Văn mẫu lớp 9: Dàn ý cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà (5 mẫu)

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà (5 mẫu)

TOP 5 Dàn ý cảm nhận về nhân vật ông Sáu hay nhất, giúp các em học sinh lớp 9 cảm nhận sâu sắc hơn về tình cảm cha con sâu nặng, cao cả trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 9: Dàn ý cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà (5 mẫu)

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà (5 mẫu)

Sau khi lập xong dàn ý, các em dễ dàng lập luận, triển khai thành bài văn hoàn chỉnh, với đầy đủ những ý quan trọng. Bên cạnh nhân vật bé Thu, ông Sáu cũng là một nhân vật chính để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ngày càng học tốt môn Văn 9.

Lập dàn ý cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà

    Dàn ý Cảm nhận về nhân vật ông Sáu ngắn gọn

    1. Mở bài:

    • Giới thiệu về truyện ngắn “Chiếc lược ngà” và nhân vật ông Sáu.

    2. Thân bài:

    a) Ông Sáu là người lính dũng cảm:

    • Ông Sáu đi lính từ khi con gái chưa tròn một tuổi.
    • Trong những năm chiến đấu ông đã có một vết thẹo trên mặt -> Minh chứng của chiến tranh và dấu vết của lòng can đảm.
    • Tuy rất muốn ở cùng con thêm vài ngày nhưng ông vẫn quay lại chiến trường đúng thời gian quy định.

    b) Ông Sáu là người cha rất yêu thương con:

    – Khi nhìn thấy con: Ông Sáu háo hức, mong chờ được đến ôm con nhưng chỉ nhận được sự cự tuyệt của bé Thu khiến ông đau đớn, thất vọng.

    – Trong những ngày ở nhà:

    • Tuy ông Sáu rất cố gắng để được gần gũi con nhưng bé Thu luôn từ chối khiến ông bất lực, không biết nên làm thế nào.
    • Trong bữa cơm, ông Sáu gắp miếng trứng cá cho con, con bé liền hất đi. Không kiểm soát được cơn giận, ông liền đánh con.

    – Trong buổi chia li: Ông Sáu bất ngờ, xúc động, không nén nổi xúc động vì tình cảm con gái dành cho mình.

    – Khi ở chiến trường:

    • Ông Sáu rất ân hận vì đã lỡ tay đánh con.
    • Tự tay làm chiếc lược ngà để tặng con.
    • Dồn hết tình cảm thương nhớ con của mình vào chiếc lược ngà.

    => Ông Sáu là một nhân vật cực kì yêu thương con gái của mình

    b) Nghệ thuật:

    • Xây dựng nhân vật: Nhân vật có rất ít lời thoại nhưng những hành động, biểu cảm, suy nghĩ của nhân vật được tác giả miêu tả rất rõ nét nhằm khắc họa tâm lí nhân vật.
    • Sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ giản dị, quen thuộc khiến cho nhân vật trở nên gần gũi hơn,

    3. Kết bài:

    • Khái quát lại về nhân vật ông Sáu.

    Dàn ý cảm nhận về nhân vật ông Sáu

    I. Mở bài

    Giới thiệu về truyện ngắn và nhân vật:

    • Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966, kể về tình phụ tử vô cùng thiêng liêng và sâu sắc của cha con ông Sáu trong cảnh ngộ sinh li tử biệt của chiến tranh ác liệt.
    • Hình ảnh ông Sáu đã để lại cho bạn đọc ấn tượng sâu sắc về tình cảm và những cử chỉ dù bình dị nhưng cũng đầy thiêng liêng, ấm tình cha con mà ông dành cho bé Thu

    II. Thân bài

    a. Hoàn cảnh của nhân vật: Ông Sáu là một nông dân Nam Bộ, tham gia kháng chiến từ năm 1946, khi con gái chưa được một tuổi, lúc con chạc tám tuổi mới được về thăm quê ba ngày.

    b. Tình yêu dành cho con của ông Sáu:

    – Trong những ngày ông về thăm quê:

    • Hành động thể hiện sự nôn nóng mong gặp con: nhảy lên bờ, bước vội, kêu to gọi con.
    • Sững sờ, bàng hoàng khi con bỏ chạy: mặt sầm lại, hai tay buông xuống.

    ⇒ông Sáu đang xúc động thì phải nhận sự sợ hãi, xa lánh của bé Thu, tâm trạng từ trông chờ, vui sướng trở thành bàng hoàng, đau đớn.

    • Thời gian ở bên con: ông Sáu chỉ ở nhà với con, chờ con gọi một tiếng “ba”. Mọi sự cố gắng của ông từ giả vờ không nghe con gọi khi nó nói trỏng, không giúp con chắt nước cơm, gắp thức ăn cho con là một sự nỗ lực đau đớn của người cha khi con gái không nhận mình. Cảm xúc đau đớn dồn nén đến tức giận, ông đánh con.
    • Cảnh chia li: ánh mắt của ông trìu mến lẫn buồn rầu, bất lực nhìn con gái. Khi con gái nhận và ôm chặt lấy mình, ông Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con.

    ⇒ tình phụ tử đã vượt qua sự ngăn cách của thời gian, của chiến tranh. Ông Sáu đã nhận được sự công nhận và yêu thương của bé Thu.

    – Trong những ngày ông ở căn cứ:

    • Ông nhớ con, ân hận vì đã đánh con.
    • Tìm bằng được mảnh ngà voi để làm lược tặng con.
    • Ngày ngày tỉ mỉ ngồi làm chiếc lược ngà. Lúc nhớ con, ông nhìn ngắm và cài lược lên tóc.
    • Ông đã hi sinh khi chưa kịp tặng cho con gái chiếc lược ngà. Trong giờ phút cuối cùng, ông vẫn chỉ nhớ đến con, đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho đồng đội.

    ⇒ Chiếc lược ngà là vật chứa đựng biết bao yêu thương, nhung nhớ của ông Sáu dành cho con gái. Đó là một tín vật của tình phụ tử. Đó cũng là một lời hứa với con gái của ông. Dù ông không thể trở về, nhưng chiếc lược minh chứng cho tình yêu của ông dành cho con vẫn còn đó.

    c. Nhận xét về nghệ thuật:

    • Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng những tình huống truyện bất ngờ, hấp dẫn mà vẫn tự nhiên, hợp lí.
    • Tác giả lựa chọn ngôi kể thứ nhất nhưng đặt vào nhân vật bác Ba – người đồng đội của ông Sáu. Vì thế câu chuyện được tái hiện một cách chân thực, khách quan hơn.
    • Tác giả miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.
    • Ngôn ngữ đậm chất địa phương Nam Bộ, mộc mạc, tình cảm.

    III. Kết bài

    – Đưa ra kết luận về tác phẩm: một trong những truyện ngắn tiêu biểu sáng tác trong thời kì kháng chiến, ca ngợi tình cảm gia đình, tình đồng chí, niềm tin và khát vọng hòa bình.

    – Kết luận về nhân vật:

    • Là điển hình cho tính cách con người Nam Bộ: chất phác, sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc.
    • Tình yêu của ông Sáu dành cho con: cao cả, sâu đậm, không thể dập tắt.

    Dàn ý cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong chiếc lược ngà

    1. Mở bài

    • Giới thiệu truyện ngắn Chiếc lược ngà và nhân vật ông Sáu

    2. Thân bài

    * Hoàn cảnh của nhân vật

    • Ông Sáu là một nông dân vùng Nam Bộ.
    • Ông tham gia kháng chiến từ 1946, lúc này con gái ông chưa được một tuổi. Khi con đã tám tuổi ông mới được về thăm nhà trong vòng ba ngày.

    * Tình cảm ông Sáu dành cho con

    – Những ngày về thăm quê:

    • Mong ngóng được gặp con: nhảy lên bờ, bước vội, kêu to gọi con.
    • Khi con bỏ chạy: sững sờ, bàng hoàng, mặt sầm lại, hai tay buông xuống.

    => Ông Sáu đang xúc động, vui mừng vì được gặp con thì đáp lại chỉ là sự xa lánh, sợ hãi của bé Thu. Vì thế, tâm trạng ông chuyển từ trông chờ, vui sướng đến bàng hoàng và đau đớn.

    • Thời gian nghỉ phép, ông Sáu chỉ ở nhà với con, chỉ mong được nghe một tiếng gọi ba. Nhưng sự cố gắng của ông lại không được đền đáp.
    • Khi ông gắp thức ăn cho con nhưng lại bị con hất văng, cảm xúc dồn nén dẫn đến tức giận đã khiến ông đánh con mình.
    • Ngày chia tay, ông nhìn con với anh mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Khi con gọi mình tiếng ba và ôm chặt lấy mình, ông Sáu một tay ôm con, một tay lau nước mắt, hôn lên tóc con.

    => Tình phụ tử thiêng liêng đã chiến thắng khoảng cách thời gian, chiến tranh. Ông Sáu đã nhận được sự yêu thương và công nhận từ bé Thu.

    – Những ngày ông Sáu ở căn cứ:

    • Ông Sáu luôn ân hận vì đã đánh con, vì thế tìm mảnh ngà voi làm chiếc lược tặng cho con.
    • Ông tỉ mỉ ngồi làm chiếc lược, khi nhớ con, ông lại ngắm lược rồi chải lên tóc mình.
    • Ông hi sinh khi chưa kịp gặp con và trao lược cho con. Phút cuối đời, ông cũng chỉ nhớ đến con và di nguyện cuối cùng là nhờ người đồng đội trao lại chiếc lược cho bé Thu.

    => Chiếc lược ngà chính là tình yêu thương, nỗi ân hận và sự nhung nhớ mà ông Sáu dành cho bé Thu. Đó là tín vật tượng trưng cho tình phụ tử thiêng liêng, là lời hứa mà ông chưa thể thực hiện trọn vẹn cho con, và nó cũng là minh chứng cho tình yêu con vẫn sống mãi của ông.

    * Nghệ thuật

    • Tình huống truyện bất ngờ, hấp dẫn, lối kể tự nhiên.
    • Câu chuyện được kể một cách chân thực, khách quan khi tác giả lựa chọn ngôi kể thứ nhất đặt vào nhân vật bác Ba – người đồng đội của ông Sáu.
    • Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế.
    • Ngôn ngữ sử dụng đậm chất địa phương Nam Bộ, nổi bật sự mộc mạc, tình cảm.

    3. Kết bài

    – Kết luận về tác phẩm và nhân vật:

    • Tác phẩm là truyện ngắn tiêu biểu trong thời chiến, ca ngợi tình cảm gia đình, tình đồng đội và niềm tin khát vọng hòa bình dân tộc.
    • Ông Sáu mang tính cách điển hình cho người Nam Bộ: chất phác, mộc mạc, sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp chung của dân tộc. Đồng thời, ông cũng là một người cha cao cả, yêu thương con sâu đậm.

    – Cảm nhận cá nhân: thêm yêu thương gia đình, biết ơn những người đã ngã xuống vì cuộc sống yên bình hôm nay.

    Lập dàn ý cảm nhận về nhân vật ông Sáu

    1. Mở bài

    • Đi từ ý nghĩa của tình phụ tử, giá trị của tình cảm cha con. Khẳng định đây là tình cảm cao đẹp.
    • Giới thiệu sơ nét những ý nổi bật về nhà văn Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà.
    • Dẫn dắt vấn đề: phát biểu cảm nghĩ về nhân vật ông Sáu.

    2. Thân bài

    * Phân tích tâm trạng của ông Sáu trong Chiếc lược ngà.

    • Ông Sáu lên lối đi chiến đấu theo tiếng gọi của đất nước khi con gái mới chỉ được một tuổi => Nỗi niềm thương nhớ con da diết khôn nguôi.
    • Khi ông Sáu về thăm nhà thì bé Thu dường như không nhận ra ông là cha => nỗi buồn tủi vô hạn.
    • Với tính cách của bé Thu, nhất định không sở hữu và nhận ông Sáu là cha vì vết sẹo trên gương mặt. Ông Sáu đã đánh bé Thu để rồi dằn vặt ăn năn.
    • Ông Sáu cảm thấy niềm hạnh phúc vô cùng khi bé Thu gọi ông một tiếng ba trước lúc ông lên đường.
    • Nơi chiến trường ác liệt, ông Sáu không ngừng nghỉ thương nhớ con gái yêu quý của mình => Thực hiện lời hứa hẹn làm cho con chiếc lược ngà.

    * Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà

    • Ông Sáu là một người giản dị với tình yêu con mênh mông vô bờ.
    • Ông Sáu vừa là một người chiến sĩ kiên cường, vừa là một người cha hết lòng yêu thương con.

    3. Kết bài

    • Tóm tắt lại những đặc điểm nổi bật về nhân vật ông Sáu.
    • Khẳng định ý nghĩa của tình phụ tử, vai trò của tình cha con, của tình cảm gia đình so với những người dân lính.
    • Thổ lộ những suy nghĩ member khi cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà: Ông Sáu là người thay mặt tiêu biểu về một người chiến sĩ anh dũng đồng thời còn là một một người cha có tình yêu thương con vô bờ bến. Qua tác phẩm, ta nhận ra tình cha con thiêng liêng thâm thúy biết nhường nào. Tình phụ tử cũng như những tình cảm gia đình khác đều trở thành mạch nguồn của tình yêu quê nhà đất nước. Đó là nơi dựa, là vấn đề tựa tinh thần cho từng người…

    Dàn ý phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật ông Sáu

    1. Mở bài

    • Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm “Chiếc lược ngà”.
    • Khái quát sơ lược nhân vật ông Sáu

    2. Thân bài

    a. Cảm nhận về vẻ đẹp của ông Sáu thông qua tình cảm dành cho bé Thu

    – Sự quan tâm, săn sóc của ông dành cho bé Thu trong ba ngày nghỉ phép

    • Khi vừa nhìn thấy con gái, ông Sáu không kìm được sự vui mừng: “không thể chờ xuồng cập lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra… vội vàng với những bước chân dài”.
    • Đau đớn trước phản ứng của bé Thu: “nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”.
    • Luôn kiên trì, nhẫn nại chờ đợi sự hồi đáp của bé Thu bằng những cử chỉ săn sóc đầy yêu thương: “lúc nào cũng vỗ về con”.
    • Khi chia tay để quay lại chiến trường, ông đã giữ khoảng cách và chỉ dám nhìn con từ xa “với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu”.
    • Không thể kìm được những giọt nước mắt của sự hạnh phúc: “một tay ôm con, một tay lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con”.

    – Nỗi nhớ thương, tình cảm của ông Sáu dành cho con gái khi quay lại chiến trường

    • Luôn ân hận, đau khổ vì nỡ trách phạt con. Tất cả nỗi nhớ nhung, sự thương yêu của người cha được kết tinh qua hình ảnh chiếc lược ngà.
    • Ông miệt mài, tỉ mỉ như một người thợ bạc khi cưa từng chiếc răng lược, “tẩn mẩn” khắc lên dòng chữ từ tận đáy lòng: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”.
    • Những lúc nhớ con, ông lại mang cây lược ra ngắm nghía và “mài lên mái tóc cho cây lược thêm bóng” với tất cả sự nâng niu, trân trọng.
    • Trước lúc hi sinh, ông vẫn cố gắng gửi gắm chiếc lược ngà cho đồng đội để trao lại cho bé Thu.

    b. Ý nghĩa của hình tượng nhân vật ông Sáu

    • Là nhân vật ngời sáng những phẩm chất cao đẹp của sự hi sinh, tình yêu thương.
    • Là biểu tượng thể hiện sức mạnh của tình phụ tử.
    • Đại diện cho thế hệ cha anh trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ – những vị anh hùng hi sinh hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc gia đình, thậm chí là tính mạng để bảo vệ đất nước. – Nỗi nhớ thương của ông dành cho bé Thu còn là bản cáo trạng lên án, phê phán tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược.

    3. Kết bài

    • Đánh giá ý nghĩa khái quát của hình tượng nhân vật.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *