TOP 50 Kết bài Nhớ rừng của Thế Lữ cô động, súc tích nhất. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều ý tưởng mới để triển khai thành bài phân tích, cảm nhận Nhớ rừng, phân tích bức tranh tứ bình… thật hay.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 8: Tổng hợp những kết bài về bài thơ Nhớ rừng (50 mẫu)
Kết bài trong một bài văn vô cùng quan trọng, giúp thâu tóm, tổng kết lại toàn bộ những nội dung chính trong bài viết. Vậy mời các em cùng tải 50 kết bài Nhớ rừng để tích lũy vốn từ, viết đoạn kết bài thật cô đọng để ngày càng học tốt môn Văn 8:
Tổng hợp kết bài về bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ
Kết bài phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ
Kết bài phân tích bài thơ Nhớ rừng – Mẫu 1
Tóm lại, qua bài thơ “Nhớ rừng”, chúng ta thấy được sức sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Thế Lữ, góp phần khẳng định chỗ đứng vững chắc và sự toàn thắng của thơ mới trên văn đàn, đánh dấu một bước ngoặt lớn của thi ca Việt Nam đương đại. Bài thơ đã dựng lên thành công hình tượng chúa sơn lâm thật đẹp, thật bi tráng mang nỗi niềm tâm sự của con người. Vượt thoát khuôn khổ câu chữ trong thơ, bài thơ đã thể hiện sâu sắc thấm thía tình yêu quê hương đất nước của lớp thanh niên đương thời.
Kết bài phân tích bài thơ Nhớ rừng – Mẫu 2
Nỗi lòng của Hy Mã Lạp Sơn trong thơ Xuân Diệu cũng là nỗi lòng con hổ trong cũi sắt của Thế Lữ, nó thuộc về bản chất của chủ nghĩa lãng mạn. Quá nhấn mạnh, đến ý nghĩa xã hội, e làm hẹp đi chất nhân bản của bài thơ và cũng làm mờ đi quy luật thẩm mỹ của chủ nghĩa lãng mạn. Còn một lí do nhỏ nữa: Tự do của con hổ là tự do của một ông chúa,Ta biết ta chúa tể muôn loài, khát khao tự do của hổ, qua một loạt hình tượng của bài, là khát khao ngự trị, khao khát tước đoạt tự do của kẻ khác. Cho nên coi hổ trong cũi là thân phận của dân tộc ta e có chỗ khó giải thích khi nói tới tính thống nhất của hình tượng.
Kết bài phân tích bài thơ Nhớ rừng – Mẫu 3
Mượn lời con hổ ở vườn bách thú, Thế Lữ đã thể hiện tâm trạng cua những dân Việt Nam trong quãng thời gian bị mất nước. Bởi vậy tiếng lòng của con hổ cũng chính là tiếng lòng của nhân dân ta lúc bấy giờ. Cái hay và giá trị sâu sắc của văn bản Nhớ rừng chính là ở chỗ đó.
Kết bài phân tích bài thơ Nhớ rừng – Mẫu 4
Hình tượng chúa sơn lâm với nỗi nhớ rừng được nói đến với bao “lớp lớp sóng dồi”. Trong nỗi đau sa cơ, thất thế có niềm kiêu hãnh tự hào. Bài thơ như một lời nhắn gửi thiết tha về tình yêu thương đất nước. Tư tưởng lớn nhất của bài thơ là nói lên cái giá tự do và khát vọng tự do.
Kết bài phân tích bài thơ Nhớ rừng – Mẫu 5
Bài thơ đầy ắp những sáng tạo về câu chữ, nhịp điệu. Những từ mới tạo: bốn phương ngàn, giấc mộng ngàn; những từ văn xuôi: bọn gấu dở hơi, len dưới nách những mô gò thấp kém, cảnh rừng ghê gớm,… bên cạnh những từ thi vị. Những câu thơ vắt dòng, dài, với liên từ vốn làm cho ý thơ mở rộng, câu thơ co duỗi thoải mái, khác hẳn thơ luật truyền thống, thể hiện trọn vẹn một đặc điểm của Thơ mới đương thời, đó là tạo dáng lại cho câu thơ tiếng Việt.
Kết bài phân tích bài thơ Nhớ rừng – Mẫu 6
Qua bài thơ này ta thấy được tác giả đã thể hiện rất thành công thể thơ mới đồng thời qua đó nói lên hiện thực cuộc sống bị giặc ngoại xâm, xâm chiến khiến con người và đất nước ta mất tự do đồng thời dân ta bị đàn áp nên rất căm phẫn. Và họ khao khát có một cuộc sống hòa bình tự do.
Kết bài phân tích bài thơ Nhớ rừng – Mẫu 7
Giàu cảm hứng lãng mạn và cảm xúc mãnh liệt, Nhớ Rừng đã lan toả một hồn thơ hối thúc và nhiều hình ảnh thơ đầy ấn tượng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thành công của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tưởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy.
Kết bài phân tích bài thơ Nhớ rừng – Mẫu 8
Trong hoàn cảnh bài thơ ra đời (1934), tâm trạng tủi nhục, đau đớn, uất hận… của con hổ nhớ rừng đồng điệu với bi kịch của nhân dân ta đang rên xiết trong xích xiềng nô lệ. Nhớ rừng là khao khát sống, khao khát tự do. Bài thơ như một lời nhắn gửi kín đáo, thiết tha về tình yêu giang sơn đất nước. Tư tưởng lớn nhất của bài thơ là giá trị của tự do. Hình tượng con hổ nhớ rừng là sự thể hiện tuyệt vời tư tưởng vĩ đại ấy.
Kết bài phân tích bài thơ Nhớ rừng – Mẫu 9
Chung quy lại, ta có thể thấy được bài thơ “Nhớ rừng” không chỉ đơn giản thành công về nghệ thuật mà còn thành công cả về nội dung, nội dung của bài thơ chính là tiếng lòng của mọi người dân Việt Nam đang sục sôi trước hoàn cảnh đất nước thời bấy giờ. Nhà thơ Thế Lữ đã thể hiện rất đúng cái tinh thần và tâm trạng cùng cực chung của toàn thể người dân, đưa thơ văn không rời xa với thực tế nhưng vẫn mang những ẩn ý sâu xa riêng, tạo nên nét độc đáo trong thơ văn riêng của mình.
Kết bài phân tích bài thơ Nhớ rừng – Mẫu 10
Bài thơ được gắn với một hồn thơ mới – hồn thơ Thế Lữ thật thành công và đầy tính độc đáo, sự lãng mạn. Chúng ta mong và luôn tin tưởng được con Hổ trong chính tác phẩm đã được trở về với sự tự do, không bị giam hãm tù đày, cũng như thế hệ trẻ Việt Nam làm hết mình để có thể đấu tranh cho sự tự do vĩnh cửu của dân tộc.
Kết bài phân tích bài thơ Nhớ rừng – Mẫu 11
Phải chăng khi viết bài thơ này, tác giả không chỉ muốn thể hiện hoàn cảnh trớ trêu của con hổ mà còn muốn nói lên nỗi khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, tầm thường, giả dối và lòng yêu nước thầm kín của người dân Việt Nam lúc bấy giờ ? Khát vọng cao cả ấy vẫn mãnh liệt đến mức đủ sức chinh phục và ngân vọng mãi trong trái tim người đọc mọi thời.
Kết bài cảm nhận về bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ
Kết bài cảm nhận về bài thơ Nhớ rừng – Mẫu 1
Bài thơ “Nhớ rừng” có ý nghĩa như một lời kêu gọi thức tính lòng yêu nước tinh thần tự tôn dân tộc. Cả bài thơ chính là những lời lay động trái tim của con người luôn mang tới cho mỗi chúng ta một sức mạnh thôi thúc phải đứng lên để tìm lại tự do cho chính mình.
Kết bài cảm nhận về bài thơ Nhớ rừng – Mẫu 2
Trong hoàn cảnh bài thơ ra đời (1934), tâm trạng tủi nhục, đau đớn, uất hận… của con hổ nhớ rừng đồng điệu với bi kịch của nhân dân ta đang rên xiết trong xích xiềng nô lệ. Nhớ rừng là khao khát sống, khao khát tự do. Bài thơ mang hàm nghĩa như một lời nhắn gửi kín đáo, tha thiết về tình yêu giang sơn đất nước. Tư tưởng lớn nhất của bài thơ là cái giá của tự do. Hình tượng con hổ nhớ rừng là sự thể hiện tuyệt vời tư tưởng vĩ đại ấy.
Kết bài cảm nhận về bài thơ Nhớ rừng – Mẫu 3
Giàu cảm hứng lãng mạn và cảm xúc mãnh liệt, Nhớ Rừng đã lan tỏa một hồn thơ hối thúc và nhiều hình ảnh thơ đầy ấn tượng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thành công của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tưởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy.
Kết bài cảm nhận về bài thơ Nhớ rừng – Mẫu 4
Có lẽ, chính vì thế, bài thơ “Nhớ rừng” đã, đang và sẽ còn làm phấn khích nhiều thế hệ người đọc.húng ta cảm ơn nhà thơ đã để lại cho đời một bài thơ độc đáo, bi tráng. Chúng ta tin rằng, nhà thơ của chúng ta, con hổ của Thế Lữ, đã về với khu rừng vĩnh cửu của mình, đã chẳng còn phải sống cảnh “nhục nhằn tù hãm” nữa.
Kết bài cảm nhận về bài thơ Nhớ rừng – Mẫu 5
(Giảng văn Văn học Việt Nam – Chu Văn Sơn): “Về mặt hình thức cái mới trong bài thơ trước hết thể hiện qua thế thơ tự do, mỗi câu tám chữ, gieo vần liền, vần bằng, còn sử dụng cách ngắt nhịp linh hoạt khi ngắn, khi dài, khi nhanh, khi chậm, khi dàn trải, có hiện tượng ngắt dòng giữa các dòng thơ. Ngôn ngữ thơ nhiều sáng tạo, phong phú, sinh động, giàu chất biểu cảm và trữ tình. Trong bài sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, điệp ngữ, câu hỏi tu từ. Tất cả góp phần làm cho bài thơ vừa giàu tính nhạc vừa giàu tính họa. Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, mạch thơ cuồn cuộn, cảm xúc ào ạt tuôn trào dưới ngòi bút của nhà thơ.
Kết bài cảm nhận về bài thơ Nhớ rừng – Mẫu 6
Cũng là cái thực (trong quá khứ) với con hổ, nhưng từ đoạn hai, rồi đoạn ba, và kết thúc bằng đoạn năm, cái thực ấy cứ bị đẩy đi để mỗi lúc một xa hơn. Cảm xúc thơ mỗi lúc một chới với. Chỗ đứng thời gian không còn xác định nữa, câu thơ vội vàng, gấp gáp như níu kéo lại một chút gì đó của ngày xưa.
Kết bài cảm nhận về bài thơ Nhớ rừng – Mẫu 7
Nhưng điều đáng quí là dù là kẻ bị tước mất tự do, chịu bất lực, sống bế tắc, vô vọng nhưng con hổ vẫn giữ được niềm tin, vẫn giữ được mình. Nó không vì hoàn cảnh mà vong thân, cúi đầu. Chuyện con hổ sống trong vườn bách thú với tâm trạng “nhớ rừng” mang theo nhiều thông điệp đáng để cho chúng ta phải suy ngẫm!
Kết bài cảm nhận về bài thơ Nhớ rừng – Mẫu 8
Người ta nói “Nhớ rừng” là khát vọng sống, khát vọng tự do quả không sai bởi bài thơ còn ẩn chứa trong đó khát vọng tự do của cả một dân tộc đồng thời nó cũng kín đáo thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của nhà thơ.
Kết bài cảm nhận về bài thơ Nhớ rừng – Mẫu 9
Tóm lại, với cái nhìn hướng về cõi rừng ngày xưa trong nỗi nhớ thương những vẻ đẹp và sức hấp dẫn của nó, tương phản với cảnh nơi vườn bách thú, thi pháp kết cấu của Nhớ rừng được xây dựng thành hai mảng đối lập nhau về tình điệu thẩm mỹ. Theo đó, giọng điệu, ngôn từ cũng mang hai dòng chính là vừa hào sảng, hùng tráng vừa uất hận, buồn thương, tương ứng với hai mảng không gian và thời gian nghệ thuật của ngày xưa với bây giờ, nơi rừng sâu núi thẳm với chốn vườn bách thú. Nhớ rừng là bài ca về tự do, về giá trị đích thực của cuộc sống; là sự phê phán, phủ nhận cuộc sống nô lệ, tầm thường và giả dối.
Kết bài cảm nhận về khổ thơ thứ 3 bài Nhớ rừng
Kết bài cảm nhận về khổ thơ thứ 3 – Mẫu 1
Nhưng than ôi tất cả chỉ còn là kí ức huy hoàng, quá khứ càng oanh liệt nỗi tiếc nuối, hoài niệm càng đau đớn. Các cụm từ trước mỗi câu thơ như “nào đâu”, “đâu những”, càng cho thấy niềm nuối tiếc khôn cùng, sự xót xa trong chính con hổ. Bức tranh tứ bình đã khép lại, chỉ còn lại hình ảnh hiện thực tối tăm, gian cầm, tù túng và sự khát khao mãnh liệt được tự do.
Kết bài cảm nhận về khổ thơ thứ 3 – Mẫu 2
Khổ thơ trích dẫn trong bài là một khổ thơ đầy màu sắc huy hoàng, hình ảnh kì vĩ, nó chẳng những thể hiện tâm trạng nuối tiếc đầy bất lực của hổ mà còn bộc lộ khát vọng tự do tha thiết. Tất cả những điều đó đã được thể hiện bằng một ngòi bút thật tài hoa.
Kết bài cảm nhận về khổ thơ thứ 3 – Mẫu 3
Cũng là cấu trúc tứ bình nhưng bút pháp của Thế Lữ có nhiều sáng tạo đổi mới. Đâu chỉ có từ mùa (xuân, hạ, thu, đông), tứ hữu (trúc, mai, lan, cúc), tứ linh (long, lân, quy, phượng),… Bức tranh tứ bình trong Nhớ rừng rất đa dạng, sinh động. Có thời gian nghệ thuật: đêm trăng, ngày mưa bình minh và chiều tà. Có không gian nghệ thuật: suối và trăng, giang sơn và bốn phương ngàn, cây xanh nắng gội và tiếng chim ca, sau rừng và mảnh mặt trời gay gắt. Có tâm trạng nghệ thuật, bao trùm là nỗi nhớ, nuối tiếc một thời oanh liệt xa xưa. Hổ lúc thì say mồi đứng uống ánh trăng tan bên bờ suối, lúc thì trầm tư lặng ngắm giang sơn qua màn mưa rừng, có lúc nằm ngủ trong tiếng chim ca bình minh, lại có lúc đợi chờ mặt trời lặn để chiếm lấy riêng phần bí mật của rừng đêm. Qua đó, ta càng thấy rõ đoạn thơ với bức tranh tứ bình được thể hiện bằng một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo.
Kết bài cảm nhận về khổ thơ thứ 3 – Mẫu 4
Đây là đoạn thơ mà tác giả đã kì công dựng nên, một bộ bức tranh tứ bình đẹp đẽ nhất. Mượn lời của hổ, những đắm say về một thời đã qua cũng là tâm trạng của tác giả. Đoạn thơ đã sử dụng các nghệ thuật đặc sắc góp phần làm nên giá trị nội dung cho đoạn thơ nói riêng và cho toàn bộ bài thơ nói chung.
Kết bài cảm nhận về khổ thơ thứ 3 – Mẫu 5
Có thể khẳng định đoạn 3 là một trong những đoạn thơ hay nhất của bài. Nó không chỉ khắc họa được bức tranh tứ bình đầy màu sắc của chốn đại ngàn mà còn bộc lộ chân thực tâm trạng bất lực và khát vọng tự do mãnh liệt của hổ. Từ đó, gián tiếp thể hiện được nỗi lòng tác giả trước cảnh đất nước lầm than và nỗi niềm thiết tha với tự do.
Kết bài cảm nhận về khổ thơ thứ 3 – Mẫu 6
Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình đẹp đẽ nhất mà tác giả đã kì công dựng nên. Mượn lời của hổ, những đắm say về một thời đã qua cũng là tâm trạng của tác giả. Đoạn thơ đã sử dụng các nghệ thuật đặc sắc góp phần làm nên giá trị nội dung cho đoạn thơ nói riêng và cho toàn bộ bài thơ nói chung.
Kết bài cảm nhận về khổ thơ thứ 4 bài Nhớ rừng
Kết bài cảm nhận về khổ thơ thứ 4 – Mẫu 1
Tác giả Thế Lữ đã mượn lời của con hổ, nói lên một cách đầy đủ và sâu sắc nỗi u uất của thế hệ thanh niên trí thức Việt Nam đương thời. Đó là sự thức tỉnh trong ý thức cá nhân, đồng thời là niềm bất mãn, khinh ghét với thực tại nô lệ bất công. Đọc bài thơ và đặc biệt là khổ thơ cuối, ta cảm nhận được tiếng than và nỗi lòng của người dân đau khổ trong thân phận nô lệ, cũng như một khát vọng to lớn được trở về với quá khứ, được sống tự do và được là chính mình.
Kết bài cảm nhận về khổ thơ thứ 4 – Mẫu 2
Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, thi hứng cuồn cuộn tuôn trào dưới ngòi bút thi nhân. Đây là đặc điểm tiêu biểu của bút pháp lãng mạn và cũng là yếu tố cốt lõi làm nên sức lôi cuốn mạnh mẽ, chi phối các yếu tố nghệ thuật khác của bài thơ. Bài thơ Nhớ rừng sống mãi trong lòng người đọc. Nhắc đến Thế Lữ, người ta nhớ tới Nhớ rừng. Là thi sĩ, chỉ cần điều đó cũng đủ sung sướng, hạnh phúc và mãn nguyện.
Kết bài phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng
Kết bài phân tích bức tranh tứ bình – Mẫu 1
Có ý kiến cho rằng: Thơ Thế Lữ tràn đầy chất lãng mạn, lời thơ giàu hình ảnh, màu sắc và nhạc điệu; câu thơ mở rộng, ào ạt như để chứa đựng mọi cung bậc của những cảm xúc phức tạp, tinh vi trong tâm hồn. Đọc “Nhớ rừng” và đặc biệt cảm nhận bức tranh tứ bình thì thực sự thấy lời nhận xét trên hoàn toàn đúng!
Kết bài phân tích bức tranh tứ bình – Mẫu 2
Quả là một bộ tranh tứ bình hoàn hảo, với sự phối cảnh hài hòa, bố cục mỹ cảm, đường nét thanh tao, gam màu chuẩn xác. Thế Lữ đã để lại bộ tranh hổ bằng ngôn ngữ có một không hai trong lịch sử văn học.
Kết bài phân tích bức tranh tứ bình – Mẫu 3
Có thể thấy bộ bức tranh tứ bình này là những bức tranh thiên nhiên đẹp một cách huy hoàng và đầy bí ẩn. Con hổ hiện lên ở trung tâm mang những dáng dấp khác nhau nhưng đều đầy uy lực. Đây cũng chính là những câu thơ xuất sắc nhất trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ.
Kết bài phân tích bức tranh tứ bình – Mẫu 4
Những câu thơ khắc họa bốn bức tranh về thiên nhiên núi rừng và sự hiện hữu của chúa tể sơn lâm thực sự là những dòng tuyệt bút của bài thơ “Nhớ rừng”. Thông qua việc sử dụng điệp ngữ, câu hỏi tu từ và hàng loạt các hình ảnh gợi màu sắc, đường nét của cảnh vật thiên nhiên, Thế Lữ không chỉ làm xuất hiện trước mắt người đọc tuyệt phẩm diễn tả sự kì vĩ, hùng tráng của chốn rừng thiêng mà còn làm bộc lộ tâm sự, nỗi niềm của chúa tể sơn lâm. Đó cũng chính là tâm sự, nỗi niềm chung của con người thời đại…
Kết bài phân tích bức tranh tứ bình – Mẫu 5
Hình thức điệp ngữ kết hợp với câu hỏi tu từ đem đến cảm nhận bốn bức tranh là bốn nỗi hoài niệm nuối tiếc. Bốn câu thơ vừa lặp lại, vừa tăng tiến. Có thể nói đây là đoạn thơ đoạn thơ đặc sắc nhất trong “Nhớ rừng”. Ở những nét bút tạo hình của Thế Lữ vừa có họa pháp của người họa sĩ, vừa có thi pháp của trường thi lãng mạn. Với đoạn thơ này “Nhớ rừng” đã trở thành một khúc trường ca dữ đội biểu hiện niềm khao khát tự do của con người.
Kết bài phân tích 2 khổ thơ đầu bài Nhớ rừng
Kết bài phân tích 2 khổ đầu Nhớ rừng – Mẫu 1
Đoạn thơ bằng những dòng hồi tưởng của loài hổ, tác giả đã nâng tầm tư tưởng lên một giá trị sâu xa. Đó là cuộc sống mất tự do của những con người đang bị kìm hãm bởi xã hội bất công, ngang trái, bởi quân xâm lực, thù địch. Tiếng lòng xót xa luyến tiếc về những quá khứ đẹp đẽ đầy hy vọng, đồng thời là niềm khát khao tự do mãnh liệt của bao thế hệ xưa. Để được thỏa sức tung hoành chiếm lĩnh và khám phá cuộc đời mình, hơn tất thảy vẫn là tự do.
Kết bài phân tích 2 khổ đầu Nhớ rừng – Mẫu 2
Như vậy, mượn lời của một con hổ bị giam giữ nơi sở thú, nhà thơ Thế Lữ thể hiện được sự mất tự do, cuộc sống tù túng của cả một thế hệ ở thời đại mình sinh sống, đó cũng chính là giai đoạn tự do, độc lập của dân tộc bị lũ xâm lược kìm hãm, giam cầm. Bài thơ thể hiện được sự xót xa của nhà thơ về quá khứ tự do, tự tại, đồng thời thể hiện thái độ chống cự đến cùng của nhà thơ đối với sự kìm hãm ấy.
Kết bài phân tích 2 khổ đầu Nhớ rừng – Mẫu 3
Qua hai đoạn thơ, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa đặc sắc, khắc họa hình ảnh con hổ với thực tại giam cầm đầy uất hận và những khát vọng về cuộc sống tự do khi xưa. Đó cũng là tâm trạng của những người dân mất nước, mong ước về cuộc sống hòa bình, tự do giữa đất trời, bởi “Trên đời vạn nghìn điều cay đắng – Cay đắng chi bằng mất tự do”.
Kết bài phân tích tâm trạng con hổ trong bài thơ Nhớ rừng
Kết bài phân tích tâm trạng con hổ – Mẫu 1
Có thể nói Thế Lữ đã chứa chất vào lời con hổ trong vườn này tâm sự của các thế hệ cùng lứa với nhà thơ. Và cũng không riêng gì một thế hệ. Ai là người Việt Nam còn chút lòng yêu nước, còn biết nghĩ, mà chẳng cảm nhận xót xa nỗi hờn mất nước? Ai đã từng đọc qua lịch sử dân tộc, có ít nhiều ý thức về nền “văn hiến” đã lâu “của đất nước, mà chẳng ngán ngẩm với thứ văn minh hào nhoáng pha tạp thời thực dân? Người Việt Nam chưa mất gốc nào mà chẳng ủ ấp hi vọng được “thênh thang (…) vùng vẫy”, được “ngự trị” trên “nước non hùng vĩ” của mình, tương tự chú hổ ở vườn thú kia vẫn không nguôi “giấc mộng vàng to lớn” của nó.
Kết bài phân tích tâm trạng con hổ – Mẫu 2
Tâm trạng của con hổ cũng chính là tâm trạng của tác giả, tâm trạng của một lớp người trong xã hội lúc bấy giờ (1931 -1935) cảm thấy bế tắc trước cuộc sống, chán chường với thực tại, khát khao một cuộc đời tự do, phóng khoáng mặc dầu chưa được định hướng rõ ràng. Đó cũng là một thái độ đáng quý, đáng trân trọng.
Kết bài phân tích tâm trạng con hổ – Mẫu 3
Song cũng có thể giải thích được hiện tượng nhiều chiến sĩ cách mạng lúc đó thích và thuộc bài thơ. Chính cái chất bi tráng đã làm cho Nhớ rừng khác với phần nhiều các bài thơ lãng mạn bấy giờ, kể cả thơ của chính Thế Lữ, dù sau này nhà thơ còn viết Tiếng hò bên sông hay Giây phút chạnh lòng. Sự nổi loạn trong tâm tư con hổ đang “gặm một khối căm hờn trong cũi sắt” kia rất có thể đã làm nặng nề thêm, để con người cảm thấy chán ghét thêm cái ách áp bức nặng nề của một cuộc đời đang cần phủ định. Và giấc mơ tráng lệ ấy, gây ra một sự hống hách, hão huyền, vẫn có khả năng làm hăng say thêm một tinh thần cách mạng, làm dậy thêm chất men của cái “khát vọng muốn trở nên tốt đẹp hơn bây giờ”, điều mà nhà văn cách mạng M.Gorki cho là duy nhất thiêng liêng.
Kết bài phân tích tâm trạng con hổ – Mẫu 4
Bất lực, bế tắc, tất cả chỉ còn là một ước mơ hão huyền. Nhưng con hổ dù mất môi trường sống của loài hổ vẫn giữ được một niềm tin, không thỏa hiệp với hoàn cảnh bị tước đoạt và đổi thay. Cái còn lại ấy vẫn là một cái gì đáng quý.
Kết bài phân tích tâm trạng con hổ – Mẫu 5
Con hổ nhớ rừng, nhớ một thời oanh liệt đã qua chính vì nó đang “ngao ngán” trước cuộc sống tù hãm mất tự do. Đấy cũng chính là tâm sự u uất của một lớp người lúc bấy giờ. Đó là “thế hệ 1930”, những thanh niên trí thức “Tây học” vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, cảm thấy bất hòa sâu sắc với thực tại xã hội tù túng, giả dối, ngột ngạt đương thời. Họ khao khát cái “tôi” được khẳng định và phát triển trong một cuộc sống rộng lớn, tự do. Hơn nữa, đó cũng là tâm sự chung của người dân Việt Nam trong cảnh mất nước lúc bấy giờ. Bài thơ Nhớ rừng đã nói giùm họ nỗi đau khổ vì thân phận nô lệ, sống “nhục nhằn, tù hãm” trong “cũi sắt”, đã khơi dậy trong họ niềm khát khao tự do cùng nỗi nhớ tiếc “thời oanh liệt” đầy tự hào trong lịch sử dân tộc. Vì vậy, Nhớ rừng đã có được sự đồng cảm đặc biệt rộng rãi, có tiếng vang lớn. Thế nên, có thể coi đây là một áng thơ yêu nước, tiếp nối mạch thơ trữ tình yêu nước trong văn thơ hợp pháp đầu thế kỷ XX.
Kết bài phân tích hình tượng con hổ trong bài Nhớ rừng
Kết bài phân tích hình tượng con hổ – Mẫu 1
Nhớ rừng có cách thể hiện nội dung cảm xúc giống với Thề non nước hay Muốn làm thằng Cuội. Nội dung tư tưởng của bài thơ được thể hiện gián tiếp mà sắc sảo. Hình tượng chúa sơn lâm với nỗi nhớ rừng, nỗi đau sa cơ, thất thế cũng chính là bi kịch của dân tộc, là tình yêu quê hương tha thiết và là khát vọng tự do.
Kết bài phân tích hình tượng con hổ – Mẫu 2
Có thể nói Thế Lữ đã chứa chất vào lời con hổ trong vườn này tâm sự của các thế hệ cùng lứa với nhà thơ. Và cũng không riêng gì một thế hệ. Ai là người Việt Nam còn chút lòng yêu nước, còn biết nghĩ, mà chẳng cảm nhận xót xa nỗi hờn mất nước? Ai đã từng đọc qua lịch sử dân tộc, có ít nhiều ý thức về nền “văn hiến” đã lâu “của đất nước, mà chẳng ngán ngẩm với thứ văn minh hào nhoáng pha tạp thời thực dân? Người Việt Nam chưa mất gốc nào mà chẳng ủ ấp hi vọng được “thênh thang (…) vùng vẫy”, được “ngự trị” trên “nước non hùng vĩ” của mình, tương tự chú hổ vườn thú kia vẫn không nguôi “giấc mộng vàng to lớn” của nó.
Kết bài phân tích hình tượng con hổ – Mẫu 3
Sự xung đột, chống đối quyết liệt, thường xuyên, không thể dung hòa giữa hoàn cảnh và tính cách, giữa ngoại vật với nội tâm, giữa thấp hèn với cao thượng chính là cơ sở để kết cấu nên toàn bộ bài thơ. Có cảm giác như nghe được từ Nhớ rừng một bản xô nát bốn chương với sự luân chuyển, đan xen của hai nhạc đề tương phản, trong đó, chủ đề chính, chủ đề “nhớ rừng” bỗng đột ngột chuyển vút lên sau những nốt nhạc đã ngày càng chậm chạp, buồn nản ở chương đầu, và cứ vang to mãi, dào dạt mãi, dâng mãi đến cao trào với tất cả niềm phấn hứng của tâm linh để rồi chợt tắt lặng đi nặng nề, uất nghẹn. Và cuối cùng trong sự quật khởi chủ đề chính lại quay trở lại không còn hùng tráng được như trên, những thiết tha, những nuối tiếc. Bài thơ kết thúc trong tiếng gọi tha thiết với rừng già của một kẻ biết mình đã sắp phải chấm dứt cuộc vượt tù trong tâm tưởng. Như thế bằng việc luôn luôn chuyển đổi tình cảm và giọng điệu thơ sang phía đối lập với nó, nhà thơ đã tìm đúng cái cách thức hữu hiệu để diễn tả hết các cung bậc cảm xúc của một tâm trạng cô đơn và đầy day dứt.
Kết bài phân tích hình tượng con hổ – Mẫu 4
Trong hoàn cảnh bài thơ ra đời (1934), tâm trạng tủi nhục, đau đớn, uất hận… của con hổ nhớ rừng đồng điệu với bi kịch của nhân dân ta đang rên xiết trong xích xiềng nô lệ. Nhớ rừng là khao khát sống, khao khát tự do. Bài thơ mang hàm nghĩa như một lời nhắn gửi kín đáo, tha thiết về tình yêu giang sơn đất nước. Tư tưởng lớn nhất của bài thơ là cái giá của tự do. Hình tượng con hổ nhớ rừng là sự thể hiện tuyệt vời tư tưởng vĩ đại ấy.
Kết bài phân tích hình tượng con hổ – Mẫu 5
Mượn hình ảnh con hổ, nhà thơ Thế Lữ muốn gửi gắm nỗi chán ghét thực tại tầm thường, đơn điệu, đồng thời thể hiện niềm khao khát tự do mãnh liệt, qua đó, thể hiện một tấm lòng yêu nước thầm kín mà không kém phần sâu sắc.
Kết bài khát vọng tự do và lòng yêu nước trong bài Nhớ rừng
Kết bài khát vọng tự do và lòng yêu nước – Mẫu 1
Qua tâm sự của con hổ, Thế Lữ cũng đã kín đáo thể hiện khát vọng tự do và tinh thần yêu nước của mình và thế hệ thanh niên yêu nước lúc bấy giờ. Tuy không tìm được lối thoát, cuối cùng cũng rơi vào bế tắc nhưng bài thơ đã thể hiện được sức sống của dân tộc trong thời kì nô lệ, luôn khát vọng vươn lên dù bất cứ trong hoàn cảnh nào. Niềm mơ mộng có sức mạnh cổ vũ tinh thần con người tiếp tục sống và đợi chờ cơ hội vượt thoát để làm nên cuộc cách mạng vĩ đại sau này.
Kết bài khát vọng tự do và lòng yêu nước – Mẫu 2
Khát vọng tự do và tâm sự yêu nước hoà quyện với vẻ đẹp của tâm hồn lãng mạn, được hiểu hiện bằng một bút pháp nghệ thuật đặc sắc, đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho áng thơ bất tử này.
Kết bài khát vọng tự do và lòng yêu nước – Mẫu 3
Bất lực, bế tắc, tất cả chỉ còn là một ước mơ hão huyền. Nhưng con hổ dù mất môi trường sống của loài hổ vẫn giữ được một niềm tin, không thỏa hiệp với hoàn cảnh bị tước đoạt và đổi thay. Cái còn lại ấy vẫn là một cái gì đáng quý.
Kết bài khát vọng tự do và lòng yêu nước – Mẫu 4
Giàu cảm hứng lãng mạn và cảm xúc mãnh liệt, Nhớ Rừng đã lan toả một hồn thơ hối thúc và nhiều hình ảnh thơ đầy ấn tượng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thành công của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tưởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy.