Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về bạo lực gia đình gồm 2 mẫu, giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, biết cách xây dựng dàn ý thật chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng để viết văn nghị luận xã hội thật sâu sắc.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình là hành vi dùng vũ lực để giải quyết các vấn đề xảy ra trong gia đình. Bạo lực ra đình xảy ra dưới nhiều hình thức như: đánh đập, hành hạ, khủng bố tinh thần, bao vây kinh tế, kiểm soát tiền bạc… Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết để hiểu sâu sắc hơn:
Lập dàn ý Nghị luận về vấn đề bạo lực gia đình hiện nay
Dàn ý nghị luận về bạo lực gia đình
1. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bạo lực gia đình
2. Thân bài
- Giải thích khái niệm: Bạo lực gia đình
- Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình
- Hậu quả của bạo lực gia đình
- Vai trò, trách nhiệm của mọi người trong việc ngăn chặn bạo lực gia đình
- Mở rộng vấn đề
3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.
Dàn ý nghị luận về vấn đề bạo lực gia đình
I. Mở bài:
- Gia đình là tế bào của xã hội là nơi mỗi chúng ta sinh ra lớn lên được chăm lo về vật chất lẫn tinh thần, là nơi chúng ta được sống trong hạnh phúc yêu thương.
- Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng vậy. Trong thực tế có rất nhiều gia đình vì những lí do cá nhân mà gây ra mâu thuẫn dẫn đến bạo lực. Đây là vấn đề mà cả xã hội đang rất quan tâm, Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người. Chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.
II. Thân bài: Bàn luận về vấn đề
1. Bạo lực gia đình là gì?
- Theo khoản 2 điều 1 Luật quy định về gia đình: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại về thể chất, tinh thần đối với các thành viên khác trong gia đình.
- Mỗi gia đình có hoàn cảnh sống khác nhau mà nguyên nhân dẫn đến việc bạo lực cũng không giống nhau
2. Biểu hiện
- Do mâu thuẫn cá nhân không thể giải quyết được nên vợ chồng có những hành vi chửi bới, xúc phạm, lăng mạ và dùng những hành động thiếu văn hoa để thỏa cơn giận dữ.
3. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình
- Do thiếu hiểu biết về pháp luật, chồng và vợ đánh nhau chỉ vì nghĩ việc vợ chồng đánh nhau là chuyện riêng trong gia đình không liên quan đến người khác và không ai có quyền can thiệp.
- Do tức giận không làm chủ được bản thân thường hay giải quyết bằng hành động
- Do không được trang bị những kĩ năng sống cần thiết để kiềm chế các hành vi bạo lực nên những lúc giận dữ họ hay giải quyết bằng nắm đấm chứ không phải bằng lời lẽ
- Có những người chồng gia trưởng hay phản ứng với vợ bằng bạo lực
- Do nghiện ngập: Nghiện rượu và ma túy dễ đưa người ta đến bạo lực bởi nó làm thay đổi suy nghĩ con người. Mỗi lần suy nghĩ con người mất khả năng tự chủ làm cho con người trở nên thô bạo hơn, không cần suy nghĩ gì về hành vi của mà đã biến mâu thuẫn thành bạo lực.
- Do khó khăn về kinh tế hoặc do chơi cờ bạc cũng rất dễ bị xung đột cãi cọ rồi sinh ra bạo lực.
- Do ghen tuông
4. Hậu quả bạo lực gia đình để lại
- Bạo lực gia đình đem đến những hậu quả nặng nề về thể xác, tinh thần của con người cho ở hành động nào, mức độ nào thì nó cũng gây nguy hại về tinh thần
- Hôn nhân gia đình tan vỡ
- Làm giảm lực lượng lao động trong xã hội, tăng số người bị bệnh tật
- Ảnh hưởng đến kinh tế: Việc chữa trị cho người bị bạo hành tốn kém nhiều
5. Biện pháp khắc phục
- Bạo lực gia đình là vấn đề bức xúc của xã hội đòi hỏi mỗi chúng ta phải có biện pháp phòng chống và hạn chế. Tuy nhiên nạn phân biệt đối xử trọng nam khinh nữ, quan niệm gia trưởng vẫn còn tồn tại nhiều trong xã hội chúng ta. Vì vậy rất khó để xóa bỏ được tệ nạn này.
- Mặt khác do nhận thức về pháp luật của một số người còn hạn chế, một số xã, huyện thuộc vùng sâu vùng xa cần phải có cách tuyên truyền đến từng hộ dân.
- Cả cộng đồng cần chung tay giải quyết, xem xét và nhận thức được đây là vấn đề quan trọng cần xã hội quan tâm và yêu cầu sự vào cuộc của tất cả cơ quan chức năng.
- Tuyên truyền sâu rộng bộ luật “bình đẳng giới” tới cộng đồng và từng gia đình
- Hoàn thành tốt chương trình ”toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục” đối với tất cả chúng ta. Giúp chúng ta nhận thức được rằng bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc xây dựng luật đặc biệt là luật phòng chống bạo lực gia đình.
III. Kết bài:
- Bạo lực gia đình làm tổn hại đến thể chất và tinh thần của con người vì vậy chúng ta cần phải loại bỏ ngay hành vi này để cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình tốt đẹp hơn.