Văn mẫu lớp 7: Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống được gợi ra từ một nhân vật văn học

Văn mẫu lớp 7: Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống được gợi ra từ một nhân vật văn học

Download.vn muốn giới thiệu Bài văn mẫu lớp 7: Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống được gợi ra từ một nhân vật văn học.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 7: Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống được gợi ra từ một nhân vật văn học

Văn mẫu lớp 7: Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống được gợi ra từ một nhân vật văn học

Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống được gợi ra từ một nhân vật văn học

Tài liệu sẽ bao gồm 4 bài văn mẫu. Các bạn học sinh lớp 7 hãy cũng theo dõi nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Ý kiến về một vấn đề đời sống được gợi ra từ một nhân vật văn học

    Dàn ý ý kiến về vấn đề đời sống gợi ra từ nhân vật văn học

    (1) Mở bài

    – Lời giới thiệu: Xin chào thầy cô và các bạn, sau đây tôi sẽ trình bày ý kiến về… (vấn đề được trình bày).

    – Dẫn dắt, giới thiệu về nhân vật văn học cũng như vấn đề được gợi ra từ nhân vật đó.

    (2) Thân bài

    • Khái quát chung về tác phẩm văn học, nhân vật văn học.
    • Vấn đề đời sống được gợi ra từ một nhân vật văn học (Thuyết phục bằng lí lẽ và bằng chứng)
    • Ý kiến của bản thân về vấn đề trên.
    • Bài học rút ra từ vấn đề được bàn luận.

    (3) Kết bài

    – Khẳng định giá trị của vấn đề được gợi ra từ nhân vật văn học.

    – Lời kết: Trên đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất mong nhận được sự góp ý đến từ thầy cô và các bạn!

    Ý kiến về vấn đề đời sống gợi ra từ nhân vật văn học – Mẫu 1

    Một trong những tác phẩm mà tôi cảm thấy yêu thích là truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam. Qua truyện ngắn này, tác giả đã gửi gắm bài học về tình yêu thương trong cuộc sống, điều đó được thể hiện chủ yếu qua nhân vật Sơn.

    Sơn được sống trong một gia đình khá giả. Cậu được người thân trong gia đình yêu thương, chăm sóc. Mùa đông đến, trời trở lạnh. Mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người trong gia đều đã mặc áo rét. Sơn tung chăn tỉnh dậy, nhưng không bước xuống giường như mọi khi mà ngồi thu tay vào trong bọc. Cậu cảm nhận được cái lạnh, vội vơ cái chăn trùm lên đầu rồi gọi chị Lan. Sau đó, Sơn được mẹ mặc cho một chiếc áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm.

    Dù Sơn được sống trong một gia đình đầy đủ, cậu vẫn không tỏ ra kiêu ngạo và xa cách. Mà ngược lại, Sơn rất giàu tình cảm, biết yêu thương mọi người xung quanh. Điều đó được thể hiện qua tình cảm với người em gái đã mất. Khi mọi người nhắc đến Duyên – đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Những suy nghĩ, cảm xúc ấy cho thấy Sơn là một cậu bé nhạy cảm, giàu lòng thương người. Hay như cách cư xử của Sơn với bọn trẻ con trong xóm – Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc – những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

    Nhưng có lẽ đặc biệt nhất với kể đến tình huống ở gần cuối truyện. Khi Sơn nhìn thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn – đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”.

    Như vậy, nhân vật Sơn trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa đã thể hiện được những giá trị nhân văn cao đẹp mà tác giả muốn gửi gắm.

    Ý kiến về vấn đề đời sống gợi ra từ nhân vật văn học – Mẫu 2

    “Bài học đường đời đầu tiên” được trích trong “Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài. Trong đoạn trích này, nhân vật Dế Mèn hiện lên với tính cách kiêu căng, ngạo mạn. Cũng bởi tính xấu ấy mà nó đã gây ra cái chết của Dế Choắt. Qua nhân vật này, tác giả đã gửi gắm một bài học giá trị trong cuộc sống.

    Nhà văn đã xây dựng tính cách của nhân vật Dế Mèn. Chàng ta mang những nét tính cách của con người: kiêu căng, ngạo mạn và hống hách. D ế Mèn nghĩ mình là nhất nên dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm: quát mắng chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó. Nhất là đối với Dế Choắt – người bạn hàng xóm thì Dế Mèn luôn tỏ ra coi thường, chê bai. Một lần sang nhà Choắt chơi, Mèn đã lên tiếng chê: “Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế. Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng… Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn..”. Đến khi Choắt muốn nhờ giúp đỡ, thì Dế Mèn lại khinh khỉnh: “Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ? Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!”. Cách ứng xử này của Dế Mèn có phần ngang ngược, ích kỉ.

    Cái dáng vẻ yếu đuối của Dế Choắt khiến cho Dế Mèn cảm thấy khinh khỉnh, coi thường. Đặc biệt nhất là tình huống dẫn đến cái chết thương tâm cho Choắt. Cậu đã bày trò trêu chị Cốc, khiến chị ta tức giận. Nhưng lại chỉ trốn trong hang mà không dám ra nhận lỗi. Cuối cùng, Dế Choắt là người chịu vạ lây. Trước khi chết, Dế Choắt đã đưa ra những lời khuyên chân thành cho Dế Mèn: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ sớm muộn rồi cũng mang họa vào thân”. Nhờ vậy, Dế Mèn đã nhận thức được lỗi lầm của bản thân.

    Có thể thấy, qua nhân vật Dế Mèn, tác giả muốn phê phán tính cách kiêu căng, ngạo mạn và nhắc nhở con người cần biết suy nghĩ trước khi làm mọi việc. Nhân vật Dế Mèn hiện lên vô cùng sinh động.

    Ý kiến về vấn đề đời sống gợi ra từ nhân vật văn học – Mẫu 3

    Một trong những cuốn sách mà tôi rất yêu thích là “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” của nhà văn Lu-i Xe-pun-ve-da. Trong tác phẩm này, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật Gióc-ba, một con mèo mùn được nhà văn xây dựng để gửi gắm bài học về tình yêu thương.

    Truyện kể về việc chú mèo mun Gióc-ba nuôi dưỡng Lắc-ki, một con hải âu mồ côi. Mẹ Lắc-ki bị ngộ độc váng dầu nên đã chết ngay sau khi để trứng. Tình cờ chứng kiến cái chết của hải âu mẹ, Gióc-ba đã hứa ba điều: ấp quả trứng, bảo vệ, nuôi lớn hải âu con và dạy nó bay. Bằng tình yêu thương Lắc-ki và được sự hỗ trợ trợ giúp của các bạn mèo, Gióc-ba đã hoàn thành ba lời hứa của mình.

    Câu chuyện được bắt đầu từ một lời hứa, nhưng chính trái tim nhân hậu của chú mèo Gióc-ba lại làm lay động trái tim của biết bao độc giả. Từng trang sách được lật mở là từng cảm xúc khác nhau mà chúng ta đã trải qua: vui vẻ, buồn bã, tức giận đến hồi hộp, hạnh phúc của những nhân vật trong truyện. Một thế giới của loài vật hiện lên thật sự sinh động, thú vị khiến cho người đọc không thể rời mắt khỏi trang sách.

    Gióc-ba và họ nhà mèo đã nuôi lớn và dạy dỗ Lắc-ki bằng tình yêu thương chân thành, tha thiết. Một lần nọ, Lắc-ki đi tới của tiệm tạp hóa và đụng độ với con đười ươi Mát-thiu. Nó chê Lăc-ki bẩn thỉu, còn gieo vào đầu cậu ý nghĩ bầy mèo muốn nuôi lớn cậu để ăn thịt. Lắc-ki trở về nhà, cảm thấy buồn rầu và không thiết tha ăn uống. Cả bầy mèo lo lắng hết sức. Gióc-ba phải đến bên hỏi han Lắc-ki. Sau khi biết được lí do, Gióc-ba đã giải thích cho Lắc-ki hiểu được sự khác biệt của hải âu và mèo, cùng với tình yêu thương mà họ nhà mèo dành cho Lắc-ki.

    Ở cuối truyện, Lắc-ki học được cách bay, giọt nước mắt mãn nguyện của chú mèo Gióc-ba đã cho thấy tình yêu thương thật lớn lao. Gióc-ba cảm thấy rất hạnh phúc vì mình đã giữ đúng lời hứa nhưng trong sâu thẳm lại buồn vời vợi vì từ đây sẽ xa đứa con nhỏ bé mà bấy lâu nay mình đã dành hết tình yêu thương cho nó một cách trọn vẹn nhất. Qua câu chuyện, nhà văn cũng truyền tải đến người đọc một thông điệp: “Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình thật sự rất khó khăn”. Đây là một thông điệp vô cùng giá trị trong cuộc sống hiện đại hôm nay.

    “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” đã để lại cho người đọc cảm xúc đẹp đẽ. Chúng ta cũng nhận ra được bài học về tình yêu thương trong cuộc sống.

    Ý kiến về vấn đề đời sống gợi ra từ nhân vật văn học – Mẫu 4

    Trong tác phẩm “Bầy chim chìa vôi” của Nguyễn Quang Thiều, tôi cảm thấy rất ấn tượng với nhân vật Mon. Qua nhân vật này, nhà văn đã gửi gắm một vấn đề rất quan trọng trong cuộc sống – tình yêu thương loài vật.

    Nội dung chính của truyện kể về cuộc chuyện của hai anh em Mon và Mên. Khoảng hai giờ sáng, Mon tỉnh dậy. Cậu đánh thức anh trai là Mên dậy, rồi hỏi về bầy chim chìa vôi ở bờ sông. Cơn mưa lớn làm nước sông dâng cao gây nguy hiểm cho bầy chim. Sau một hồi thảo luận, cả hai quyết định sẽ ra bờ sông để đưa những chú chim vào bờ. Khi Mon và Mên chứng kiến cảnh tượng đó, cả hai khóc đã lúc nào mà không biết.

    Nhân vật Mon là một cậu bé nhân hậu. Nhà văn đã xây dựng nhân vật này để gửi gắm đến người đọc một bài học giá trị. Vì lo cho đàn chim chìa vôi, Mon tỉnh dậy lúc hai giờ sáng, rồi đánh thức anh trai là Mên đang nằm bên cạnh dậy. Cậu liên tiếp hỏi Mên những câu hỏi như: “Anh bảo mưa to không?”, “Nước sông lên có to không?”, “Bãi cát giữa sông đã ngập chưa, bầy chim còn ở đấy không?”. Liên tục những câu hỏi lặp lại cho thấy sự lo lắng của Mon. Cuối cùng, cậu nói với anh trai: “Em sợ những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất”. Dường như vì quá lo lắng, Mon còn hỏi Mên rằng tại sao những chú chim chìa vôi lại làm tổ trên bãi cát giữa sông. Tại sao chúng không lựa một nơi an toàn, cao và khô ráo hơn, để chúng an toàn trong đêm mưa bão. Thế rồi cậu đã đưa ra đề xuất với anh trai: “Hay mình mang chúng nó vào bờ?” và rồi cậu quả quyết: “Mình phải đem chúng nó vào bờ, anh ạ”. Thế rồi, Mon và Mên cùng nhau ra ngoài bờ sông để Khi nhìn thấy bầy chim đã an toàn, Mon đã khóc khi nhìn thấy bầy chim chìa vôi có thể cất cánh bay lên, đó là giọt nước mắt của hạnh phúc và niềm vui. Mon hiện lên là một cậu bé nhân hậu, giàu tình yêu thương động vật.

    Con người và động vật có một mối liên hệ vô cùng gắn bó, cùng tồn tại và phát triển dưới một mái nhà chung – Trái Đất. Bởi vậy, việc bảo vệ, chăm sóc và yêu thương những loài động vật là một điều cần thiết. Đặc biệt, khi tình trạng săn bắt và mua bán động vật trái phép đang diễn ra ngày càng phổ biến. Nhiều loại động vật đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Thì vấn đề trên lại càng quan trọng hơn.

    Đọc tác phẩm “Bầy chim chìa vôi”, chắc hẳn mỗi người đọc đều cảm thấy yêu mến Mon cũng như hiểu được bài học giá trị mà Nguyễn Quang Thiều đã gửi gắm qua nhân vật này.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *