Văn mẫu lớp 8: Viết một đoạn văn theo lối diễn dịch chủ đề tự chọn (3 mẫu)

Văn mẫu lớp 8: Viết một đoạn văn theo lối diễn dịch chủ đề tự chọn (3 mẫu)

Viết một đoạn văn theo lối diễn dịch chủ đề tự chọn gồm 3 mẫu ngắn gọn, hay nhất. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, rèn kỹ năng xây dựng đoạn văn trong văn bản thật tốt để ngày càng học tốt môn Văn 8.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 8: Viết một đoạn văn theo lối diễn dịch chủ đề tự chọn (3 mẫu)

Văn mẫu lớp 8: Viết một đoạn văn theo lối diễn dịch chủ đề tự chọn (3 mẫu)

Các em có thể chọn viết đoạn văn theo tác phẩm văn học, một bài thơ hay một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Với 3 đoạn văn diễn dịch trong bài viết dưới đây sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới, nhanh chóng viết đoạn văn thật hay.

Viết đoạn văn theo lối diễn dịch chủ đề tự chọn

    Đoạn văn diễn dịch về lời chào hỏi

    Lời chào hỏi có ý nghĩa quan trọng trong giao tiếp giữa con người với con người . Đặc biệt là đối với con người Việt Nam vốn coi trọng những quy tắc, lễ nghĩa. Lời chào hỏi thường được sử dụng cho cả những người thân quen hoặc xa lạ. Đa số đều do người nhỏ tuổi chào hỏi người lớn tuổi trước. Vai trò của lời chào trong cuộc sống không mang ý nghĩ xã giao như nhiều người thường nghĩ. Một lời chào hỏi trước hết thể hiện được sự tôn trọng đối với người nhận được. Đồng thời, nó còn cho thấy tình cảm quý mến, quan tâm của người nói với người nhận. Một lời chào cũng giống như một lời cảm ơn hay xin lỗi, không làm con người nghèo đi hay giàu lên. Nhưng nó góp phần thể hiện một nhân cách tốt đẹp, trình độ văn minh của con người. Bởi vậy mà ông cha mới có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ” hay “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” để khuyên nhủ con người có ý thức giữ gìn những lễ nghi, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

    Đoạn văn diễn dịch về Lão Hạc

    Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên và để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn chí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão “đi đời” trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng.

    Đoạn văn diễn dịch về Ông đồ

    Ông đồ là một tác phẩm chứa đựng nỗi niềm hoài cổ về một lớp người đã đi vào dĩ vãng. Bởi vào thời điểm đó, Hán học đã suy tàn, văn hóa phương Tây tràn đến dưới sự thống trị của ngoại bang dần dần xâm lấn văn hóa đương thời. Những lớp người xưa cũ như ông đồ trở thành một người thừa của xã hội ấy, không ai quan tâm, chẳng ai hay biết. Người ta nhắc tới ông đồ chỉ như nhắc tới một quá khứ xa xôi, khi mà Nho học còn được trọng vọng với một sự hoài niệm đầy xót xa.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *