TOP 4 Đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả hay, độc đáo nhất, giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều ý tưởng mới, biết cách đưa yếu tố miêu tả, tự sự vào vị trí thích hợp trong bài văn của mình.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 8: Viết đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả (4 mẫu)
Đồng thời, cũng giúp các em nhanh chóng trả lời câu hỏi 5 tiết Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận – SGK Ngữ văn 8 tập 2 trang 126. Mời các em cùng theo dõi bài viết để có thêm nhiều vốn từ, rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận thật tốt.
Đề bài: Viết một đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả trong đó trình bày trước tổ (trước lớp). Cần lắng nghe sự góp ý của thầy, cô giáo và của các bạn để sửa chữa đoạn văn cho hay hơn.
Viết đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả
Viết đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả
Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn học sinh có nhiều thay đổi không còn giản dị lành mạnh như trước nữa. Thay vì những bộ đồng phục truyền thống như tà áo dài, quần vài, áo sơ mi,… thì giờ đây các bạn đã lựa chọn cho mình những bộ trang phục lòe loẹt in hình thần tượng, những dòng chữ loằng ngoằng hay những hình ảnh phản cảm trên áo. Những trang phục được các bạn lựa chọn, ưa thích là những trang phục mà các bạn cho rằng đó là đẹp, là thời thượng, là hợp thời, và thể hiện được cái “chất” của các bạn. Những chiếc áo xẻ, bó sát hay những chiếc quần bò xé gấu, thủng gối được các bạn mặc đến trường gây phản cảm nơi học đường. Nhiều bạn còn nhuộm tóc lòe loẹt xanh đen, tím, vàng, tô son trang điểm lòe loẹt làm mất đi sự trong sáng hồn nhiên và sự giản dị đối với lứa tuổi học trò còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Nhiều bạn nói đấy là phong cách, là cá tính của các bạn, thể hiện được sự năng động trẻ trung nhưng thực sự khi mặc những trang phục phản cảm, không phù hợp với lứa tuổi của mình, làm ảnh hưởng đến những người xung quanh, ảnh hưởng đến sựu giáo dục của nhà trường và cái nhìn của xã hội. Cách đây 2 năm, tôi có gặp một em học sinh, em đang học lớp 8 của một trường THCS tại thành phố. Hôm đó em đến lớp với một bộ trang phục hoàn toàn không phù hợp với lứa tuổi của mình: một chiếc quần sooc bò ngắn đến mức không thể ngắn hơn được nữa và một chiếc áo hai dây bó sát. Phía bên ngoài em khoác thêm một chiếc áo voan mỏng tanh, gần như không có tác dụng che chắn gì. Tôi ngạc nhiên hỏi thì em nói vì trời nóng quá với lại đây đang là mốt của năm nay. Em không thể để mình lạc hậu được. Các bạn có thể mặc gì tùy thích thế nhưng trang phục đẹp nhất là khi nó phù hợp với hoàn cảnh, nơi các bạn xuất hiện chứ không phải là thích gì mặc nấy, bất chấp nơi bạn đến là trường học hay những chốn linh thiêng. Hãy luôn nhớ là, cách ăn mặc chính là một loại ngôn ngữ nói lên con người bạn!
- Những từ được in đậm là những từ thể hiện yếu tố miêu tả được sử dụng trong đoạn văn nghị luận
- Đoạn được gạch chân là yếu tố tự sự được sử dụng trong đoạn văn nghị luận
Đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả – Mẫu 1
Trang phục của giới trẻ hiện nay đang là một vấn đề nóng. Học sinh nữ thời hiện đại có thể đã biết trang điểm lòe loẹt, mặc những bộ đồ hiệu sexy để đi chơi, nhuộm những màu tóc nhìn rất phản cảm. Các bạn nam thì mặc những chiếc quần rách quá mức, hoặc có thể vá chằng chịt kiểu cách, họ coi đó là mốt nhưng dưới góc nhìn văn hóa thì cách ăn mặc đó đôi khi lại làm cho hình ảnh của họ xấu đi, không gây được thiện cảm với người tiếp xúc, và quan trọng là không hợp với lứa tuổi học sinh. Đặc biệt, đã có không ít trường hợp, hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng vì a dua học đòi chạy theo mốt, mà các bạn học sinh về xin, đòi, thậm chí ăn trộm tiền của bố mẹ để sắm cho mình những bộ trang phục chẳng giống ai đó. Thực trạng này thật đáng buồn, vấn đề của chúng ta đặt ra ở đây là làm thế nào cho các bạn ấy hiểu được mối quan hệ giữa trang phục và văn hóa để có cách ăn mặc cho phù hợp.
Đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả – Mẫu 2
Hiện nay, một số bạn học sinh đang chạy theo những “mốt” quần áo rất đắt tiền. Thay vì chiếc áo sơ mi trắng, chiếc quần xanh đen giản dị, mộc mạc thì các bạn khoác vào mình những bộ quần áo không hợp với người Việt Nam chúng ta. Ngày hôm nay là mốt quần bò rách te tua, thì ngày mai lại là mốt áo ngắn cũn cỡn, áo chun, áo thụng, áo giấu quần,… giày cao gót. Cứ hễ thấy trên thị trường có mốt quần áo nào nổi lên là các bạn về nhà phải xin bằng được tiền của bố mẹ để mua chúng. Thật buồn thay vì bố mẹ phải đổ mồ hôi công sức lao động, kiếm những đồng tiền chân chính, vậy mà các bạn lại không hiểu mà nướng vào những thứ vô bổ. Có những bạn ngày trước vốn ăn mặc rất giản dị nhưng chỉ sau một thời gian cách ăn mặc đã thay đổi: tóc tém với đôi đường vàng đỏ, áo xanh quần túm thủng gối, ngắn thì thủng tay. Các bạn cho rằng mình phải án mặc như vậy mới là người “sành điệu”, cho khỏi bị các bạn chê là “lỗi thời”, “lạc hậu”. Nhưng các bạn ơi, xin các bạn hãy quay nhìn theo một hướng khác, hướng đến các bạn vẫn mặc theo lối truyền thống với bộ đồng phục quen thuộc, chắc chắn các bạn sẽ nhận ra chính cách ăn mặc giản dị ấy lại làm cho chúng ta trở nên đẹp đẽ hơn bao giờ hết. Đơn giản, bởi vì phù hợp với hoàn cảnh, truyền thông đất nước ta và phù hợp với tính cách của bản thân từng bạn, những đội viên và những đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả – Mẫu 3
Đam mê là một thứ luôn tồn tại trong con người bạn, nó có thể thổi bùng lên những khao khát và nhiệt huyết để bạn cố gắng không ngừng nghỉ và bước đến đích đến của thành công. Cũng giống như câu nói của Reggie Leach: “Phải biến mình thành một ngọn lửa, ta mới có thể làm bừng lên ánh sáng của thành công”. Ngọn lửa trong thực tế, nó là một phần thể hiện sự phát triển của văn minh nhân loại. Đó cũng có thể là ngọn lửa hủy diệt, tàn phá gây ra nỗi kinh hoàng cho con người. Còn ánh sáng là các bức xạ điện từ có bước sóng nằm trong vùng quang phổ nhìn thấy được bằng mắt thường của con người. Nhưng ngọn lửa ở đây là không chỉ là ngọn lửa của lửa tự nhiên, mà đó là ngọn lửa của khát vọng và niềm tin, của lòng nhiệt huyết đam mê. Và ánh sáng không chỉ là một khái niệm vật lí nữa mà chính là biểu tượng cho ánh hào quang rực rỡ sắc màu của sự thành công. Câu nói trên muốn gửi gắm một thông điệp đầy ý nghĩa. Thành công chỉ có được khi con người biết tự cố gắng và luôn kiên trì để đạt được nó.Tôi vẫn nhớ như in lời bài hát “Đường đến ngày vinh quang” của cố nhạc sĩ Trần Lập: “Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió…”. Trong hành trình tìm đến với thành công, con đường mà chúng ta bước qua không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Có những lúc con đường ấy đầy những khó khăn gập ghềnh. Có những lúc bản thân mỗi người lại cảm thấy bế tắc và bất lực. Những nghịch cảnh đó luôn bắt chúng ta phải tự đối mặt. Không có con đường nào khác là bước qua khó khăn. Đó chính là cái giá phải trả cho những thành công. Thành công không tự nhiên mà có, mà phải trải qua một quá trình học hỏi, rèn luyện cùng với lòng nhiệt huyết đam mê mới có được. Tuy nhiên, cố gắng chăm chỉ thôi chưa đủ chúng ta phải biến mình thành những “ngọn lửa” của niềm tin, hy vọng và lòng đam mê, nhiệt huyết mới có thể thổi bùng lên ánh sáng của thành công.