Bài thơ Đảo Sơn Ca được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn. Vì vậy, Download.vn muốn giới thiệu tài liệu Bài văn mẫu lớp 8: Phân tích bài thơ Đảo Sơn Ca.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 8: Phân tích bài thơ Đảo Sơn Ca (2 mẫu)
Tài liệu dành cho các bạn học sinh lớp 8 tham khảo để có thêm ý tưởng bài viết. Nội dung ngay sau đây.
Phân tích bài thơ Đảo Sơn Ca
Phân tích bài thơ Đảo Sơn Ca – Mẫu 1
Lê Cảnh Nhạc là nhà thơ có nhiều tác phẩm viết về đề tài quê hương, đất nước. Trong đó, Đảo Sơn Ca là một bài thơ khá tiêu biểu.
Những câu thơ đầu khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên của đảo Sơn Ca với những sự vật đặc trưng như màu xanh non của cây bàng hoa giấy đỏ và mùi nắng tươi mới:
“Quả bàng vuông xanh non màu lá
Mơn mởn thơm mùi nắng Sơn Ca
Hoa giấy đỏ dưới trời nắng cháy
Chim líu lo rót mật trước hiên nhà”
Tác giả đã cảm nhận thiên nhiên Đảo Sơn Ca qua nhiều giác quan. Với thị giác, thiên nhiên hiện ra với màu xanh non của những cây bàng, tô điểm thêm màu đỏ của những cây hoa giấy dưới trời nắng vàng. Về khứu giác, đó là “mùi nắng”, ở đây, nhà thơ đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, từ đó gợi ra nắng dường như còn chất chứa thêm thêm mùi vị mặn mà của biển. Cuối cùng là thính giác với tiếng chim hót líu lo bên hiên nhà vừa tạo một khung cảnh thanh bình nhưng không bị tĩnh lặng.
Ở khổ thơ thứ hai, cảnh vật hiện lên lại mang màu sắc cổ kính, rêu phong:
“Mái chùa cong veo chiều cổ tích
Tiếng cầu kinh bịn rịn níu hồn tôi
Khát từng giọt mưa mùa khô trên đảo
Cây vẫn mướt xanh vẫy gọi chim trời”
Mái chùa cong vút cùng với tiếng cầu kinh khiến không gian trở nên thanh bình, tĩnh lặng. Hình ảnh dường như đã xuất hiện trong những truyện cổ tích. Ngoài ra, mùa khô trên đảo cũng thường thiếu những giọt nước mưa tươi mát. Tuy nhiên cây cối vẫn luôn xanh mướt vẫy gọi và chào đón những chú chim trời bay đến. Cảnh vật trên đảo vẫn mang vẻ sức sống, tươi mới.
Bài thơ được kết thúc với sự xuất hiện của người lính. Họ đang làm công việc canh giữ chủ quyền của đất nước. Một công việc thiêng liêng và cao cả biết chừng nào. Hình ảnh “cánh chim trời” như một lời tuyên bố của tác giả rằng con người và thiên nhiên nơi đây luôn hòa hợp với nhau tạo nên một bức tranh vô cùng sinh động:
“Anh lính trẻ đứng canh chim làm tổ
Tiếng chim rơi nòng súng ngỡ sáo diều
Đảo Sơn Ca vẫn bốn mùa lảnh lót
Chim và người xây cột mốc tiền tiêu.”
Như vậy, bài thơ Đảo Sơn Ca đã khắc họa một bức tranh về thiên nhiên nơi hải đảo hùng vĩ nhưng không kém phần bình yên. Qua đó, nhà thơ cũng bộc lộ tình yêu thiên nhiên, con người và rộng hơn là tình yêu đất nước.
Phân tích bài thơ Đảo Sơn Ca – Mẫu 2
Bài thơ Đảo Sơn Ca của Lê Cảnh Nhạc gửi gắm những thông điệp giá trị. Mở đầu bài thơ, tác giả khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên của đảo Sơn Ca qua nhiều giác quan. Với thị giác, thiên nhiên hiện ra với màu xanh non của những cây bàng, tô điểm thêm màu đỏ của những cây hoa giấy dưới trời nắng vàng. Với khứu giác, đó là “mùi nắng”, nhà thơ đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, từ đó gợi ra vẻ tươi mới, nắng dường như còn chất chứa thêm thêm mùi vị mặn mà của biển. Về thính giác, âm thanh tiếng chim hót líu lo bên hiên nhà vừa tạo một khung cảnh thanh bình nhưng không bị tĩnh lặng. Vẻ đẹp của đảo Sơn Ca còn hiện lên qua hình ảnh mái chùa cong vút cùng với tiếng cầu kinh khiến không gian trở nên thanh bình, tĩnh lặng. Vào mùa khô trên đảo cũng thường thiếu những giọt nước mưa tươi mát nhưng cây cối vẫn xanh tươi vẫy gọi những chú chim tới. Ở khổ thơ cuối, hình ảnh người lính xuất hiện với công việc canh giữ chủ quyền của đất nước. Hình ảnh “cánh chim trời” như một lời tuyên bố của tác giả rằng con người và thiên nhiên nơi đây luôn hòa hợp với nhau. Bài thơ Đảo Sơn Ca đã bộc lộ tình yêu thiên nhiên, con người và rộng hơn là tình yêu đất nước của tác giả.