Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về đức tính chăm chỉ

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về đức tính chăm chỉ

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về đức tính chăm chỉ gồm 2 mẫu chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được cấu trúc, nhanh chóng hoàn thiện bài văn Nghị luận về đức tính chăm chỉ thật hay.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về đức tính chăm chỉ

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về đức tính chăm chỉ

Chăm chỉ là đức tính tốt cần phát huy, sẽ giúp con người tiến xa hơn trong cuộc sống, hoàn thành công việc một cách tối ưu. Người chăm chỉ, cần cù luôn được mọi người xung quanh tin yêu, quý trọng. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Lập dàn ý Nghị luận về đức tính chăm chỉ

    Dàn ý nghị luận xã hội về đức tính chăm chỉ

    I. Mở bài

    • Thomas Edison đã từng nói: “Thiên tài một phần trăm là cảm hứng và chín mươi chín phần trăm là mồ hôi”.
    • Quả vậy, để gặt hái được thành công, con người phải luôn cố gắng không ngừng nghỉ.
    • Đức tính chăm chỉ vô cùng cần thiết trong cuộc sống.

    II. Thân bài

    1. Giải thích

    – Chăm chỉ là sự cố gắng, nỗ lực làm một việc đó để đạt được kết quả tốt.

    – Người chăm chỉ, cần cù thì không ngại khó khăn, gian khổ và luôn kiên trì đến khi đạt được thành quả mới dừng lại.

    – Biểu hiện:

    • Luôn cố gắng hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ cho dù phải mất nhiều thời gian.
    • Không ngừng học hỏi, tìm tòi và rèn luyện đến khi đạt được kết quả tốt nhất.
    • Kiên trì với những mục tiêu mà bản thân đã đề ra và hoàn thành nó.

    2. Bình luận

    – Chăm chỉ là một đức tính quý giá của con người.

    – Ý nghĩa, vai trò của đức tính chăm chỉ:

    • Giúp cho con người đạt được những điều mình mong muốn trong cuộc sống.
    • Rèn luyện đức tính kiên nhẫn cho mỗi người.
    • Ông cha ta có câu “cần cù bù thông minh”, sự kiên trì bền bỉ cũng đóng vai trò quan trọng không kém so với tài năng.

    – Tuy nhiên, có những người lười biếng, ỷ lại và không chịu cố gắng thì sẽ không thu được kết quả tốt.

    3. Liên hệ bản thân

    • Là một học sinh, bản thân tôi cũng cố gắng học tập thật chăm chỉ.
    • Tích cực rèn luyện nâng cao kiến thức, kĩ năng sống và cả thể chất.

    III. Kết bài

    • Quả thật, đức tính cần cù chăm chỉ vô cùng quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại của con người.

    Dàn ý nghị luận về đức tính chăm chỉ

    1. Mở bài

    Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: đức tính chăm chỉ cần cù.

    Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

    2. Thân bài

    a. Giải thích

    Chăm chỉ cần cù: nỗ lực học tập, lao động không ngừng nghỉ; luôn sẵn sàng tìm tòi, mày mò những điều mới mẻ, cố gắng hơn người khác trong cuộc sống → là một đức tính tốt đẹp mà con người ai cũng cần rèn luyện.

    b. Phân tích

    – Biểu hiện của người chăm chỉ cần cù:

    • Luôn nỗ lực vươn lên trong học tập, trong cuộc sống, tích cực trau dồi bản thân theo chiều hướng tốt đẹp để trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội.
    • Biết giúp đỡ mọi người xung quanh từ việc nhỏ đến việc lớn trong khả năng của mình: phụ giúp cha mẹ công việc nhà, giúp đỡ bạn bè, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
    • Biết sắp xếp cuộc sống cá nhân của mình, có thời gian biểu hợp lí, không lãng phí thời gian vào những việc vô ích, luôn khiến bản thân mình bận rộn.

    – Ý nghĩa của việc chăm chỉ cần cù:

    • Giúp bản thân ta tốt lên, trau dồi được nhiều đức tính tốt đẹp khác cũng như hoàn thiện mình theo chiều hướng tích cực hơn.
    • Cần cù chăm chỉ sẽ giúp con người tiến xa hơn trong cuộc sống, sẽ giúp ta hoàn thành công việc một cách tối ưu và khi tối ưu hóa được cuộc sống thì cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
    • Sống cần cù chăm chỉ sẽ góp phần lan tỏa những thông điệp tốt đẹp ra cộng đồng, sẽ giúp cho cộng đồng ngày càng tốt đẹp hơn.

    c. Chứng minh

    Học sinh tự lấy những dẫn chứng về những con người chăm chỉ, cần cù, biết vươn lên trong cuộc sống để minh họa cho bài làm văn của mình.

    d. Phản đề

    Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người lười biếng, quen thói dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, không chủ động trong cuộc sống của chính mình khiến cho công việc dồn đống không được giải quyết hoặc giải quyết sơ sài.

    3. Kết bài

    Khái quát lại vấn đề nghị luận: đức tính cần cù chăm chỉ, đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *