Văn mẫu lớp 7: Tổng hợp những mở bài bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh (26 mẫu)

Văn mẫu lớp 7: Tổng hợp những mở bài bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh (26 mẫu)

Tiếng gà trưa là một trong những bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Tác phẩm được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 7: Tổng hợp những mở bài bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh (26 mẫu)

Văn mẫu lớp 7: Tổng hợp những mở bài bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh (26 mẫu)

Tổng hợp những kết bài bài thơ Tiếng gà trưa

Download.vn sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 7: Tổng hợp những mở bài bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, mời các bạn học sinh cùng tham khảo.

Tổng hợp mở bài bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

    Mở bài phân tích bài thơ Tiếng gà trưa

    Mở bài phân tích bài thơ Tiếng gà trưa – Mẫu 1

    Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc của nền văn học hiện đại. Bà thường viết về những gì bình dị gần gũi trong đời sống thường ngày. Thơ của bà thường có giọng điệu sôi nổi trẻ trung mạnh bạo và giàu chất trữ tình. Bài “Tiếng gà trưa” được viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ thể hiện tình yêu thương tổ quốc, quê hương trong đó sâu lặng và thắm thiết là tình bà cháu.

    Mở bài phân tích bài thơ Tiếng gà trưa – Mẫu 2

    Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ được nhiều người yêu thích. Thơ chị trẻ trung, sôi nổi, giàu chất trữ tình. Vốn xuất thân từ nông thôn nên Xuân Quỳnh hay viết về những đề tài bình dị, gần gũi của cuộc sống đời thường như tình mẹ con, bà cháu, tình yêu, tình quê hương, đất nước. Nổi bật trong số đó là bài thơ “Tiếng gà trưa”.

    Mở bài phân tích bài thơ Tiếng gà trưa – Mẫu 3

    “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh được sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ viết về những kỉ niệm tuổi thơ thân thương gắn với người bà mà tác giả vô cùng yêu quý. Âm thanh của tiếng gà trưa không chỉ gọi về tuổi thơ mà còn làm bừng sáng cả hiện tại và tương lai bởi tình yêu tha thiết với quê hương, đất nước.

    Mở bài phân tích bài thơ Tiếng gà trưa – Mẫu 4

    Từ lâu ta đã biết đến tiếng thơ vừa sôi nổi vừa đằm thắm mà tha thiết, trong sáng của Xuân Quỳnh, nay đến với Tiếng gà trưa lại một lần nữa ta bắt gặp điệu cảm xúc ấy. Bài thơ là sự bộc lộ tình cảm yêu quê hương, đất nước chân thành, sâu lắng của nhà thơ qua hình tượng tiếng gà trưa. Đó là âm thanh gọi về những kỉ niệm, những cảm xúc thiêng liêng và nơi chốn bình yên cho tâm hồn con người.

    Mở bài phân tích bài thơ Tiếng gà trưa – Mẫu 5

    Theo thời gian, mọi thứ luôn có thể thay đổi theo quy luật năm tháng nhưng có lẽ có một điều không bao giờ thay đổi đó là những rung động do kỉ niệm tuổi thơ đem lại mà mỗi người đều có. Đối với Xuân Quỳnh, kỉ niệm ấy là tiếng gà của những năm tháng sống êm đềm bên người bà kính yêu. Từ những tình cảm tha thiết mến yêu bà, người đọc cảm nhận sâu sắc tình yêu quê hương đất nước mà nhà thơ muốn gửi gắm.

    Mở bài phân tích bài thơ Tiếng gà trưa – Mẫu 6

    Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ xuất sắc, trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn với những tình cảm ấm áp, bình dị, đời thường. Và có thể nói bài thơ “Tiếng gà trưa” – tác phẩm ra đời vào những năm đầu của cuộc kháng chiến là một trong số những sáng tác tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh.

    Mở bài phân tích bài thơ Tiếng gà trưa – Mẫu 7

    Xuân Quỳnh là một trong những nữ thi sĩ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Thơ của chị thường thể hiện những khao khát, tình cảm bình dị, đời thường. Một trong những bài thơ nổi tiếng của Xuân Quỳnh là “Tiếng gà trưa”.

    Mở bài phân tích bài thơ Tiếng gà trưa – Mẫu 8

    Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ của chị thường viết về những tình cảm đời thường. Bài thơ “Tiếng gà trưa” là một trong số đó.

    Mở bài phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa

    Mở bài phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa – Mẫu 1

    Trên đời này, tình cảm gia đình luôn là thứ tình cảm thiêng liêng, lớn lao và dạt dào nhất. Đó có thể là sự chở che trong trầm lặng mà mạnh mẽ của cha, là những dịu dàng và ân cần quan tâm của mẹ, và còn là vô vàn bao dung hay cưng chiều từ ông bà. Đến với bài thơ “Tiếng gà trưa”, Xuân Quỳnh khắc họa tình cảm bà cháu hiện lên vô cùng chân thực.

    Mở bài phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa – Mẫu 2

    Tình bà cháu là một thứ tình cảm gần gũi, tự nhiên và vô cùng thiêng liêng sâu sắc. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã có một bài thơ thật hay khi viết về đề tài giản dị mà gợi bao niềm xúc động này qua bài thơ “Tiếng gà trưa”.

    Mở bài phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa – Mẫu 3

    Tình bà cháu luôn là thứ tình cảm thiêng liêng mà siết bao gần gũi, ấm áp. Hình ảnh của bà luôn gắn liền với những kí ức tuổi thơ rất đỗi hồn nhiên, trong sáng. Đến với “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, ta sẽ bắt gặp một tình bà cháu bình dị mà cũng vô cùng cảm động như thế.

    Mở bài phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa – Mẫu 4

    Đề tài về người bà, người mẹ dường như đã quá quen thuộc trong thơ ca, nhất là thơ ca kháng chiến. Những người bà, người mẹ ấy hiện lên dung dị mà cao lớn vĩ đại với một tình cảm bao la. Hiểu được điều đó, Xuân Quỳnh viết bài thơ “Tiếng gà trưa” về người bà kính yêu của mình. Đọc bài thơ, người đọc không khỏi xúc động trước tình cảm bà cháu mộc mạc mà đậm đà.

    Mở bài phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa – Mẫu 5

    Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ nổi tiếng. Trong số những tác phẩm của chị, bài thơ “Tiếng gà trưa” khá tiêu biểu cho phong cách thơ của Xuân Quỳnh.

    Mở bài phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa – Mẫu 6

    Xuân Quỳnh là một trong nữ thi sĩ tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam. Bài thơ “Tiếng gà trưa” của chị đã khắc họa tình cảm bà cháu hiện lên đầy chân thành, sâu sắc.

    Mở bài phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa – Mẫu 7

    Xuân Quỳnh là nhà thơ của những tình cảm đời thường. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của chị là “Tiếng gà trưa”. Nổi bật trong bài thơ là tình cảm bà cháu chân thành, sâu nặng.

    Mở bài phân tích hình ảnh người bà trong Tiếng gà trưa

    Mở bài phân tích hình ảnh người bà trong Tiếng gà trưa – Mẫu 1

    Bài thơ “Tiếng gà trưa” đã khắc họa hình ảnh người bà hiện lên vô cùng chân thực, sống động:

    “Trên đường hành quân xa

    Nghe gọi về tuổi thơ”

    Mở bài phân tích hình ảnh người bà trong Tiếng gà trưa – Mẫu 2

    Bài thơ “Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh là một sáng tác độc đáo. Tác phẩm cho thấy những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về cuộc sống về nhiệm vụ chiến đấu. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, khi những kỉ niệm tuổi thơ ùa về cũng là lúc hình ảnh của một người bà tần tảo, hết sức yêu thương, chở che cho cháu được hiện lên.

    Mở bài phân tích hình ảnh người bà trong Tiếng gà trưa – Mẫu 3

    Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh là một bài thơ hay. Bài thơ đã khẳng định giá trị và sức sống của nó qua thời gian. Âm thanh tiếng gà trưa là hình tượng nổi bật xuất hiện và chiếm lĩnh toàn bộ tác phẩm.

    Mở bài phân tích hình ảnh người bà trong Tiếng gà trưa – Mẫu 4

    Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Xuân Quỳnh là bài thơ “Tiếng gà trưa”. Bài thơ đã khắc họa hình ảnh người bà qua dòng hồi tưởng của người cháu.

    Mở bài cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa

    Mở bài cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa – Mẫu 1

    Xuân Quỳnh (1942 – 1988) là nhà thơ nữ được nhiều người yêu thơ mến mộ. Thơ chị trẻ trung, sôi nổi, giàu chất trữ tình. Vốn xuất thân từ nông thôn nên Xuân Quỳnh hay viết về những đề tài bình dị, gần gũi của cuộc sống đời thường như tình mẹ con, bà cháu, tình yêu, tình quê hương, đất nước. Ngay từ tập thơ đầu tay “Tơ tằm – Chồi biếc” (in chung – 1963), Xuân Quỳnh đã gây được sự chú ý của người đọc bởi phong cách thơ mới mẻ. Hơn hai mươi năm cầm bút, chị đã sáng tác nhiều tập thơ có giá trị, tạo ấn tượng khó quên trong lòng người đọc. Bài thơ “Tiếng gà trưa” đã thể hiện được tình cảm sâu sắc về gia đình, quê hương và đất nước.

    Mở bài cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa – Mẫu 2

    Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc của nền văn học hiện đại. Chị thường viết về những gì bình dị gần gũi trong đời sống thường ngày. Thơ của Xuân Quỳnh thường có giọng điệu sôi nổi trẻ trung mạnh bạo và giàu chất trữ tình. “Tiếng gà trưa” được viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ thể hiện tình yêu thương tổ quốc, quê hương trong đó sâu lặng và thắm thiết là tình bà cháu.

    “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh là một trong số những bài thơ viết về tình cảm bà cháu. Bài thơ là sự bộc lộ tình cảm yêu quê hương, đất nước chân thành, sâu lắng của nhà thơ.

    Mở bài cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa – Mẫu 3

    Xuân Quỳnh là một gương mặt tiêu biểu thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bài thơ “Tiếng gà trưa” được Xuân Quỳnh sáng tác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tiếng gà trưa chính là tiếng gọi của quê hương, gia đình, xóm làng còn in đậm trong lòng người lính ra trận, trở thành hành trang của người lính trẻ:

    “Trên đường hành quân xa
    Dừng chân bên xóm nhỏ
    Tiếng gà ai nhảy ổ:
    “Cục… cục tác cục ta”
    Nghe xao động nắng trưa
    Nghe bàn chân đỡ mỏi
    Nghe gọi về tuổi thơ”

    Mở bài cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa – Mẫu 4

    Xuân Quỳnh là một trong những nữ thi sĩ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam hiện đại. “Tiếng gà trưa” được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bài thơ là âm thanh, tiếng gọi của quê hương, gia đình, xóm làng còn in đậm trong lòng người lính ra trận, trở thành hành trang của người lính trẻ.

    Mở bài cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa – Mẫu 5

    Xuân Quỳnh là nhà thơ của cảm xúc đời thường. Bài thơ “Tiếng gà trưa” được Xuân Quỳnh sáng tác đã cho người đọc cảm nhận về tình cảm bà cháu sâu sắc.

    Mở bài cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa – Mẫu 6

    Tiếng gà trưa là một trong những bài thơ hay của nhà thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ đã khơi gợi những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm cho tình cảm yêu nước trở nên sâu sắc.

    Mở bài cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa – Mẫu 7

    Thơ của Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị, trong sáng của đời sống gia đình và cuộc sống hàng ngày. Và “Tiếng gà trưa” là một trong những bài thơ như thế.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *