Tài liệu Bài văn mẫu lớp 8: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ Qua Đèo Ngang có sử dụng câu hỏi tu từ, được Download.vn giới thiệu.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 8: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ Qua Đèo Ngang có sử dụng câu hỏi tu từ
Nội dung chi tiết bao gồm 2 mẫu. Mời bạn đọc theo dõi tài liệu được chúng tôi đăng tải ngay sau đây để có thêm ý tưởng cho bài viết của mình
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng bốn đến năm câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ. Sau đó, cho biết câu hỏi ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn.
Đoạn văn nêu một số việc mà em đã hoàn thành tốt để thể thể hiện lòng yêu nước
Nêu cảm nhận của em về bài thơ Qua Đèo Ngang – Mẫu 1
Bà Huyện Thanh Quan là nữ thi sĩ nổi tiếng với tác phẩm tiêu biểu là bài thơ “Qua Đèo Ngang”. Bài thơ đã khơi gợi cho người đọc nhiều cảm xúc, cũng như có giá trị về nghệ thuật. Mở đầu bài thơ, tác giả đã khắc họa cho người đọc thấy được hình ảnh thiên nhiên nơi đèo Ngang. Nhân vật trữ tình bước tới đèo Ngang cũng là lúc “bóng xế tà” – gợi ra thời điểm kết thúc của một ngày, vạn vật đều trở về nghỉ ngơi. Thiên nhiên nơi đèo Ngang trần đầy sức sống: “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” điệp từ “chen” kết hợp với hình ảnh “đá, lá, hoa” thật tinh tế. Và trong nền bức tranh thiên nhiên đó, con người lại xuất hiện. Nghệ thuật đảo ngữ “lom khom – tiều vài chú” cho thấy hình ảnh vài chú tiều với dáng đứng lom khom dưới chân núi. Và “lác đác – chợ mấy nhà” gợi ra hình ảnh vài căn nhà nhỏ bé thưa thớt, lác đác bên sông. Phải chẳng Bà Huyện Thanh Quan đang muốn nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn? Tiếp đến, nhà thơ đã gửi gắm tâm trạng của mình khi đứng trước khung cảnh đèo Ngang. Hình ảnh “con quốc quốc” và “cái gia gia” không chỉ là hình ảnh thực về hai loại chim (chim đỗ quyên, chim đa đa). Tiếng kêu “quốc quốc”, “đa đa” còn bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình với đất nước, quê hương. Câu thơ cuối cùng “Dừng chân đứng lại, trời, non, nước” khắc họa hình ảnh nhà thơ một mình đứng tại nơi Đèo Ngang, đưa mắt nhìn ra xa cũng chỉ thấy thiên nhiên rộng lớn phía trước (có bầu trời, có núi non, dòng sông). Cụm từ “ta với ta” cho thấy nhân vật trữ tình phải đối diện với chính mình, cô đơn và lẻ loi. Từ đó, chúng ta thêm thấu hiểu hơn về nỗi cô đơn cùng cực của nhà thơ. Như vậy, Qua Đèo Ngang đã giúp người đọc cảm nhận rõ hơn về tình yêu quê hương, đất nước của Bà Huyện Thanh Quan.
- Câu hỏi tu từ: Phải chẳng Bà Huyện Thanh Quan đang muốn nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn?
- Tác dụng: góp phần thể hiện được suy nghĩ, cảm nhận về nội dung của bài thơ.
Nêu cảm nhận của em về bài thơ Qua Đèo Ngang – Mẫu 2
Một trong những bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan mà tôi cảm thấy yêu thích nhất phải kể đến “Qua đèo Ngang”. Bài thơ đã gợi cho tôi nhiều cảm xúc, ấn tượng sâu sắc. Khi tác giả bước tới đèo Ngang cũng là lúc “bóng xế tà” – gợi ra thời điểm kết thúc của một ngày. Thiên nhiên nơi đèo Ngang trần đầy sức sống: “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” điệp từ “chen” kết hợp với hình ảnh “đá, lá, hoa” thật tinh tế. Có thể thấy khung cảnh đèo Ngang được khắc họa chỉ bằng vài nét nhưng lại hiện ra đầy chân thực và sinh động. Và trong nền bức tranh thiên nhiên đó, con người lại xuất hiện. Nghệ thuật đảo ngữ “lom khom – tiều vài chú” cho thấy hình ảnh vài chú tiều với dáng đứng lom khom dưới chân núi. Và “lác đác – chợ mấy nhà” gợi ra hình ảnh vài căn nhà nhỏ bé thưa thớt, lác đác bên sông. Ở đây, nhà thơ muốn nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn. Sau đó, nhà thơ đã gửi gắm tâm trạng của mình khi đứng trước khung cảnh đèo Ngang . Hình ảnh “con quốc quốc” và “cái gia gia” không chỉ là hình ảnh thực về hai loại chim (chim đỗ quyên, chim đa đa). Tiếng kêu “quốc quốc”, “đa đa” phải chăng còn bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình với đất nước, quê hương? Câu thơ “Dừng chân đứng lại, trời, non, nước” khắc họa hình ảnh nhà thơ một mình đứng tại nơi Đèo Ngang, đưa mắt nhìn ra xa cũng chỉ thấy thiên nhiên rộng lớn phía trước (có bầu trời, có núi non, dòng sông). Sự cô đơn của nhà thơ: “một mảnh tình riêng” – tình cảm riêng tư của nhà thơ không có ai để chia sẻ. Cụm từ “ta với ta” ở đây đều chỉ nhà thơ, lúc này bà chỉ có một mình đối diện với chính mình, cô đơn và lẻ loi. Như vậy, Qua Đèo Ngang đã giúp người đọc cảm nhận rõ hơn về tình yêu quê hương, đất nước của Bà Huyện Thanh Quan.
- Câu hỏi tu từ: Tiếng kêu “quốc quốc”, “đa đa” phải chăng còn bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình với đất nước, quê hương?
- Tác dụng: khẳng định ý nghĩa của cụm từ “quốc quốc”, “đa đa”