Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Cảm nhận khổ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Cảm nhận khổ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

TOP 3 Dàn ý Cảm nhận khổ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải chi tiết nhất, giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều thông tin bổ ích, nhanh chóng lập dàn ý cho bài văn cảm nhận khổ 1 Mùa xuân nho nhỏ đầy đủ những ý quan trọng.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Cảm nhận khổ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Cảm nhận khổ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là khúc hát đắm say của một tâm hồn nồng nhiệt, thiết tha với đất nước, với cuộc đời tươi đẹp. Đặc biệt, khổ 1 bài thơ thể hiện rõ ràng nhất. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn.

Lập dàn ý Cảm nhận khổ 1 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

    Lập dàn ý cảm nhận khổ 1 Mùa xuân nho nhỏ

    1. Mở bài

    Giới thiệu tác giả Thanh Hải, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và khổ thơ đầu tiên.

    Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

    2. Thân bài

    Hai câu thơ đầu: Khung cảnh mùa xuân được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Chỉ đơn giản là một bông hoa tím đang mọc lên giữa dòng sông nước xanh như ngọc thật nhẹ, thật hài hòa mà cũng rất dễ thương. Bức tranh ấy lại càng đẹp hơn, có “hồn” hơn khi cái màu tím được tô đậm lên thành “tím biếc”. Gam màu ấy đã được tô vẽ vào bức tranh thật khéo léo, tài tình, làm cho người đọc hình dung ra ngay trước mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, cũng có đủ khả năng để nhuộm tím cả bầu trời, cả không gian mùa xuân đang căng tràn sức sống.

    → Cảnh vật mùa xuân bình dị, giản đơn, và thâm trầm, tĩnh lặng.

    Hai câu thơ tiếp: Không chỉ có hình ảnh mà còn có âm thanh của con chim chiền chiện hót vang trời làm xao xuyến cả đất trời, cả tâm hồn của người thi sĩ bằng những từ ngữ cảm thán như “ơi, hót chi”. Cả bầu không gian tĩnh lặng giờ đây trở nên sôi động, tưng bừng sức sống. Âm thanh tiếng chim hót tưởng chừng như nhỏ bé nhưng trong cái tĩnh lặng, nó như bao quát cả đất trời.

    Hai câu thơ cuối: tiếng chim không chỉ ngân vang trên không trung và đất trời mà giờ đây nó đã cô đọng thành giọt, có hình thù, kích thước nhất định, cách chuyển đổi cảm giác này tưởng chừng vô lí nhưng lại rất hợp lí, làm nổi bật khung cảnh mù xuân với dòng sông, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện cùng người thi sĩ khiến cho bức tranh trở nên bình dị mà vẫn tươi đẹp.

    3. Kết bài

    Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ đồng thời nêu cảm nghĩ về giá trị của tác phẩm.

    Dàn ý cảm nhận khổ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ

    a. Mở bài

    • Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

    b. Thân bài

    * Bức tranh mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống:

    • Bông hoa tím vươn mình khoe sắc giữa dòng sông xanh.
    • Động từ “mọc” đảo lên đầu câu gợi ra nhịp vận động nhẹ nhàng, tinh tế của những cánh hoa
    • Âm thanh tiếng chim chiền chiện làm cho bức tranh mùa xuân thêm rộn rã
    • Giọt long lanh: Giọt sương đọng trên lá , cũng có thể là âm thanh tiếng chim chiền chiện ngưng đọng thành hình khối.

    => Mùa xuân xứ Huế được điểm tô bởi những sắc màu bình dị cảnh vật và những âm thanh rộn rã của sự sống.

    * Tình cảm của nhà thơ trước bức tranh mùa xuân:

    • Ngạc nhiên, xúc động khi bắt gặp những tín hiệu của mùa xuân.
    • Từ “mọc” không chỉ gợi ra nhịp vận động của cánh hoa mà còn thể hiện sự bất ngờ đan xen lẫn sự hào hứng, mong chờ của tác giả khi phát hiện ra sự thay đổi nhẹ nhàng, tinh tế.
    • Trân trọng, nâng niu từng vẻ đẹp của tự nhiên “tôi đưa tay tôi hứng”
    • Cảm nhận mùa xuân bằng cả trái tim nồng nhiệt, bằng tất cả các giác quan (thị giác, khứu giác, cảm giác)

    => Cảm xúc đắm say, ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân, qua đó thể hiện tâm hồn lãng mạn của một con người yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết, nồng nhiệt.

    c. Kết bài

    • Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

    Dàn ý Cảm nhận khổ 1 Mùa xuân nho nhỏ

    1. Mở bài

    • Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm.
    • Vị trí và nội dung khổ thơ: khổ thơ nằm ở phần đầu tác phẩm, nói về vẻ đẹp tinh khôi của thiên nhiên khi đất trời vào xuân.

    2. Thân bài

    Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước (Khổ 1)

    – Nhà thơ vẽ ra trước mắt độc giả bức tranh thiên nhiên mùa xuân với:

    • Không gian: cao rộng của bầu trời, dài rộng của “dòng sông xanh”
    • Âm thanh: âm thanh rộn rã vui tươi của “chim chiền chiện”
    • Màu sắc: xanh của dòng sông, tím của hoa

    ⇒ Nghệ thuật đảo cú pháp: không gian cao rộng, màu sắc tươi sáng và âm thanh rộn ràng như thiết tha mời gọi níu giữ con người ở lại với cuộc sống, với mùa xuân xứ Huế tươi đẹp này

    – Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên:

    • Nhà thơ có cái nhìn trìu mến với cảnh vật
    • Đưa tay ra “hứng” “giọt long lanh”: là giọt sương, cũng có thể là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chỉ tiếng chim “hót vang trời”

    ⇒ Cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, khao khát hòa mình với thiên nhiên đất trời. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, nói về giọt long lanh và tiếng chim thực chất là nói về những điều tinh túy, đẹp đẽ của cuộc sống con người. Đoạn thơ thể hiện lòng yêu thiên nhiên, đất nước con người, sự cống hiến thầm lặng, mối quan hệ cá nhân và cộng đồng.

    3. Kết bài

    • Khái quát những đặc sắc về nghệ thuật làm nên thành công của đoạn thơ: Thể thơ năm chữ, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, nhiều so sánh và ẩn dụ sáng tạo.
    • Thiên nhiên trữ tình, tinh khôi đã góp phần làm giàu thêm cho vẻ đẹp của đất nước.
    • Liên hệ trình bày khát vọng cống hiến của thế hệ trẻ cho cuộc đời.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *