” là một thi phẩm trong số ấy:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya chưa vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nữa nhà”
Mở bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 7
Chủ tịch Hồ Chí Minh vốn là một con người có tâm hồn nghệ sĩ. Người có tình yêu thiết tha với thiên nhiên vạn vật. Ngay lúc còn trong ngục tối, thời gian bị giam hãm nhưng đứng trước vẻ đẹp của thiên nhiên, bằng những rung cảm mãnh liệt Bác đã tạo ra những bài thơ tuyệt tác. Cho đến những ngày hoạt động ở chiến khu Việt Bắc đầy gian lao, vất vả nhưng tâm hồn Bác vẫn không thôi hướng về thế giới. Và bài thơ “Cảnh khuya” là một trong những bài thơ được tạo ra từ những rung động trước cuộc sống như thế.
Mở bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 8
Hồ Chí Minh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, Người không chỉ nổi tiếng trong sự nghiệp cách mạng mà Người còn được biết đến với vai trò là một nhà thơ. Thơ của Bác viết chủ yếu về cách mạng, những năm tháng gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng. Bác ra đi và để lại cho nền văn học nước nhà một khối văn chương khổng lồ trong đó tiêu biểu nhất là bài thơ “Cảnh khuya”.
Mở bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 9
Cảnh khuya” nằm trong số những bài thơ trữ tình đặc sắc, bài thơ viết vào thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra vô cùng ác liệt, Bác Hồ đã viết bài thơ “Cảnh khuya” trong hoàn cảnh đó.
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya chưa vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nữa nhà”
Mở bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 10
Cảnh khuya là một trong những bài thơ hay của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài thơ đã miêu tả cảnh ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc cũng như thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước của nhà thơ:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
Mở bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 11
Trăng là một đề tài vô cùng quen thuộc trong các áng thơ văn xưa. Hình ảnh ánh trăng đã xuất hiện trong nhiều trang thơ với những sắc thái khác nhau, nhằm biểu đạt cho những tư tưởng, tâm trạng của thi nhân. Cũng viết về trăng, Hồ Chí Minh đã thổi hồn vào hình ảnh ánh trăng vào khoảnh khắc ban đêm vô cùng sinh động và chân thực, thể hiện rõ nét qua bài thơ Cảnh khuya.
Mở bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 12
Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng dân tộc giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Trong hoạt động và lãnh đạo cách mạng, mỗi khi gặp một hoàn cảnh đặc biệt nào đó. Người thường hứng khởi sáng tác thơ ca. Mỗi bài thơ của Bác là một mảnh tâm hồn trong sáng, cao đẹp hài hoà chất nghệ sĩ và chiến sĩ. Bài thơ Cảnh khuya là một bài thơ khá đặc sắc được Bác viết năm 1947, vào một đêm trăng rừng Việt Bắc đẹp, gợi biết bao nỗi niềm:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya chưa vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nữa nhà”
Mở bài phân tích bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 13
Cảnh khuya là một trong những bài thơ hay của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài thơ đã miêu tả cảnh ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc cũng như thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước của nhà thơ:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
Mở bài phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya
Mở bài phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 1
C hủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. Người được biết đến không chỉ với tư cách là một nhà hoạt động cách mạng, mà còn với vị trí của một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Một trong số những tác phẩm nổi tiếng là bài thơ “Cảnh khuya”.
Mở bài phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 2
“Cảnh khuya” được Bác viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Bài thơ đã thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Mở bài phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 3
Hồ Chí Minh không chỉ được biết đến với tư cách là vị lãnh tụ của đất nước Việt Nam. Mà Người còn được biết đến với tư cách một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Đặc biệt trong số các tác phẩm của Bác, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với bài thơ “Cảnh khuya”.
Mở bài phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 4
Khi nhắc đến các sáng tác của chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc tới bài thơ “Cảnh khuya”. Đó là một trong những bài thơ mà em cảm thấy yêu thích nhất.
Mở bài phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 5
Hồ Chí Minh là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của người là bài thơ “Cảnh khuya”.
Mở bài phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 6
Bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, cũng như quê hương đất nước sâu sắc:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Mở bài phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya – Mẫu 7
Bài thơ Cảnh khuya của chủ tịch Hồ Chí Minh đã giúp người đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước của Bác:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
Mở bài thiên nhiên trong Cảnh khuya và Rằm tháng giêng
Mở bài thiên nhiên trong Cảnh khuya và Rằm tháng giêng – Mẫu 1
Bác vốn là người có tình yêu thiên nhiên tha thiết. Dù trong hoàn cảnh ngày đêm lo cho vận mệnh đất nước, Bác vẫn dành ra chút thời gian ít ỏi để thưởng thức, cảm nhận và hòa mình vào thiên nhiên vạn vật. Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều được khơi gợi cảm hứng từ vẻ đẹp thiên nhiên mà chính xác là trong một đêm trăng đẹp ở chiến khu Việt Bắc.
Mở bài thiên nhiên trong Cảnh khuya và Rằm tháng giêng – Mẫu 2
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, Người không chỉ có tình yêu đất nước, yêu đồng bào, mà còn yêu cảnh đẹp thiên nhiên đến cháy bỏng. Bác có rất nhiều bài thơ về cảnh thiên nhiên, trong đó phải kể đến bài thơ “Cảnh khuya” và bài “Rằm tháng giêng”.
Mở bài thiên nhiên trong Cảnh khuya và Rằm tháng giêng – Mẫu 3
Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ tài ba, kiệt xuất, một nhà chính trị tài năng mà còn là một nhà văn, nhà thơ xuất sắc, tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Trong khoảng thời gian làm việc ở Pác Bó, Bác đã sáng tác hai bài thơ về trăng rất tiêu biểu, đó là bài “Cảnh khuya” và bài thơ “ Rằm tháng giêng”.
Mở bài thiên nhiên trong Cảnh khuya và Rằm tháng giêng – Mẫu 4
Hồ Chí Minh là một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc. Các tác phẩm của Bác gửi gắm nhiều ý nghĩa sâu sắc. Một trong số đó là vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước. Điều đó được thể hiện qua bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”.