Văn mẫu lớp 7: Viết đoạn văn có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường

Văn mẫu lớp 7: Viết đoạn văn có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường

Đẽo cày giữa đường là một thành ngữ giàu ý nghĩa. Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 7: Viết đoạn văn có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 7: Viết đoạn văn có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường

Văn mẫu lớp 7: Viết đoạn văn có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường

Đoạn văn có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường

Tài liệu bao gồm 7 đoạn văn mẫu lớp 7, cung cấp thêm ý tưởng cho học sinh. Mời tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường.

Viết đoạn văn có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường

    Đoạn văn sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường – Mẫu 1

    Truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường để lại cho tôi bài học giá trị. Nội dung của truyện kể về một người thợ mộc dốc hết vốn để mua gỗ làm nghề đẽo cày. Cửa hàng của anh ta nằm ngay bên vệ đường. Nhiều người thường ghé vào xem. Có ông cụ nói rằng phải đẽo cày cho cao, cho to mới dễ cày. Người thợ mộc liền làm theo. Lại có bác nông dân ghé vào bảo phải đẽo cày thấp hơn, nhỏ hơn mới dễ cày. Người thợ mộc cũng cho là có lí. Một lần, một người đến nói với người thợ mộc, ở miền núi người ta phá hoang toàn cày bằng voi, phải đẽo cày to gấp đôi, gấp ba kiểu gì cũng bán hết được nhiều lãi. Người thợ mộc nghe được nhiều lãi, liền đem hết số gỗ còn lại đẽo thành loại cho voi cày. Hậu quả của việc đẽo cày giữa đường là chẳng có ai đến mua cày của anh ta. Tất cả vốn liếng của người thợ mộc đều mất hết.

    Đoạn văn sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường – Mẫu 2

    Thành ngữ đẽo cày giữa đường nhằm phê phán những người không có chính kiến, dễ bị lung lay bởi lời nói của người khác. Điều này xuất phát từ việc thiếu hiểu biết, không tin vào bản thân. Hậu quả là khiến cho chúng ta khó đạt được thành công trong cuộc sống. Từ đó, mỗi người cần phải nỗ lực học tập, trau dồi kiến thức để tạo nên một nền tảng vững chắc cho những quan điểm của bản thân. Chúng ta cũng cần học tập thêm nhiều kĩ năng để có thể ứng xử hợp lí trong mọi hoàn cảnh. Như vậy, thành ngữ đẽo cày giữa đường đã gửi gắm bài học ý nghĩa, sâu sắc đến mỗi người.

    Đoạn văn sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường – Mẫu 3

    Thành ngữ “Đẽo cày giữa đường” nhằm phê phán những người không có chính kiến, dễ bị tác động và thay đổi theo quan điểm của người khác. Không chỉ vậy, thành ngữ còn muốn khuyên con người ta cần phải biết phân tích và đánh giá một vấn đề, có chính kiến của bản thân. Không chỉ đúng đắn trong quá khứ, mà đến ngày nay thành ngữ này vẫn vẹn nguyên giá trị. Liên hệ với đối tượng học sinh, chúng ta cần có quan điểm riêng, tránh “gió chiều nào theo chiều ấy”. Mỗi người nếu không muốn “đẽo cày giữa đường”, cần phải nỗ lực học hỏi, trau dồi kiến thức. Chỉ có như thế, ta mới có một nền tảng vững vàng cho những suy nghĩ, quyết định của mình, từ đó mà sẽ không lung lay trước vô vàn ý kiến của người khác. Như vậy, câu thành ngữ trên tuy ngắn gọn nhưng thật giàu ý nghĩa.

    Đoạn văn sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường – Mẫu 4

    Trong cuộc sống, rất nhiều người không có chính kiến, dễ bị lung lay bởi lời nói của người khác và rơi vào tình trạng “đẽo cày giữa đường”. Điều đó khiến cho con người dễ gặp phải thất bại, mất đi sự tự tin vào bản thân. Chính vì vậy, chúng ta cần phải nỗ lực học tập, trau dồi kiến thức để tạo nên một nền tảng vững chắc cho những quan điểm của bản thân. Bên cạnh đó, mỗi người cũng cần tích cực học hỏi những kĩ năng mềm, rèn luyện tâm lí và bản lĩnh vững vàng để đương đầu với mọi thử thách. Điều này sẽ hỗ trợ chúng ta trong con đường chinh phục thành công.

    Đoạn văn sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường – Mẫu 5

    Chuyện “Đẽo cày giữa đường” kể về một người thợ mộc đã dốc hết vốn để mua gỗ làm nghề đẽo cày. Cửa hàng của anh ta nằm ngay bên vệ đường nên có nhiều người thường vào xem. Một hôm, có ông cụ nói rằng phải đẽo cày cho cao, cho to mới dễ cày. Người thợ mộc thấy có lí liền làm theo. Lại có bác nông dân ghé vào bảo phải đẽo cày thấp hơn, nhỏ hơn mới dễ cày. Người thợ mộc cũng cho là phải. Lần khác, một người đến nói với người thợ mộc, ở miền núi người ta phá hoang toàn cày bằng voi, phải đẽo cày to gấp đôi, gấp ba kiểu gì cũng bán hết được nhiều lãi. Người thợ mộc nghe được nhiều lãi, liền đem hết số gỗ còn lại đẽo thành loại cho voi cày. Cuối cùng, chẳng có ai đến mua cày của anh ta, toàn bộ vốn liếng đều tiêu tan. Câu chuyện đã gửi gắm bài học giá trị cho con người. Chúng ta cần có chính kiến, tránh bị tác động bởi những người xung quanh. Muốn như vậy, mỗi người cần phải tích cực học tập nâng cao kiến thức và kĩ năng để làm cơ sở cho quan điểm của cá nhân; rèn luyện bản lĩnh và sự tự tin để không bị tác động bởi yếu tố xung quanh.

    Đoạn văn sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường – Mẫu 6

    Thành ngữ “Đẽo cày giữa đường” muốn phê phán những người không có chính kiến, dễ dàng bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác. Từ đó, thành ngữ này muốn nhắc nhở chúng ta cần có chính kiến của bản thân, khi được góp ý cần suy nghĩ và xem xét, cần xác định được mục tiêu của bản thân. Đối với mỗi học sinh cần phải biết suy nghĩ, chủ động trong mọi việc. Đồng thời, chúng ta cần tích cực học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân. Như vậy, mỗi người mới đạt được những điều mà bản thân mong muốn.

    Đoạn văn sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường – Mẫu 7

    Từ truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”, chúng ta đã rút ra một bài học giá trị. Anh chàng thợ mộc trong truyện chỉ vì nghe theo lời khuyên của mọi người, đẽo ra những chiếc cày không thể sử dụng được. Cuối cùng, mọi vốn liếng, của cải đều “đi đời nhà ma”. Bài học ở đây là c on người cần có chính kiến của bản thân, khi được góp ý cần suy nghĩ và xem xét, cần xác định được mục tiêu của bản thân.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *