Văn mẫu lớp 8: Ý nghĩa nhan đề Ta đi tới (3 mẫu)

Văn mẫu lớp 8: Ý nghĩa nhan đề Ta đi tới (3 mẫu)

Tố Hữu là một trong những nhà thơ cách mạng tiêu biểu. Tác phẩm của ông mang đậm dấu ấn của thời đại. Bài thơ Ta đi tới sẽ được tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn lớp 8.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 8: Ý nghĩa nhan đề Ta đi tới (3 mẫu)

Văn mẫu lớp 8: Ý nghĩa nhan đề Ta đi tới (3 mẫu)

Ý nghĩa nhan đề Ta đi tới

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 8: Ý nghĩa nhan đề Ta đi tới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.

Đề bài: Nhận xét về cách đặt nhan đề của bài thơ. Em có cảm nhận, suy nghĩ gì về nhan đề đó?

Ý nghĩa nhan đề Ta đi tới

    Ý nghĩa nhan đề Ta đi tới – Mẫu 1

    Nhan đề “Ta đi tới” là một câu hoàn chỉnh, thể hiện hành động tiến về phía trước của nhân vật “ta”. Cách đặt nhan đề độc đáo, ngắn gọn nhưng giàu ý nghĩa. Tác giả vừa ngợi ca chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới mà dân tộc Việt Nam đang đi tới xây dựng chủ nghĩa xã hội.

    Ý nghĩa nhan đề Ta đi tới – Mẫu 2

    Nhan đề “Ta đi tới” ngắn gọn nhưng lại giàu ý nghĩa. Với ba từ nhưng dường như đã nêu được nội dung của toàn bộ bài thơ. Điểm đặc biệt của nhan đề là dù ngắn gọn nhưng lại đầy đủ chủ ngữ – vị ngữ. “Ta đi tới” gợi ra hình ảnh đất nước Việt Nam đầy anh dũng, bất khuất để tiến lên không chùn bước trước khó khăn, để có được cuộc sống hòa bình, hạnh phúc như ngày hôm nay và tiến tới cả mai sau nữa. Bên cạnh đó, nhan đề còn tạo cảm xúc hào hùng, hưng phấn, thôi thúc nhưng con người yêu nước vươn lên, vững bước tiến tới xây dựng nên đất nước tươi đẹp, nối tiếp ông cha anh hùng.

    Ý nghĩa nhan đề Ta đi tới – Mẫu 3

    Với nhan đề “Ta đi tới”, Tố Hữu đã gửi gắm thông điệp giá trị. Trước hết, chỉ có thể thấy nhan đề rất ngắn gọn, chỉ gồm ba từ. Nhan đề giàu tính biểu tượng cao, khắc họa hình ảnh con người, đất nước Việt Nam đang tiến về phía trước. Bài thơ được sáng tác là vào tháng 8 năm 1954 – thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, niềm vui chiến thắng lan tỏa đến khắp mọi miền tổ quốc. Đặt trong hoàn cảnh sáng tác này, chúng ta mới thấy hết được ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm, đó là lòng kính trọng biết hơn và ca ngợi tinh thần đoàn kết, một lòng của con em đất Việt. Dù có đi về đâu thì trong trái tim vẫn mãi khắc ghi hai chữ Việt Nam.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *