Văn mẫu lớp 8: Dàn ý Nghị luận về Văn học và tình thương (5 mẫu)

Văn mẫu lớp 8: Dàn ý Nghị luận về Văn học và tình thương (5 mẫu)

TOP 5 Dàn ý Nghị luận Văn học và tình thương chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 8 hiểu rõ hơn vai trò của các tác phẩm văn chương trong việc bồi đắp tình yêu thương trong tâm hồn mỗi người.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 8: Dàn ý Nghị luận về Văn học và tình thương (5 mẫu)

Văn mẫu lớp 8: Dàn ý Nghị luận về Văn học và tình thương (5 mẫu)

Văn học dạy con người biết yêu thương, biết trau dồi thêm nhiều tình cảm tốt đẹp, hướng con người vươn tới chân thiện mĩ. Vậy mời các em cùng tải miễn phí để có thêm nhiều vốn từ, nhanh chóng hoàn thiện bài viết số 7 lớp 8 đề 2 của mình.

Dàn ý Bài viết số 7 lớp 8 đề 2 hay nhất

    Lập dàn ý Nghị luận xã hội Văn học và tình thương

    1. Mở bài

    Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: văn học và tình thương.

    Lưu ý: học sinh được tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp phù hợp với năng lực của bản thân.

    2. Thân bài

    a. Khái quát chung về văn học

    Văn học thế giới nói chung và văn học Việt Nam nói riêng mang những màu sắc, nội dung, chủ đề vô cùng phong phú, đa dạng qua nhiều thời kì khác nhau.

    Mỗi một tác phẩm văn học mang nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật, bài học khác nhau tùy thuộc vào cách cảm nhận, phân tích của mỗi người.

    Văn học nuôi dưỡng và phát triển tâm hồn của con người, giúp con người hoàn thiện nhân cách.

    Văn học là linh hồn, là tiếng nói riêng của mỗi quốc gia, góp phần làm nên bản sắc văn hóa dân tộc.

    Văn học gắn bó và phản ánh cuộc sống của con người qua nhiều thời kì khác nhau đồng thời nêu lên quan điểm, tâm tư, tình cảm của tác giả cũng như con người.

    b. Văn học và tình thương

    Văn học nêu lên tình cảm của con người, của tác giả cũng như những ước muốn của những nhân vật, những con người ở trong một hoàn cảnh nhất định.

    Văn học dạy con người biết yêu thương, học hỏi, trau dồi thêm nhiều tình cảm tốt đẹp, minh họa qua một số câu ca dao tục ngữ sau:

    “Bầu ơi thương lấy bí cùng
    Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

    Hoặc câu:

    Thương người như thể thương thân”

    Văn học còn phản ánh hiện thực con người từ đó nêu lên khát vọng, ước muốn của con người thông qua một số nhân vật, tác phẩm: Chị Dậu trong Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) của Ngô Tất Tố, Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao,…

    3. Kết bài

    Khái quát lại tầm quan trọng của văn học trong việc bồi dưỡng tình cảm, tình thương của con người và liên hệ thực tiễn.

    Dàn ý Nghị luận Văn học và tình thương ngắn gọn

    1) Mở bài.

    – Mối quan hệ giữa văn học và tình thương trong lịch sử văn học.

    2) Thân bài.

    – Tại sao văn học luôn gắn bó với tình thương?

    • Vì văn học là tâm hồn dân tộc.
    • Một trong những vẻ đẹp nhất của tâm hồn dân tộc ấy là tình thương yêu nhân loại.

    – Văn học gắn bó với tình thương như thế nào?

    • Văn học nói lên nỗi đau khổ của mọi kiếp người.
    • Văn học nói lên sự cảm thông đối với nỗi đau của họ và gợi tình thương yêu trong mỗi tâm hồn người đọc.
    • Văn học bồi dưỡng, làm đẹp tâm hồn con người.

    3) Kết bài.

    • Tình yêu thương đã trở thành một phẩm chất và là thước đo cao quý của văn học. Nó cứu vớt, dìu dắt, nâng niu con người trong hiện tại và trên đường đến tương lai.

    Dàn ý Nghị luận xã hội Văn học và tình thương

    1. Mở bài:

    • Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận.

    2. Thân bài:

    – Mối quan hệ giữa văn học và tình thương.

    – Các tác phẩm văn học thường ca ngợi, trân trọng những con người biết “thương người như thể thương thân”, giàu lòng yêu thương và nhân ái:

    • Tình yêu với những người thân.
    • Tình yêu với những gì gần gũi, bình dị xung quanh.
    • Tình yêu quê hương đất nước…

    (Mỗi ý đều có dẫn chứng, phân tích, chứng minh.)

    – Các tác phẩm văn học cũng luôn lên án, phê phán những kẻ sống thiếu tình thương. (Tương tự như ở phần trên, lấy dẫn chứng, phân tích, chứng minh.)

    3. Kết bài:

    • Vai trò của các tác phẩm văn chương trong việc bồi đắp tình yêu thương trong tâm hồn mỗi người.

    Dàn ý Nghị luận Văn học và tình thương

    1. Mở bài:

    • Lòng nhân ái, tình yêu thương giữa con người với con người là đạo lí của dân tộc ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới.
    • Văn học, với chức năng cao cả của nó, luôn luôn ngợi ca những tấm lòng nhân ái “thương người như thể thương thân”, đồng thời cũng lên án những kẻ thờ ơ, dửng dưng hoặc nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người.

    2. Thân bài:

    a) Mối quan hệ giữa văn học và tình thương

    • Theo Hoài Thanh (ý nghĩa văn chương) thì nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người…)
    • Các tác phẩm văn chương thường khơi gợi tình thương và lòng nhân ái của con người…).

    b) Văn học ca ngợi lòng nhân ái

    – Trước hết là những tình cảm ruột thịt trong mỗi gia đình:

    • Cha mẹ yêu thương, hết lòng, hi sinh vì con cái.
    • Con cái hiếu thảo, yêu thương, kính trọng cha mẹ.
    • Anh chị em ruột thịt yêu thương, đùm bọc nhau.

    (Dẫn chứng:

    • Người mẹ trong Cổng trường mở ra, Mẹ tôi…
    • Người cha trong Lão Hạc, Mẹ tôi…
    • Hai anh em Thành – Thủy trong Cuộc chia tay của những con búp bê).

    – Tình làng nghĩa xóm.

    (Dẫn chứng: ông giáo với lão Hạc, bà lão láng giềng với gia đình chị Dậu…)

    – Tình đồng nghiệp, bạn bè, thầy trò…

    (Dẫn chứng: 3 nhân vật họa sĩ trong Chiếc lá cuối cùng, cô giáo và các bạn của Thủy trong Cuộc chia tay của những con búp bê…).

    c) Văn học phê phán những kẻ thờ ơ hoặc nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người

    – Những kẻ thiếu tình thương ngay trong gia đình.

    (Dẫn chứng: bà cô bé Hồng trong Trong lòng mẹ, ông bố nghiện ngập trong Cô bé bán diêm..).

    – Những kẻ lạnh lùng, độc ác ngoài xã hội.

    (Dẫn chứng: vợ chồng nghị Quế trong Tắt đèn, những người qua đường đêm giao thừa trong Cô bé bán diêm..).

    3. Kết bài:

    • Liên hệ thực tế và mong ước của em.

    Lập dàn ý Nghị luận Văn học và tình thương

    1. Mở bài:

    Văn học là nghệ thuật sáng tạo mà nhà thơ nhà văn dùng ngôn từ của mình để diễn đạt và thể hiện quan điểm, tư tưởng, tình cảm. Một đặc điểm chung mà bất kì tác phẩm nào cũng có chính là văn học luôn gắn với tình thương.

    2. Thân bài:

    a) Tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc:

    Có nhiều tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương đất nước và tinh thần tự hào dân tộc rất cao của tác giả cũng như của chính đọc giả. Đó là tình cảm mà mỗi người khi sinh ra đều có được.

    D/c: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Từ ấy (Tố Hữu), Bến quê (Nguyễn Minh Châu), Làng (Kim Lân), Quê hương (Tế Hanh)…

    b) Tình cảm gia đình:

    Mỗi con người khi sinh ra và lớn lên trong mái ấm gia đình đều cảm nhận được tình yêu mà mọi người dành cho mình cũng như của mình với mọi người trong gia đình. Một thứ tình cảm mà chỉ có máu mủ ruột rà mới hiểu được. Ngoài ra tình cảm vợ chồng cũng là thứ tình cảm rất gắn bó.

    D/c: Nói với con (Y Phương), Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Những đứa con trong gia đình ( Nguyễn Thi), Vợ nhặt (Kim Lân), Con cò (Chế Lan Viên)

    c) Tình nhân ái giữa con người với con người:

    Con người khác con vật ở chỗ biết tư duy, suy nghĩ và yêu thương nhau. Dù có khác biệt nhau về màu da, chủng tộc hay không cùng ngôn ngữ, không cùng gia đình, dòng họ nhưng đã là người thì phải sống yêu thương, chan hòa, một tình yêu không bó gọn trong phạm vi nhất định mà nó mở rộng ra toàn nhân loại, yêu tất cả con người. Ngoài ra còn có sự thương xót của tác giả với từng số phận, từng nhân vật, là tiếng kêu thống thiết cho những con người đáng được thương cảm.

    D/c: Chí phèo (Nam Cao), Lão Hạc (Nam Cao), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Đời thừa (Nam Cao)…

    3. Kết bài: Tổng kết nội dung, khẳng định lần nữa, nêu ý nghĩa trong cuộc sống.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *