TOP 3 Dàn ý cảm nhận về tình cảm cha con trong Chiếc lược ngà SIÊU HAY, giúp các em học sinh lớp 9 cảm nhận sâu sắc hơn về tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 9: Dàn ý cảm nhận về tình cảm cha con trong Chiếc lược ngà
Sau khi lập xong dàn ý, các em dễ dàng lập luận, triển khai thành bài văn hoàn chỉnh, với đầy đủ những ý quan trọng. Truyện ngắn Chiếc lược ngà giúp các em cảm nhận chân thực về tình cảm cha con sâu nặng trong chiến tranh. Mời các em cùng theo dõi bài viết để ngày càng học tốt môn Văn 9:
Lập dàn ý cảm nhận về tình cảm cha con trong Chiếc lược ngà
Dàn ý cảm nhận tình cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà
1. Mở bài:
- Giới thiệu truyện ngắn Chiếc lược ngà.
- Giới thiệu về tình cảm cha con trong câu chuyện này.
2. Thân bài:
2.1. Tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu:
– Khi chưa nhận ba, bé Thu có nhiều hành động và lời nói xa lánh, cự tuyệt khiến ông Sáu đau lòng.
– Khi nhận ra ông Sáu là ba mình và biết lí do ba có vết sẹo trên mặt, con bé trằn trọc khó ngủ.
– Thái độ của Thu thay đổi trong ngày chia tay:
- Đứng im lặng, nép sang một bên trong khi ông Sáu chào tạm biệt mọi người.
- Gọi thét lên “ba”.
- Chạy tới ôm lấy cổ ba, hôn cùng khắp.
- Quấn quýt không muốn ba đi.
=> Tình yêu thương ba bùng nổ mãnh liệt, không thể kìm nén khiến cho mọi người xúc động.
2.2. Tình cảm của ông Sáu dành cho con:
- Khi mới gặp con, anh háo hức, mong chờ.
- Những ngày ở nhà, anh Sáu thất vọng, đau khổ khi dùng mọi cách mà con vẫn không chịu gọi “ba”.
- Trong bữa cơm, anh Sáu lỡ tay đánh con vì tức giận nhất thời.
- Cảm động, rơi nước mắt vì tình cảm của con trong buổi chia tay.
- Về đơn vị, anh rất day dứt, ân hận vì đã lỡ đánh con
- Dành hết tâm trí, nỗi nhớ thương của mình để làm chiếc lược ngà tặng con
3. Kết bài:
- Nêu lên cảm nhận của em về tình cha con qua truyện ngắn Chiếc lược ngà.
Dàn ý cảm nhận tình cha con trong Chiếc lược ngà
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tác phẩm là câu chuyện cảm động về tình cha con trong chiến tranh.
2. Thân bài
a) Cảnh ngộ của cha con ông Sáu
b) Tình cảm của cha con ông Sáu
* Trước khi bé Thu nhận cha
-Tình cảm ông Sáu dành cho con:
- Nỗi nhớ mong, sự vồ vập khi mới gặp con và sự đau đớn khi bị con bé chối từ.
- Những nỗ lực của ông Sáu để gần gũi con, để con gọi một tiếng “ba”.
- Sự cáu giận, nỗi bất lực của ông khi phải đánh con.
– Tình cảm của bé Thu dành cho cha:
- Em cương quyết không nhận ông Sáu là ba khi thấy ông không giống với người trong tấm hình chụp chung với má.
- Em phản ứng một cách quyết liệt, thậm chí còn xấc xược, bướng bỉnh để bảo vệ tình yêu em dành cho ba.
- Em ân hận, trằn trọc không ngủ được khi được ngoại giảng giải.
– Cảnh con nhận cha và cuộc chia tay đẫm nước mắt.
* Phần còn lại của câu chuyện
- Ông Sáu ở chiến trường không nguôi nhớ thương con, ân hận vì đã trót đánh con bé. Ông dồn tất cả tình yêu con để tự tay làm chiếc lược ngà tặng con như lời ông đã hứa lúc chia tay.
- Trước khi chết, ông Sáu vẫn cố dồn chút sức lực cuối cùng để gửi lại chiếc lược, nhờ đồng đội trao tận tay cho con gái ông.
- Bé Thu lớn lên đã đi tiếp con đường của cha như để nối dài mãi tình cha con bất tử.
* Ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà
- Là cầu nối giữa hai cha con ông Sáu.
- Tượng trưng cho tình cha con bất tử.
=>Tóm lại: Qua “Chiếc lược ngà”, người đọc nhận ra hậu quả tình thẩn không nhỏ mà chiến tranh gây ra. Nó phẩn nào làm sứt mẻ, mất mát tình cảm gia đình, là niềm đau nhức nhối, dai dẳng trong lòng con người. Đây là đóng góp quan trọng của tác giả.
Truyện còn giúp người đọc nhận ra đời sống tình cảm mãnh liệt của con người Việt Nam. Chiến tranh dù khốc liệt đến đâu cũng không hủy diệt được tình cảm gia đình, tình cảm con người.
c) Nghệ thuật truyện
- Tình huống truyện bất ngờ, độc đáo, éo le
- Phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.
- Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất, người kể xưng “tôi” có mặt và chứng kiến toàn bộ câu chuyện có tác dụng rõ rệt trong việc vừa kể chuyện vừa bày tỏ sự đồng cảm với các nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.
- Lối kể chuyện tự nhiên, giàu cảm xúc.
- Hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi, có ý nghĩa biểu tượng cao.
3. Kết bài
- Khẳng định sức sống, sức hấp dẫn của tác phẩm trong dòng chảy văn học hiện đại Việt Nam, mảng đề tài tình cảm gia đình và chiến tranh.
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi người
Lập dàn ý cảm nhận tình cha con trong Chiếc lược ngà
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tác phẩm là câu chuyện cảm động về tình cha con trong chiến tranh.
II. Thân bài
1. Tình cảm của cha con ông Sáu
a. Trước khi bé Thu nhận cha
-Tình cảm ông Sáu dành cho con:
- Nỗi nhớ mong, sự vồ vập khi mới gặp con và sự đau đớn khi bị con bé chối từ.
- Những nỗ lực của ông Sáu để gần gũi con, để con gọi một tiếng “ba”.
- Sự cáu giận, nỗi bất lực của ông khi phải đánh con.
– Tình cảm của bé Thu dành cho cha:
- Em cương quyết không nhận ông Sáu là ba khi thấy ông không giống với người trong tấm hình chụp chung với má.
- Em phản ứng một cách quyết liệt, thậm chí còn xấc xược, bướng bỉnh để bảo vệ tình yêu em dành cho ba.
- Em ân hận, trằn trọc không ngủ được khi được ngoại giảng giải.
- Cảnh con nhận cha và cuộc chia tay đẫm nước mắt.
b. Phần còn lại của câu chuyện
- Ông Sáu ở chiến trường không nguôi nhớ thương con, ân hận vì đã trót đánh con bé. Ông dồn tất cả tình yêu con để tự tay làm chiếc lược ngà tặng con như lời ông đã hứa lúc chia tay.
- Trước khi chết, ông Sáu vẫn cố dồn chút sức lực cuối cùng để gửi lại chiếc lược, nhờ đồng đội trao tận tay cho con gái ông.
- Bé Thu lớn lên đã đi tiếp con đường của cha như để nối dài mãi tình cha con bất tử.
c. Ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà
- Là cầu nối giữa hai cha con ông Sáu.
- Tượng trưng cho tình cha con bất tử.
=>Tóm lại:
Qua “Chiếc lược ngà”,người đọc nhận ra hậu quả tình thẩn không nhỏ mà chiến tranh gây ra. Nó phần nào làm sứt mẻ, mất mát tình cảm gia đình, là niềm đau nhức nhối, dai dẳng trong lòng con người. Đây là đóng góp quan trọng của tác giả – Truyện còn giúp người đọc nhận ra đời sống tình cảm mãnh liệt của con người Việt Nam. Chiến tranh dù khốc liệt đến đâu cũng không hủy diệt được tình cảm gia đình, tình cảm con người.
2. Nghệ thuật truyện
- Tình huống truyện bất ngờ, độc đáo, éo le
- Phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.
- Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất, người kể xưng “tôi” có mặt và chứng kiến toàn bộ câu chuyện có tác dụng rõ rệt trong việc vừa kể chuyện vừa bày tỏ sự đồng cảm với các nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.
- Lối kể chuyện tự nhiên, giàu cảm xúc.
- Hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi, có ý nghĩa biểu tượng cao.
III. Kết bài:
- Khẳng định sức sống, sức hấp dẫn của tác phẩm trong dòng chảy văn học hiện đại Việt Nam, mảng đề tài tình cảm gia đình và chiến tranh.
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi người.