Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Cảm nhận khổ thơ đầu bài Sang Thu (3 mẫu)

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Cảm nhận khổ thơ đầu bài Sang Thu (3 mẫu)

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Cảm nhận khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh gồm 3 dàn ý chi tiết, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được cấu trúc, biết cách lập dàn ý cho bài văn cảm nhận khổ 1 Sang thu thật đầy đủ, chi tiết những ý quan trọng.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Cảm nhận khổ thơ đầu bài Sang Thu (3 mẫu)

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Cảm nhận khổ thơ đầu bài Sang Thu (3 mẫu)

Khổ 1 Sang thu, cho chúng ta thấy tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ, cùng vẻ đẹp của khoảnh khắc giao mùa. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt kiến thức Ngữ văn 9, ôn thi vào lớp 10 hiệu quả.

Lập dàn ý Cảm nhận khổ 1 bài thơ Sang Thu

    Dàn ý cảm nhận khổ thơ đầu bài Sang thu

    1. Mở bài

    Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh, bài thơ Sang thu và khổ thơ đầu tiên của bài thơ.

    Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

    2. Thân bài

    “Bỗng nhận ra hương ổi
    Phả vào trong gió se
    Sương chùng chình qua ngõ
    Hình như thu đã về”.

    – Những dấu hiệu của mùa thu:

    • Hương ổi: đặc trưng của mùa thu, báo hiệu mùa thu đã về.
    • Gió se: gió không mang hơi nóng bức, oi ả của mùa hè mà trở nên dịu mát, se lạnh.
    • Sương: thấp hơn, trùng xuống, lững lờ trôi.

    → Đây là những sự vật gần gũi, thân thuộc với mùa thu ở miền quê thanh bình, tĩnh lặng, bình yên.

    – Động từ thể hiện cách cảm của tác giả:

    • Phả: động từ chỉ hành động mạnh mẽ.
    • Chùng chình: tạo cảm giác chậm chạp, lững thững.
    • Hình như: mông lung, không chắc chắn, tác giả không chắc mùa thu đã về nhưng đã cảm nhận được vẻ đẹp và tín hiệu của mùa thu.

    → Bức tranh mùa thu được tác giả Hữu Thỉnh khắc họa qua hình ảnh, cách nhìn, cảm nhận và cả tận hưởng: hương ổi, gió, sương,… đây là sự kết hợp của nhiều giác quan khác nhau mang qua bốn câu thơ ngắn ngủi nhưng cũng đủ làm cho bạn đọc hình dung ra những đặc trưng của mùa thu và bức tranh mùa thu nơi quê nhà thanh bình như được hiện ra rõ nét hơn, đẹp đẽ hơn.

    3. Kết bài

    Khái quát lại nội dung, ý nghĩa của đoạn thơ và khẳng định lại giá trị của bài thơ trong nền văn học.

    Lập dàn ý khổ thơ đầu bài Sang thu

    a) Mở bài

    • Giới thiệu về tác giả Hữu Thỉnh: Hữu Thỉnh (1942) là một nhà thơ viết nhiều về con người và cuộc sống thiên nhiên.
    • Giới thiệu bài thơ Sang thu: Sang thu (1977) là một bài thơ xuất sắc của Hữu Thỉnh viết về mùa thu, thể hiện một bức tranh thu trong sáng, đáng yêu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
    • Dẫn dắt vấn đề và trích dẫn khổ thơ đầu bài Sang thu: Khổ thơ đầu bài thơ đã để lại cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về những biến đổi tinh vi của đất trời và lòng người trong thời khắc giao mùa.

    b) Thân bài: Phân tích khổ đầu bài Sang thu

    * Luận điểm 1: Thiên nhiên sang thu được cảm nhận từ những gì vô hình.

    “Bỗng nhận ra hương ổi
    Phả vào trong gió se
    Sương chùng chình qua ngõ”

    • “bỗng”: sự ngạc nhiên, bất ngờ -> đánh động mọi giác quan để nhận ra sự chuyển mình của trời đất.
    • “Hương ổi”: làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ.
    • “phả”: động từ có nghĩa là tỏa vào, trộn lẫn -> gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may, lan toả khắp không gian.
    • “Sương chùng chình”: những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm. -> Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn

    => Hình ảnh sương chùng chình qua ngõ cùng với hương ổi phả vào trong gió se là những hình ảnh mùa thu ở thôn quê êm ả thanh bình.

    * Luận điểm 2: Cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu.

    – Tất cả các từ: “bỗng, phả, hình như” đều bộc lộ rõ tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước những phát hiện thú vị báo thu về:

    “Hình như thu đã về”

    + “Hình như”: một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng không thật rõ ràng.

    -> Đúng là một trạng thái cảm xúc của thời điểm chuyển giao. Thu đến nhẹ nhàng quá, mơ hồ quá. Câu hỏi như là một lời thông báo nhẹ nhàng rằng thu đã đến với tất cả chúng ta.

    => Tác giả cảm nhận tín hiệu mùa thu về ở không gian gần bằng nhiều giác quan và sự rung cảm tinh tế.

    => Bằng tất cả các giác quan: khứu giác, xúc giác và thị giác, nhà thơ cảm nhận những tín hiệu đặc trưng của mùa thu đều hiện diện (“hương ổi”, “gió se” và “sương”).

    * Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của khổ thơ

    • Khả năng quan sát tinh tế
    • Ngòi bút miêu tả với những nét vẽ gợi tả độc đáo
    • Thủ pháp nhân hoá

    c) Kết bài

    • Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của khổ thơ đầu Sang thu.
    • Cảm nhận của em về khổ thơ.

    Lập dàn ý cảm nhận khổ thơ đầu bài Sang thu

    1. Mở bài:

    • Giới thiệu bài thơ: là một tác phẩm hay, độc đáo, mới lạ về đề tài mùa thu.
    • Giới thiệu khổ thơ đầu: Cảnh sắc giao mùa khi đất trời chuyển từ mùa hạ sang mùa thu.

    2. Thân bài:

    a, Những biểu hiện đầu tiên của mùa thu

    – Những tín hiệu vô hình trong thiên nhiên:

    • Hương ổi: mùi hương bình dị, dân dã đặc trưng của mùa thu miền Bắc khi mùa ổi chín.
    • Động từ “phả”: sự lan tỏa, trộn lẫn: gợi tả về một không gian dường như mang cả hương thơm của mùa thu, của sự trong lành
    • Gió se: gió hơi lạnh, khô, là gió heo may của mùa thu, không phải cơn gió nam của mùa xuân hay gió bắc mùa đông.
    • Sương: hiện tượng ngưng tụ hơi nước khi thời tiết chuyển lạnh vào buổi tối và sáng sớm.
    • Động từ “chùng chình”: chuyển động chậm rãi, thong thả, nhân hóa cho hình ảnh, sương như có tâm hồn.

    – Cảm xúc của tác giả:

    • Giật mình nhận ra mùa thu đang về qua từ “bỗng”
    • Câu hỏi tu từ “Hình như thu đã về”: sự ngỡ ngàng, khó tin, tâm hồn thi sĩ cũng như biến chuyển cùng đất trời.

    ⇒ Tác giả sử dụng những hình tượng vô hình, chỉ cảm nhận được qua khứu giác, cảm giác chứ không nhìn thấy, không cầm nắm được. Đây là một điểm đặc biệt so với việc dùng những hình ảnh quen thuộc để nói về mùa thu như hoa sữa, quả hồng, cốm non,… cho thấy sự tinh tế trong cảm xúc của tác giả.

    3, Kết bài:

    • Khổ thơ cho thấy: tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ, vẻ đẹp của khoảnh khắc giao mùa.
    • Nghệ thuật: sử dụng hình ảnh, nhân hóa, liên tưởng.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *