Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 8: Suy nghĩ của em về hiện tượng háo danh và bệnh thành tích.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 8: Suy nghĩ của em về hiện tượng háo danh và bệnh thành tích
Nội dung sẽ bao gồm dàn ý và 6 bài mẫu. Mong rằng có thể giúp ích cho các bạn học sinh lớp 8 trong quá trình viết văn của mình.
Suy nghĩ của em về hiện tượng háo danh và bệnh thành tích
Dàn ý suy nghĩ về hiện tượng háo danh và bệnh thành tích
1. Mở bài
Nêu vấn đề cần được nghị luận: hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích.
2. Thân bài
- Hiện tượng háo danh là gì? “Bệnh” thành tích là gì?
- Mối quan hệ giữa háo danh và “bệnh” thành tích.
- Biểu hiện cụ thể của háo danh, “bệnh” thành tích trong cuộc sống.
- Tác hại của háo danh, “bệnh” thành tích.
- Biện pháp khắc phục hiện tượng háo danh, “bệnh” thành tích.
- Liên hệ bản thân: Cần làm gì để tránh mắc phải hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích?
3. Kết bài
Nêu ý nghĩa của vấn đề nghị luận và phương hướng hành động.
Suy nghĩ về hiện tượng háo danh và bệnh thành tích – Mẫu 1
Trong cuộc sống, mỗi người đều mong có thành tích tốt, có danh tiếng. Bởi vậy mà hiện nay, xã hội đã xuất hiện hiện tượng háo danh cũng như bệnh thành tích đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Trước tiên, về khái niệm, “háo danh” ý chỉ việc coi trọng danh tiếng trên mức cần thiết cũng như trên mức mà chúng ta có. Còn “bệnh thành tích” được hiểu là con người luôn muốn mình có một thành tích tốt đẹp, bất kể có phải là thành tích thật hay không. Điều đó khiến họ bất chấp tất cả, làm mọi việc để đạt được thành tích.
Việc coi trọng danh tiếng hay thành tích là tốt, nhưng nếu vượt quá giới hạn sẽ gây ra nhiều hậu quả tiêu cực. Xã hội phát triển thì thành tích là điều đáng để được công nhận. Nhưng có người lại lợi dụng danh tiếng, thành tích để trục lợi. Nhiều người vì háo danh mà sẵn sàng bỏ tiền bạc ra để mua bán, có đôi lúc danh tiếng không gắn với bản chất bên trong. Còn bệnh thành tích thì có thể thấy điển hình trong lĩnh vực giáo dục. Phụ huynh muốn con em mình điểm cao mà sẵn sàng đưa tiền bồi dưỡng các thầy cô. Thầy cô vì muốn học trò được điểm cao lấy thành tích cho trường mà chấm điểm sai, để học sinh chép bài hay làm lộ đề thi,…
Hiện tượng háo danh và bệnh thành tích gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho xã hội. Con người dần mất đi sự trung thực của bản thân, niềm tin từ những người xung quanh. Chúng ta chỉ xem trọng lượng mà không có chất, khiến người ta dễ ảo tưởng, lọc lừa dối trá.
Tóm lại, mỗi người cần ý thức được tác hại của hiện tượng háo danh và bệnh thành tích để tránh xa, nhắc nhở mọi người xung quanh tránh mắc phải.
Suy nghĩ về hiện tượng háo danh và bệnh thành tích – Mẫu 2
Mỗi người đều mong muốn có được thành tích tốt, có danh tiếng tốt. Điều đó chính là sự công nhận cho những cố gắng, nỗ lực của bản thân. Bởi vậy, xã hội đã xuất hiện hiện tượng háo danh và bệnh thành tích.
Háo danh là một hiện tượng tiêu cực, chỉ việc coi trọng danh tiếng trên mức cần thiết cũng như trên mức mà chúng ta có. Bệnh thành tích là chỉ chăm lo đến vẻ bề ngoài nhằm được khen ngợi nhưng thực chất bên trong không được như vậy. Hiện tượng háo danh và căn “bệnh” thành tích có ảnh hưởng tác động qua lại.
Theo hướng tích cực, mọi người đều mong muốn trở một một người có giá trị. Lập danh là một khát vọng chính đáng nếu xuất phát từ năng lực cá nhân, được xã hội công nhận. Nhưng nếu danh tiếng trở thành phương tiện thay vì mục tiêu, nó trở thành một thứ hàng hóa, từ đó lệch lạc giá trị đích thực. Điều đó sẽ dẫn đến hiện tượng háo danh. Cũng như vậy, thành tích chính là kết quả từ sự nỗ lực không ngừng của con người. Nhưng khi con người trở nên quá coi trọng thành tích, nó sẽ trở thành một căn bệnh. Và “ bệnh” thành tích đang xuất hiện trong hầu hết các ngành nghề.
Hiện tượng háo danh và bệnh thành tích làm mất đi sự trung thực của bản thân, đánh mất niềm tin của mọi người. Không chỉ vậy, bạn còn nhận phải sự coi thường, ghét bỏ của người khác. Xã hội không thể phát triển, chỉ coi trọng thành tích, danh tiếng mà không coi trọng năng lực, phẩm chất bên trong.
Mỗi người hãy coi trọng năng lực cá nhân, tránh xa hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích để xã hội ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
Suy nghĩ về hiện tượng háo danh và bệnh thành tích – Mẫu 3
Con người luôn muốn có được danh tiếng, thành tích. Bởi vậy mà trong xã hội hiện đã xuất hiện hiện tượng háo danh và bệnh thành tích.
Đầu tiên, “háo danh” có nghĩa là coi trọng danh tiếng trên mức cần thiết cũng như trên mức mà chúng ta có. Còn “bệnh thành tích” là à thói a dua, chỉ chăm lo đến vẻ bề ngoài nhằm được tuyên dương khen thưởng nhưng thực chất bên trong lại không đạt được như mong muốn.
Con người mong muốn có được danh tiếng, ghi nhận thành tích để xứng đáng với những nỗ lực, công sức của bản thân. Nhưng nếu danh tiếng là phương tiện thay vì là mục tiêu, nó sẽ trở thành một thứ hàng hóa, từ đó làm lệch lạc giá trị đích thực. Cũng như vậy, thành tích được giúp con người nỗ lực, cố gắng hơn nhưng nếu trở thành “bệnh thành tích” sẽ thật nguy hiểm.
Hiện tượng háo danh và bệnh thành tích sẽ khiến mỗi cá nhân tổ chức không hiểu rõ về thực lực của mình, tự mãn về thành tích, không có xu hướng vận động phát triển. Không chỉ vậy, con người còn hình thành thói “ghen ăn tức ở”, “con gà tức nhau tiếng gáy”. Song, thay vì tập trung nâng cao chất lượng họ lại đốt cháy giai đoạn, đánh bóng hình thức để được tuyên dương.
Xã hội cần có biện pháp khắc phục hiện tượng háo danh và bệnh thành tích. Các nhà lãnh đạo cần kiểm tra, giám sát sát sao hơn hoạt động của các tổ chức cá nhân trực thuộc, đồng thời điều chỉnh hệ thống, cơ chế quản lý tổ chức. Các cơ quan đoàn thể vì tương lai bản thân xóa bỏ bệnh hình thức để đi vào chất lượng thực tế. Mỗi cá nhân cần nâng cao trí tuệ, đạo đức của bản thân thay vì chạy theo danh vọng, thành tích.
Chúng ta cần nhân thức được tác hại của hiện tượng háo danh và bệnh thành tích để tránh xa. Hãy hoàn thiện bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
Suy nghĩ về hiện tượng háo danh và bệnh thành tích – Mẫu 4
Ai cũng mong muốn được khen ngợi, được ghi nhận, được thành danh. Bởi vậy mà trong xã hội hiện đã xuất hiện hiện tượng háo danh và bệnh thành tích.
“Háo danh” có nghĩa là coi trọng danh tiếng trên mức cần thiết cũng như trên mức mà chúng ta có. Còn “bệnh thành tích” là à thói a dua, chỉ chăm lo đến vẻ bề ngoài nhằm được tuyên dương khen thưởng nhưng thực chất bên trong lại không đạt được như mong muốn. Nói khác đi, bệnh thành tích là tên gọi của sự không phù hợp giữa hình thức và bản chất: hình thức rất hào nhoáng, sáng bóng, lẫy lừng nhưng bản chất thì xuống cấp, gỉ sét, cong vênh.
Xét về hướng tích cực, con người mong muốn có được danh tiếng, ghi nhận thành tích để xứng đáng với những nỗ lực, công sức của bản thân. Nhưng nếu danh tiếng là phương tiện thay vì là mục tiêu, nó sẽ trở thành một thứ hàng hóa, từ đó làm lệch lạc giá trị đích thực. Cũng như vậy, thành tích được giúp con người nỗ lực, cố gắng hơn nhưng nếu trở thành “bệnh thành tích” sẽ thật nguy hiểm.
Hiện tượng háo danh và bệnh thành tích sẽ để lại hậu quả vô cùng lớn. Trước hết, nó khiến mỗi cá nhân tổ chức không hiểu rõ về thực lực của mình, tự mãn về thành tích, không có xu hướng vận động phát triển. Không chỉ vậy, con người còn hình thành thói “ghen ăn tức ở”, “con gà tức nhau tiếng gáy”. Thấy cá nhân, đơn vị khác được nêu gương, cá nhân đơn vị mình cũng muốn được như vậy. Song, thay vì tập trung nâng cao chất lượng họ lại đốt cháy giai đoạn, đánh bóng hình thức để được tuyên dương.
Nhận rõ hậu quả của hiện tượng háo danh và bệnh thành tích, chúng ta cần có những giải pháp khắc phục. Các nhà lãnh đạo cần kiểm tra, giám sát sát sao hơn hoạt động của các tổ chức cá nhân trực thuộc, đồng thời điều chỉnh hệ thống, cơ chế quản lý tổ chức. Các cơ quan đoàn thể vì tương lai bản thân xóa bỏ bệnh hình thức để đi vào chất lượng thực tế. Mỗi cá nhân cần nâng cao trí tuệ, đạo đức của bản thân thay vì chạy theo danh vọng, thành tích.
Để xã hội ngày càng văn minh và phát triển hơn, mỗi người cần nhận thức được tác hại của hiện tượng háo danh, bệnh thành tích. Từ đó, chúng ta có những giải pháp để tránh xa, khắc phục.
Suy nghĩ về hiện tượng háo danh và bệnh thành tích – Mẫu 5
Con người ai cũng mong muốn đạt được một thành công nhất định trong cuộc sống. Nhưng cũng vì mong muốn đó mà trong xã hội hiện nay đã xảy ra hiện tượng xấu hay căn bệnh tiêu cực, đó là hiện tượng háo danh và bệnh thành tích.
“Háo danh” ý chỉ việc coi trọng danh tiếng trên mức cần thiết cũng như trên mức mà chúng ta có. “Bệnh thành tích” có thể được hiểu là thói a dua, chạy theo những thành tích, nhằm được tuyên dương, khen thưởng. Giữa hiện tượng háo danh và bệnh thành tích có mối liên hệ. Con người vì mong muốn có được danh tiếng mà chạy theo thành tích.
Nếu theo chiều hướng tích cực, việc con người nỗ lực để có được danh tiếng hay đạt được thành tích là hoàn toàn đúng đắn. Bởi danh tiếng và thành tích chính là sự công nhận cho những cống hiến, cố gắng của họ. Nhưng ngược lại, nếu quá coi trọng danh tiếng và thành tích mà làm những điều sai trái, dối trá lại dẫn đến chiều hướng tiêu cực.
Nguyên nhân của hiện tượng và căn bệnh này xuất phát từ lòng trung thực của con người. Cùng với đó là lòng ham muốn đạt được sự công nhận của người khác. Cũng có thể xuất phát từ tật xấu “con gà tức nhau tiếng gáy” – sự ghen tị, đố kị với thành công của người khác nhưng không chịu cố gắng để đạt được kết quả bằng chính năng lực của bản thân mà tìm cách đốt cháy giai đoạn, muốn có thành tích một cách nhanh chóng.
Hiện tượng háo danh và bệnh thành tích gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho xã hội. Con người dần mất đi tính trung thực, đánh mất niềm tin từ những người xung quanh. Chúng ta chỉ chú trọng đến việc đạt được danh tiếng, thành tích mà không chú trọng đầu tư vào trí tuệ, tâm hồn. Nhiều người khi có được danh tiếng, thành tích thì trở nên kiêu ngạo, coi thường mọi người xung quanh.
Để xây dựng một xã hội tốt đẹp, chúng ta cần có biện pháp đẩy lùi hiện tượng háo danh và bệnh thành tích. Các bộ, ngành và cơ quan chức năng cần có những cuộc thanh tra, kịp thời phát hiện và ngăn chặn những thành tích ảo. Nếu cố ý vi phạm thì cần có biện pháp xử lý đích đáng. Bên cạnh đó, chúng ta cần tăng cường những biện pháp tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của mỗi người cần tránh xa và đẩy lùi.
Háo danh và bệnh thành tích đang gây ra những hậu quả tiêu cực. Hãy cùng chung tay đẩy lùi hiện tượng và căn bệnh tiêu cực này.
Suy nghĩ về hiện tượng háo danh và bệnh thành tích – Mẫu 6
Ai cũng đều thích đạt được thành tích tốt, có danh tiếng tốt và nhận được sự khen ngợi của mọi người xung quanh. Thế nhưng hiện nay, xã hội đã xuất hiện hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích đang gây ra nhiều tác hại.
Trước hết, “háo danh” là một hiện tượng tiêu cực, chỉ việc coi trọng danh tiếng trên mức cần thiết cũng như trên mức mà chúng ta có. Còn “bệnh” thành tích là là chỉ chăm lo đến vẻ bề ngoài nhằm được khen ngợi nhưng thực chất bên trong không được như vậy. Hiện tượng háo danh đôi khi chính là nguyên nhân gây ra căn “bệnh” thành tích, bởi chúng ta chỉ quan tâm đến bên ngoài – cốt sao cho danh tiến được tốt đẹp mà không chú trọng đến bên trong.
Xét về hướng tích cực, mọi người đều mong muốn trở một một người có giá trị. Lập danh là một khát vọng chính đáng nếu xuất phát từ năng lực cá nhân, được xã hội công nhận. Danh tiếng đem đến cho chúng ta nhiều lợi ích. Nhưng ngược lại, nếu danh tiếng trở thành phương tiện thay vì mục tiêu, nó trở thành một thứ hàng hóa, từ đó lệch lạc giá trị đích thực. Điều đó sẽ dẫn đến hiện tượng háo danh. Chúng ta có thể kể đến nhiều ví dụ trong cuộc sống, một nam ca sĩ đã trở thành tâm điểm phê phán khi tổ chức sự kiện quảng bá bộ phim tiểu sử về cuộc đời mình lấy tên là Hào quang rực rỡ – The King. Khán giả cho rằng nam ca sĩ đã ngạo mạn khi tự xưng mình là The King – tạm dịch là vua. Năm 2019, một người đàn ông gây xôn xao dư luận khi nhận mình là một nhà báo quốc tế, Tổng biên tập tạp chí chống tham nhũng và hợp tác quốc tế, tiến sĩ danh dự từ Vương quốc Anh… Nhưng sau đó, người ta phát hiện ra rằng mọi thứ chỉ là khai man, không được xác thực…
Cũng như vậy, thành tích chính là kết quả từ sự nỗ lực không ngừng của con người. Nhưng khi con người trở nên quá coi trọng thành tích, nó sẽ trở thành một căn bệnh. Và “ bệnh” thành tích đang xuất hiện trong hầu hết các ngành nghề. Nhưng đáng báo động nhất là ngành giáo dục – khi đây là ngành đào tạo nên những chủ nhân tương lai của đất nước. Việc tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục sẽ gây ra sự đối lập giữa hình thức và thực tế, vấn đề bản chất không được quan tâm mà chủ yếu tập trung vào “bề nổi”. Học sinh – những đối tượng chính của hoạt động giáo dục sẽ dần trở nên lười biếng, không chịu cố gắng học tập mà chỉ chạy theo những điểm số không có thật, trong khi kiến thức của bản thân vô cùng hạn hẹp. Thầy cô giáo chỉ biết chạy theo thành tích sẽ dẫn đến đánh mất đi nhiệt huyết với nghề nghiệp, không còn những bài giảng say sưa, tâm huyết. Đó còn là nguồn gốc của những sai trái, gian lận trong kiểm tra, đánh giá tiếp tay cho tham nhũng, quan liêu trong xã hội.
Hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho xã hội. Nó sẽ làm mất đi sự trung thực của bản thân, đánh mất niềm tin của mọi người xung quanh. Chúng ta đều biết rằng một xã hội muốn phát triển thì cần có nhân tài, mà nhân thì phải có năng lực thực sự. Hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích khiến cho người ta chỉ xem trọng lượng mà không có chất. Ngoài ra, con người sẵn sàng lừa dối mọi người xung quanh và dần trở nên thoái hóa nhân cách, đánh mất đi những giá trị đạo đức tốt đẹp của bản thân.
Tục ngữ có câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đã cho thấy rõ một điều rằng con người ta quan trọng chất lượng chứ không thể lấy cái bề ngoài, cái số lượng để đánh giá giá trị của một vấn đề. Do đó chúng ta cần có những biện pháp để ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng háo danh cũng như “bệnh” thành tích. Các bộ, ngành và cơ quan chức năng cần có những cuộc thanh tra, kịp thời phát hiện và ngăn chặn những thành tích ảo. Nếu cố ý vi phạm thì cần có biện pháp xử lý đích đáng. Bên cạnh đó, chúng ta cần tăng cường những biện pháp tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của mỗi người .
Đất nước chúng ta đang trên đường hội nhập và phát triển, mỗi người cần tự khẳng định được giá trị của bản thân mình để giành lấy một chỗ đứng nhất định. Mỗi người cần đi lên bằng chính khả năng của bản thân, tránh xa hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích.