Văn mẫu lớp 8: Đóng vai bà hàng xóm kể lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Văn mẫu lớp 8: Đóng vai bà hàng xóm kể lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Nếu em là bà lão hàng xóm của chị Dậu và chứng kiến toàn bộ câu chuyện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào? Mời các em học sinh lớp 8 cùng tham khảo 6 bài văn mẫu dưới đây để có thêm nhiều ý tưởng mới.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 8: Đóng vai bà hàng xóm kể lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Văn mẫu lớp 8: Đóng vai bà hàng xóm kể lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Hoàn cảnh đáng thương của gia đình chị Dậu, càng khiến người đọc cảm nhận được nỗi thống khổ của người dân nghèo trong xã hội xưa. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết để biết cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất, rèn luyện trí tưởng tượng của mình thêm phong phú.

Đóng vai bà hàng xóm kể lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ

    Dàn ý kể lại câu chuyện theo lời bà hàng xóm

    Dàn ý chi tiết số 1

    1. Mở bài

    • Giới thiệu về bản thân:

    2. Thân bài

    * Giới thiệu về hoàn cảnh gia đình chị Dậu

    • Nhà chị Dậu đông con, lại thêm nghèo đói vì mất mùa. Chị phải bán hết cả gánh khoai, đàn chó con mà chưa đủ tiền nộp sưu cho chồng. Đến cái Tí, đứa con lớn của chị cũng đem bán cho ông bà Nghị Quế.

    * Sang hỏi thăm gia đình chị

    • Thấy nhà chị nhịn đói suốt từ hôm qua, tôi mang bát gạo sang để chị nấu cháo.
    • Thấy tiếng trống tù và vang lên, tôi vội chạy sang hỏi thăm anh Dậu : “Bác trai đã khá hơn rồi chứ?”
    • Chị Dậu vẫn dáng mệt mỏi trả lời: “Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường”
    • Tôi liền giục chị. Bảo bác ấy trốn đi đâu thì trốn. Không bọn chúng vào bắt chó thì phải tội.
    • Sau khi nghe chị Dậu nói, chờ anh Dậu ăn xong. Tôi trở về mang dáng vẻ băn khoăn. Không biết gia đình chị có vượt qua được không? Liệu anh Dậu có bị bắt nữa?

    * Chứng kiến cảnh bọn cai lệ vào nhà chị Dậu đòi sưu.

    • Về đến nhà chẳng được bao lâu, thì tôi đã nghe thấy tiếng của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đi đòi sưu thuế
    • Ôi, thôi xong, anh Dậu chắc còn chưa kịp ăn miếng cháo
    • Chúng mang roi song, tay thước và dây thừng để đi bắt anh Dậu. Chúng quyết đòi cho bằng được.
    • Mang theo thái độ hung hăng, nào thét, nào mắng. Tôi nghe thấy mà như xót hết cả ruột gan.
    • Khi chúng khăng khăng định trói anh Dậu lại, chị Dậu đã nhảy vào giằng co với chúng quyết liệt lắm. Tôi thấy anh Dậu ở ngoài thì cố gắng can ngăn nhưng không được. Chúng chỉ ở ngoài và thét lên bắt anh chị vào tù.

    3. Kết bài:

    • Nêu cảm nghĩ khi chứng kiến hoàn cảnh khó khăn của nhà chị Dậu.

    Dàn ý chi tiết số 2

    A. Mở bài

    • Giới thiệu bản thân

    B. Thân bài

    – Giới thiệu tóm tắt hoàn cảnh của gia đình chị Dậu.

    • Nhà đông con, lại nghèo đói mất mùa.
    • Không có tiền đóng sưu thuế.
    • Phải bán cả đàn chó và bán cả con mới đủ tiền đóng sưu thuế cho chồng

    – Chị Dậu sang nhà tôi xin gạo, kể về việc hôm qua anh Dậu bị đánh

    – Chứng kiến cảnh cai lệ đến nhà chị Dậu đòi sưu.

    • Tôi chạy sang đã thấy bọn cai lệ đã ở trong nhà rồi.
    • Chúng cứ nhào vào người anh Dậu đòi bắt trói.
    • Chị Dậu van xin, nài nỉ nhưng không được. Chị đã vùng dậy đánh bọn chúng.
    • Bọn cai lệ bỏ về và nói vọng lại là đòi bắt trói anh chị đi tù.

    C. Kết bài

    • Nêu cảm nghĩ của bản thân

    Đóng vai bà lão hàng xóm kể lại Tức nước vỡ bờ

    Thời gian trôi đi nhanh, thoáng chốc tôi đã sinh sống ở ngôi làng Đông Xá này hơn bảy mươi năm cuộc đời rồi. Chuyện vui chuyện buồn cứ thay nhau đến. Nhưng chuyện khổ thì mấy năm nay cứ đè nặng ở cái làng này. Đặc biệt là hoàn cảnh nhà chị Dậu – người hàng xóm lâu năm nhà tôi.

    Dưới xã hội bất công, chẳng gia đình nào trong làng được ấm no. Gia đình tôi cũng khó khăn, chồng đã mất từ sớm, các con kéo nhau đi làm xa, chỉ mình tôi sinh sống. Cạnh nhà tôi là nhà chị Dậu, hàng xóm láng giềng với nhau nên cũng ngó qua ngó lại. Tôi được chứng kiến nhiều chuyện nên cũng thương chị lắm.

    Nhà chị Dậu thuộc hạng cùng đinh trong làng. Nhà vốn đông con, chịu hai cái tang cùng lúc, năm đó lại mất mùa nên đói càng thêm đói. Chị đã phải bán hết cả gánh khoai, đàn chó con vừa đẻ cho nhà Nghị Quế mà vẫn chưa đủ tiền nộp sưu cho chồng. Ngậm đắng nuốt cay, người mẹ ấy còn phải đem cái Tí – con gái lớn của mình ra bán. Xót xa, éo le vô cùng.

    Tôi thương chị, thương cả lũ trẻ nên hay chạy sang hỏi thăm, cho gia đình chị mấy thứ linh tinh. Có đêm, tôi giật mình nghe tiếng bọn cai lệ hét bảo chị Dậu ra nhận chồng về.Nghĩ có chuyện không hay, tôi lật đật chạy sang thì thấy anh Dậu như một cái xác bị quăng về nhà. Quân khốn nạn đã hành hạ anh cả tối hôm qua. Tôi thấy thương quá nên lấy một bát gạo cho chị Dậu vay, bảo đem nấu cháo cho chồng ăn. Hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau, một bát gạo với tôi cũng không đến mức quá quan trọng.

    Không yên tâm tôi còn chạy sang đến mấy lần, hỏi thăm anh Dậu đỡ chưa rồi giục:

    – Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Bảo bác ấy ăn nhanh rồi trốn đi đâu thì trốn.

    Chị Dậu cảm ơn, rồi đáp chờ anh Dậu ăn xong sẽ đi ngay. Lúc ấy tôi mới về nhà. Trong lòng vẫn băn khoăn. Liệu gia đình chị có vượt qua được không? Lũ cai lệ phi nhân tính ấy liệu có tha cho anh Dậu hay lại chờ tra tấn tiếp? Trằn trọc ít lâu tôi mới đi ra ngoài một chút.

    Những tưởng không có chuyện gì xảy ra, tôi vừa về đến nhà đã nghe tiếng mõ, tiếng tù và inh ỏi. Tiếng bước chân rình tịch vang lên. Chúng nó lại đến rồi. Anh Dậu còn chưa kịp ăn miếng cháo. Lũ tay sai mang roi song, tay thước và dây thừng, sầm sập chạy vào nhà đòi trói anh Dậu. Chúng hung hăng thét mắng. Mặc cho anh Dậu hoảng sợ đã lăn đùng ra phản, chị Dậu vẫn nài nỉ, van xin chúng cho khất đến hôm sau, chúng vẫn hung hắn quyết trói anh Dậu. Lòng tôi cũng bồn chồn khó chịu. Chúng cứ khăng khăng đòi trói anh Dậu, chị Dậu nhảy vào can thì bị chúng bịch vào ngực rồi chúng sấn tới anh Dậu. Tôi nghe tiếng chị cự lại rõ ràng:

    – Chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ!

    Ốm tha già thả, cái lẽ ở đời bao lâu nay vẫn vậy. Thế mà tên cai lệ độc ác kia chẳng mảy may nghĩ đến. Hắn ra tay đánh bốp vào mặt chị Dậu rồi nhảy phắt đến bên anh Dậu, kiên quyết không buông. Tôi nhìn mà thấy lòng hừng hực lửa nóng. Đúng là quân độc ác, bất nhân.

    Nhưng ngay lúc đó, tôi thấy chị Dậu vùng lên, quật tên cai lệ ngã nhào ra đất. Hắn lăn ra mà miệng vẫn thét trói vợ chồng chị Dậu, đáng ghét vô cùng! Tên người nhà lí trưởng còn giơ gậy trong tay trực vụt chị Dậu. Người đàn bà đã nhiều con mà vẫn nhanh như cắt tóm được hắn. Hai bên giằng co rồi áp vào vật nhau. Một hồi lâu sau tôi thấy chị Dậu túm tóc lẳng cho thằng kia một cái ngã nhào ra thềm. Đã mắt biết bao! Quân bất nhân đó, phải đánh cho chúng biết mặt mà bớt hống hách hung hăng. Thế nhưng, tôi vẫn lo cho vợ chồng anh Dậu, đánh nhau với bọn người của chính quyền, sợ không sống yên được với chúng. Anh Dậu ra khuyên ngăn nhưng không được.

    – Thà ngồi tù chứ để chúng nó làm tình làm tội mãi tôi không chịu được.

    Tôi nghe chị Dậu đáp như vậy và chợt suy nghĩ về nhiều điều hơn. Giọt nước tràn ly, tức nước vỡ bờ. Chị Dậu đã chịu đựng quá nhiều áp bức bất công. Người nông dân chúng tôi thời đại này cũng vậy. Bao giờ cho hết chuỗi ngày khổ đau, có lẽ không chỉ là đấu tranh nội tâm mà còn cần cả hành động mạnh mẽ. Cuộc sống như vậy có khi nào sẽ khá hơn?

    Đóng vai bà lão hàng xóm kể lại câu chuyện Tức nước vỡ bờ

    Đời người sẽ chứng kiến cả ngàn câu chuyện, nhưng số ít trong đó sẽ là những ký ức không thể nào quên được. Xuất thân từ một làng quê nghèo ở Đông Xá, cả đời tôi đã từng chứng kiến bao tàn bạo của một giai cấp cũ kỹ và lạc hậu này. Đời tôi đã khổ, nhưng có những người còn khổ hơn tôi rất nhiều. Như chị Dậu hàng xóm bên cạnh nhà tôi vậy. Tôi đã từng chứng kiến cảnh cả gia đình ấy lao đao, khốn đốn chỉ vì những đồng thuế sưu vô lý ở đâu đè lên họ.

    Nhà chị Dậu tuy nghèo khó nhưng anh chị lại hiền lành, chất phát, chẳng bao giờ làm mất lòng ai bao giờ. Thỉnh thoảng nhà có dư chút dầu, chút gạo, tôi cũng mang sang cho anh chị. Đành rằng tôi cũng khổ, ấy thế anh chị khổ hơn, giúp được bao nhiêu thì giúp. Mất mùa đói kém liên miên, chị Dậu vẫn phải bán hết cả gánh khoai, bán luôn cả đàn chó con để chạy tiền nộp thuế. Đến vậy mà vẫn chưa đủ tiền để nộp sưu cho chồng.

    Chứng kiến cảnh Anh Dậu nợ thuế sưu liền bị bọn tay sai xông đến đánh trói. Chị Dậu không đành phải đem cái Tí – đứa con gái đầu lòng 7 tuổi. Nhưng cái vận đen cứ đeo đuổi gia đình nhỏ này. Chị còn buộc phải nộp thuế sưu cho người em chồng đã mất từ năm trước! Thật đúng là tiệt đường sống của người ta mà.

    Anh Dậu khi về đến nhà như một cái xác không hồn, người xanh như tàu lá. Thương cảm cho hoàn cảnh ấy, tôi mang sang cho chị Dậu một bát gạo để chị nấu cháo ăn lót dạ qua ngày. Tôi cẩn thận hỏi thăm tình hình của anh Dậu:

    – Bác trai nhà đã khá hơn rồi chứ?

    Chị Dậu không thể giấu đi dáng mệt mỏi, bần thần trả lời:

    – Cảm ơn cụ. Nhà cháu đã tỉnh táo như thường.

    Sự thương cảm cùng nỗi xót xa dâng lên, có quá nhiều chuyện kinh khủng xảy ra cùng một lúc như vậy, cơ thể gầy gò của chị Dậu phải kiên cường lắm để không sụp đổ. Tôi liền nhắn nhủ bảo chị cùng bác nhà trốn đi đâu đó thì trốn. Chị cũng dạ vâng nhưng rồi vẫn chần chừ vì muốn cho anh Dậu ăn một chút cháo lót dạ. Không biết liệu gia đình chị có vượt qua được bể khổ lần này không? Liệu bọn chúng có chịu tha cho anh Dậu không? Liệu chuyện tồi tệ gì có thể xảy ra nữa? Tôi mang theo bao lo lắng về nhà.

    Vừa về đến nhà có một chốc, chẳng được bao lâu tôi bỗng nghe thấy tiếng ồn ào ngoài ngõ. Cái giọng hách dịch này nghe thoáng qua đã biết là tiếng của bọn cai lệ cậy quyền và người nhà lí trưởng kéo nhau đi đòi sưu thuế. Dáng vẻ chúng hùng hổ, đăm đăm đầy dữ tợn. Kẻ nào cũng kè kè trên tay nào là những roi song, tay thước và dây thừng. Bao vũ khí đó cũng chỉ để đi bắt một người gầy gò như anh Dậu. Có lẽ lần này chúng quyết đòi cho bằng được số tiền thuế vô lý kia rồi.

    Mang theo thái độ lồi lõm và hung hăng, chúng ra sức gào thét tỏ vẻ uy quyền. Tôi nghe thấy mà xót cả ruột cả gan. Chúng đòi trói anh Dậu lại bằng được. Mặc kệ cho chị van nài, khóc lóc, mạc cho chị quỳ lạy xin khất thuế thêm lần nữa. Một khắc không chịu nổi, chị cự lại:

    – Chồng tôi đau ốm! Ông không được phép hành hạ!

    Thế mà chúng vẫn chẳng thèm nghe, vẫn tiếp tục đánh đập hành hạ chồng chị. Tức nước vỡ bờ, chị Dậu đã vùng lên, nhảy vào giằng co với chúng quyết liệt. Chị Dậu quật ngã được tên cai lệ một cách dễ dàng. Tôi trong một khoảnh khắc liền cảm thấy hả dạ. Thật là đáng đời cho lũ cậy quyền kia. Nhưng trong lòng không khỏi lo lắng cho chị Dậu. Xa xa văng vẳng lại tiếng la hét của chúng rằng sẽ tống anh chị vào tù. Sau chuyện này rồi gia đình chị sẽ khó sống lắm. Tôi buông một tiếng thở dài bất lực.

    Người nông dân chúng tôi dưới hàng ngàn lớp cai trị vô lý, khi bị dồn vào mức đường cùng thì chắc chắn sẽ đứng lên đấu tranh. Đến khi nào xã hội đầy bất công này mới thay đổi, đến bao giờ người nông dân mới được sống tự do? Sẽ có bao nhiêu cảnh đau thương như thế này diễn ra nữa. Hàng ngàn câu hỏi hiện ra trong đầu nhưng chẳng có câu trả lời, chỉ có một màn đêm vô tận trước mắt tôi.

    Kể lại câu chuyện theo lời bà hàng xóm – Mẫu 1

    Tôi là một nông dân sống ở làng Đông Xá hàng xóm của gia đình chị Dậu trong xã hội thực dân nửa phong kiến này, thân phận thấp cổ bé họng như chúng tôi thật khốn khổ nhất và vào mùa sưu thuế trao ôi gán vợ đợ con mua rẻ bán đắt vay lãi với giá cắt cổ… Đều có cả! Gia đình chị Dậu là một ví dụ điển hình cho nỗi thấm khổ ấy.

    Ở gần nhà tôi biết gia đình chị Dậu thuộc hạng cùng đinh trong làng. Vì vừa phải lo hai cái tang anh Dậu lại ốm yếu bán cả con cả chó mới nộp được một suất sưu thuế mà còn phải nộp cả suất sưu cho người đã chết, có ở đâu bất công vô lí như thế này không?

    Hôm trước anh Dậu chết đi sống lại bị bọn chức sắc vác trả về nhà. Người xanh như tàu lá. Cả xóm chúng tôi phải xúm vào cứu anh mới tỉnh lại thương tình cả nhà đói khát tôi đem cho bát gạo người ta đã nói ” Một miếng khi đói bằng một gói khi no”.

    Mới sáng sớm không khí đã hết sức căng thẳng và tiếng mõ, tù và inh ỏi. Chẳng là hôm nay quan huyện về làng đốc sưu. Anh Dậu chắc chắn sẽ khốn khổ lắm đây, tôi vội chạy sang giục đưa anh đi trốn, chị Dậu đang múc cháo ra la liệt. Chị muốn cho anh ăn một chút cho tỉnh người. Kể cũng phải, người ốm bụng đói thì chịu sao nổi?

    Vừa về đến nhà tôi đã nghe tiếng chân rình rịch vội chạy ra xem thì thấy bọn tay sai sầm sập chạy vào. Trời ơi trông mặt chúng mới dữ tợn làm sao? Đằng đằng sát khí tôi thấy anh Dậu hoảng sợ lăn đùng ra phản, chị Dậu thì cuống quít van xin nhẫn nhịn van xin nhưng tên cai lệ đâu có để lọt tai hắn bịch vào ngực chị rồi xấn tới anh Dậu. Có lẽ tức quá chị cự lại.

    Chồng tôi đau ốm chị không được phép hành hạ! Chị này cứng cỏi thật đấy! Mà đó là cái lẽ đương nhiên ở đời ai cũng phải biết: Ốm tha già thải. Thế mà tên cai lệ bất nhân kia chẳng thèm biết đến, hắn đánh ” bốp vào mặt chị” rồi nhảy phắt đến bên anh Dậu. Đúng là giọt nước tràn ly!

    Bằng sức mạnh của tình yêu thương và lòng căm thù ngùn ngụt. Chị Dậu đã quật ngã tên cai lệ. Hắn ta lẹo khẹo nghiện ngập nên chỉ cần chị Dậu xô cho một cái đã ngã nhào ra thềm. Vậy mà hắn ta vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Đến chết vẫn giữ nguyên bản chất!

    Tên người nhà lí trưởng còn có gậy trong tay giơ lên trực vụt chị Dậu nhanh như cắt chị tóm được hai bên giằng co du đẩy rồi áp vào vật nhau. Cuộc chiến này không kết thúc chóng vánh như khi chị đánh tên cai lệ. Nhưng cuối cùng chị Dậu cũng túm tóc lẳng cho anh kia một cái ngã nhào ra thềm. Thật sung sướng quá! Cái ác đã bị trừng trị. Nhưng tôi cũng rất lo cho chị Dậu. Đánh người nhà nước đã bị chúng khép vào tội tù đày thì thật khốn khổ. Anh Dậu can ngăn vợ. Nhưng chị Dậu rất rắn rỏi mạnh mẽ cương quyết.

    Thà ngồi tù chứ để chúng nó làm tình làm tội mãi tôi không chịu được.

    Đúng là tức nước thì phải vỡ bờ có áp bức có đấu tranh! Người nông dân chúng tôi bị dồn vào mức đường cùng chỉ có con người duy nhất là đấu tranh giải phóng của đời mình. Tôi mong xã hội này sớm bị xóa bỏ để xây dựng một xã hội mới công bằng tốt đẹp hơn.

    Kể lại câu chuyện theo lời bà hàng xóm – Mẫu 2

    Hoàn cảnh nhà anh Dậu ai ai cũng biết, tôi là hàng xóm với nhà anh Dậu đã lâu, cũng biết được sự khó khăn của nhà ấy. Sáng nay, tôi đang trong bếp thì chị Dậu chạy sang vay ít gạo về nấu cháo, nghe nói là anh Dậu bị bọn quan sai đánh đau lắm, nghĩ mà thương.

    Nhà anh chị Dậu cũng khổ lắm, nhà thì rõ đông con mà được năm lại mất mùa cũng khiến cho đã nghèo lại còn khó. Không chỉ thế mà việc sưu thuế cũng khiến gia đình nhà ấy lao đao. Chị Dậu phải bán cả khoai, đàn chó và cả cái Tí đi nữa mới đủ để nộp tiền sưu thuế cho anh Dậu. AI nào ngờ bọn quan lại còn bắt gia đình anh chị đóng thêm khoản sưu thuế cho người em trai đã chết của anh từ năm trước. Gia đình không biết xoay sở ra sao, không còn gì để bán mà nộp thuế. Nên chúng mới bắt anh Dậu lên trói và đánh cho một trận, sáng nay mới thả về.

    Chị Dậu về được một lúc, tôi nghe thấy có tiếng trống, tiếng láo nháo của bọn cai lệ đang đi đến nhà anh Dậu. Tôi chạy theo sau, sang thì đã thấy chị Dậu đã quỳ gối xin chúng, nhưng chúng nào có nghe vẫn cứ nhảy vào, xông tới đánh anh Dậu. Anh Dậu làm gì còn sức mà tránh đòn roi của bọn cai lệ. Nhưng cảnh này bà con hàng xóm ai cũng thương xót nhưng cũng không có ai dám vào giúp đỡ. Đang mải nhìn anh Dậu không hiểu sao lại thấy bọn cai lệ ngã nhào ra đất, kêu đau ầm ĩ. Nhìn kĩ lại mới thấy chị Dậu đẩy ngã bọn chúng chỏng quèo ra đất. Không biết sức mạnh ở đâu mà chị Dậu dám làm thế. Bọn cai lệ bị ngã mà vẫn luôn miệng chửi rủa, chị Dậu vẫn không sợ, thằng nào dám xúm lại gần anh Dậu là chị Dậu lại đẩy cho ngã dúi dụi. Bọn cai lệ sợ quá bỏ chạy, vậy là anh Dậu được an toàn. Nhưng chúng vẫn nói vọng vào với cái giọng hống hách rằng sẽ cho chị và anh Dậu ở tù.

    Thật thương cho gia đình anh chị, không biết đến bao giờ gia đình ấy mới được bình yên. Ai trong chúng tôi cũng mong là sẽ hết được đợt sưu thuế này. Chứ không cả làng không ai là tránh được cái nạn này.

    Kể lại câu chuyện theo lời bà hàng xóm – Mẫu 3

    Tôi vốn là một nông dân bình thường, sống ở làng Đông Xá, trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Hàng xóm của tôi là gia đình chị Dậu, chúng tôi có cùng thân phận thấp cổ bé họng và phải cam chịu những khốn khổ mỗi khi vào mùa sưu mùa thuế. Những chuyện gán vợ đợ con, mua rẻ bán đắt, cho vay nặng lại đều có cả. Gia đình chị Dậu là điển hình của những nỗi khốn khổ ấy.

    Vì ở gần nhà nên tôi biết rõ hoàn cảnh của nhà chị Dậu, vốn thuộc hạng cùng đinh trong làng, đã phải lo hai cái tang mà anh Dậu còn đang ốm yếu, phải bán cả con, bán cả đàn chó mới nộp được một suất, ấy vậy mà còn phải nộp suất sưu cho người đã chết, có ở đâu lại bất công, vô lí như vậy cơ chứ? Hôm trước anh Dậu bị bọn chức sắc lôi về nhà, người anh xanh xao như tàu lá chuối, cả xóm cùng nhau xúm lại mới cứu được anh tỉnh lại, thương tình gia đình vợ chồng nhà anh tôi đem cho bát gạo, thôi đành chẳng có nhiều thì “Một nắm khi đói bằng một gói khi no”. Hôm sau, mới sáng sớm, không trong làng đã hết sức căng thẳng, tiếng mõ rồi tiếng tù và inh ỏi bởi hôm nay có quan huyện về đốc sưu.

    Đoán được anh chị Dậu sẽ phải khốn đốn lắm nên tôi vội chạy sang giục đưa anh Dậu đi trốn, chị Dậu đang múc cháo, chị muốn cho anh ăn cho tỉnh người, mà cũng phải người ốm mà đói bụng thì chịu sao nổi. Nhắc anh chị Dậu rồi tôi quay về, vừa về đến nhà thì tôi đã nghe tiếng chân thình thịch liền chạy ra xem, thì ra bọn tay sai đã sầm sầm chạy vào, trông mặt chúng thằng nào thằng nấy dữ tợn, đằng đằng sát khí. Anh Dậu vì quá hoảng sợ mà lăn đùng ra phản còn chị Dậu thì quỳ lạy, cố nhẫn nhịn van xin, nhưng tên cai lệ không nghe chị nửa lời, hắn huých vào ngực chị cái bịch rồi sấn tới chỗ anh Dậu.

    Chị Dậu có lẽ tức quá nên cự lại “Chồng tôi đau ốm, các anh không được phép hành hạ”, quả thật chị Dậu lúc ấy quá rắn rỏi. Người đời có câu “ốm tha già thải” ấy vậy mà những tên cai lệ bất nhân không hề biết đến. Giọt nước tràn ly, bằng chính sức mạnh của tình yêu thương và lòng căm thù rừng rực, chị Dậu đã quật ngã tên cai lệ, ấy vậy mà hắn vẫn nham nhảm thét trói cả hai vợ chồng chị. Tên người nhà lí trưởng còn cầm gậy trong tay định giơ lên đánh chị nhưng chị Dậu nhanh như cắt, tóm lấy, hai bên giằng co rồi áp vào vật nhau, cuối cùng chị Dậu cũng tóm tóc lẳng cho tên ấy ngã nhào ra thềm. Nhìn thật đã mắt và sung sướng, cái ác đã bị trừng trị! Tuy nhiên phần tôi cũng thấy lo cho anh chị, đánh người nhà nước lỡ bị chúng khép vào tội tù đày thì khốn khổ. Anh Dậu có ý can ngăn vợ nhưng chị Dậu rất rắn rỏi và mạnh mẽ “Thà ngồi tù chứ để chúng nó làm tình làm tội mãi tôi không chịu được”.

    Tất cả đều rất rõ ràng ngay trước mắt, người nông dân chúng tôi đã bị dồn vào mức đường cùng chỉ còn có con đường duy nhất ấy là đấu tranh giải phóng cuộc đời mình. Tôi mong làm thế nào để nhanh chóng xóa bỏ cái chế độ trong xã hội này, xây dựng một xã hội mới có công lí, công bằng và tốt đẹp hơn.

    Kể lại câu chuyện theo lời bà hàng xóm – Mẫu 4

    Tôi là một bà lão sống ở làng Đông Xá, hàng xóm của gia đình chị Dậu, cái thân phận thấp cổ bé họng như chúng tôi thật khốn khổ. Nhất và vào mùa sưu thuế, liệu bạn có tận mắt chứng kiến cảnh gán vợ đợ con, mua rẻ bán đắt, vay lãi với giá cắt cổ chỉ để đủ tiền sưu? Cảnh nào cũng có cả! Gia đình chị Dậu cũng là một trong gia đình khốn cùng đến vậy.

    Tôi ở sát vách nhà chị Dậu, gia đình chị thuộc “nhất nhì trong hạng cùng đinh” của làng quê nghèo này. Vì vừa phải lo hai cái tang, anh Dậu lại ốm yếu nên mấy hôm nay chị phải chạy vạy ngược xuôi để có đủ tiền nộp suất sưu cho chồng. Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai xông đến đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp. Chị không làm cách nào khác đành phải đứt ruột đem cái Tí, đứa con gái đầu lòng 7 tuổi, bán cho lão Nghị Quế bên thôn Đoài. Ngờ đâu chị lại còn buộc phải nộp cả suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái ! Thật là cùng đường. Giữa đình làng, tiếng kêu uất ức của chị vang lên thảm thiết.

    Hôm trước anh Dậu chết đi sống lại bị bọn chức sắc vác trả về nhà. Người xanh như tàu lá. Cả xóm chúng tôi phải xúm vào cứu anh mới tỉnh lại, thương tình cả nhà chịu đói từ hôm qua, tôi đem cho bát gạo để chị nấu cháo ăn tạm.

    Mới sáng sớm tiếng mõ, tiếng tù và inh ỏi, tiếng chó sủa vang các xóm. Lo lắng rằng anh Dậu còn chưa khỏi, tôi vội chạy sang giục bảo anh đi trốn. Vừa sang thì chị Dậu đang quạt cháo cho bớt nóng. Tôi hỏi: “Bác trai đã khá rồi chứ?”

    – “Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường.” – chị Dậu đáp.

    Tôi bèn khuyên bảo anh nhanh đi đâu trốn thì trốn, chứ nằm đấy bọn cai lệ với người nhà lí tưởng lại qua thúc sưu, họ đánh cho thì khổ. Chị cũng dạ vâng, nhưng muốn cho anh Dậu ăn một chút cháo cho tỉnh người rồi tính. Tôi nghĩ kể cũng phải, người ốm bụng đói thì chịu sao nổi? Tôi vừa lo lắng vừa quay về nhà.

    Vừa mở cửa nhà, đã nghe tiếng chân rình rịch đằng sau thì tôi lại vội chạy ra xem thì thấy bọn tay sai sầm sập chạy vào nhà chị Dậu. Trông bọn chúng mới dữ tợn làm sao? Tôi thấy anh Dậu hoảng sợ lăn đùng ra phản, chắc anh còn chưa húp được miếng cháo thì chúng đến, chị Dậu thì cuống quít van xin nhẫn nhịn van xin nhưng chúng nào có tình người, tên cai lệ vừa quát tháo vừa bịch vào ngực chị rồi sấn đến để trói anh Dậu. Có lẽ không thể chịu được, chị Dậu bèn liều mạng cự lại:

    – “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”

    Chị này cứng cỏi thật đấy! Mà đó là cái lẽ đương nhiên ở đời ai cũng phải biết: Ốm tha già thải. Thế mà tên cai lệ bất nhân kia chẳng thèm biết đến, hắn đánh “bốp vào mặt chị” rồi nhảy phắt đến bên anh Dậu. Đúng là tức nước thì phải vỡ bờ, chị nghiến hàm răng gằn lên:

    – “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”

    Có lẽ bằng với sức mạnh của tình yêu thương và lòng căm thù ngùn ngụt. Chị Dậu đã quật ngã tên cai lệ. Hắn ta lẻo khoẻo nghiện ngập nên chỉ cần chị Dậu xô cho một cái đã ngã nhào ra thềm. Vậy mà hắn ta vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Đến chết vẫn giữ nguyên bản chất!

    Tên người nhà lí trưởng còn có gậy trong tay giơ lên trực vụt chị Dậu nhanh như cắt chị tóm được hai bên giằng co du đẩy nhau. Cuộc chiến này không kết thúc chóng vánh như khi chị đánh tên cai lệ. Nhưng cuối cùng chị Dậu cũng túm tóc lẳng cho người nhà lí tưởng một cái ngã nhào ra thềm. Cái cảm giác lúc ấy mới sung sướng làm sao! Cái ác đã bị trừng trị. Nhưng vào đó, tôi càng lo cho chị Dậu hơn. Đánh người nhà nước sẽ bị chúng khép vào tội tù đày thì thật khốn khổ. Anh Dậu can ngăn vợ. Nhưng chị Dậu rất dắn dỏi mạnh mẽ cương quyết:

    – “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được….”

    Thật vậy, Người nông dân chúng tôi bị dồn vào mức đường cùng chỉ có con người duy nhất là tự mình đứng lên đấu tranh giải phóng cuộc đời của chúng tôi. Tôi chỉ mong rằng, một xã hội mới sẽ tới, còn xã hội thối nát này sớm bị xóa bỏ thì tốt rồi!

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *