Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 8: Đoạn văn nêu lên điều Hồ Xuân Hương muốn nói qua bài thơ Mời trầu.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 8: Đoạn văn nêu lên điều Hồ Xuân Hương muốn nói qua bài thơ Mời trầu
Tài liệu này có thể giúp học sinh lớp 8 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.
Đề bài: Hồ Xuân Hương viết về việc mời trầu nhưng là để nói chuyện tình cảm. Nêu lên điều tác giả muốn nói qua bài thơ này bằng một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng).
Đoạn văn nêu lên điều Hồ Xuân Hương muốn nói qua bài thơ Mời trầu
Đoạn văn mẫu số 1
Bài thơ “Mời trầu” của Hồ Xuân Hương gửi gắm thông điệp giá trị. Tác giả đã thể hiện niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi của một trái tim nồng nàn, đằm thắm nhưng cũng rất cá tính. Mời trầu vốn là một phong tục trong lễ nghi của người Việt. Có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện”, mời trầu giống như là để bắt đầu câu chuyện. Trong bài thơ, mời trầu kỳ thực là mời tình. Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ chịu nhiều định kiến, phải tuân theo lễ giáo. Họ không có quyền được quyết định số phận, không được tự quyết cho chuyện lứa đôi. Hồ Xuân Hương đã vượt qua lễ giáo phong kiến, bộc lộ niềm khao khát tình cảm lứa đôi. Đó giống như một tín hiệu đẹp cho sự đâm chồi của một ý thức cá nhân, của tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc cho người phụ nữ.
Đoạn văn mẫu số 2
Mời trầu của Hồ Xuân Hương gửi gắm biết bao tâm tư của tác giả. C ó câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” – người xưa có phong tục ăn trầu, mời trầu như một cách để gợi mở cuộc trò chuyện. Mượn câu chuyện mời trầu, nhà thơ muốn ẩn dụ về chuyện tình cảm và số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ phải chịu nhiều thiệt thòi, không được làm chủ cuộc đời của mình, không được tự do yêu thương và mà còn phải chịu kiếp chồng chung. Chính vì thế, bài thơ giống như một tiếng nói chung, thể hiện khát vọng về một tình yêu hạnh phúc, chung thủy và vẹn toàn của người phụ nữ. Qua đó, tác giả cũng thể hiện khát vọng hướng tới hạnh phúc và được làm chủ cuộc đời mình của tác giả trong bối cảnh xã hội xưa.