Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh gồm 2 mẫu chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được cấu trúc, nhanh chóng hoàn thiện bài văn Nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh thật hay.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh

Thuốc lá điện tử là chất gây nghiện, có sức tàn phá nặng nề, hủy hoại sức khỏe người dùng. Việc hút thuốc lá điện tử trong môi trường học đường đang có chiều hướng gia tăng nhanh chóng. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để có thêm nhiều ý tưởng mới cho dàn ý của mình đầy đủ hơn:

Lập dàn ý Nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh

    Dàn ý nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh – Mẫu 1

    1. Mở bài

    Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: việc hút thuốc lá điện tử ở học sinh hiện nay.

    2. Thân bài

    a. Khái niệm

    Thuốc lá điện tử là thiết bị chạy bằng pin dùng để làm nóng dung dịch lỏng chứa nicotine, biến dung dịch này thành hơi để người hút có thể hít vào phổi. Một số thuốc lá điện tử nhìn bề ngoài có hình dáng giống với thuốc lá điếu truyền thống hay xì gà. Những loại khác trông giống như bút hoặc ổ đĩa flash hoặc có những thiết kế hoàn toàn khác lạ.

    b. Thực trạng

    Có rất nhiều em học sinh hút thuốc lá điện tử trong và ngoài khuôn viên trường học. Việc hút thuốc lá điện tử hiện nay đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ.

    • Năm 2019, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử ở nhóm học sinh tuổi từ 13-17 tại Việt Nam là 2,6%.
    • Năm 2020, theo Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá năm 2020 tại 34 tỉnh, thành phố của Việt Nam, tỷ lệ nam giới trưởng thành hiện đang sử dụng thuốc lá điện tử là 5,6%, nữ giới trưởng thành sử dụng thuốc lá điện tử là 1%.
    • Một nghiên cứu khác tại Hà Nội do Viện Chiến lược và Chính sách y tế tiến hành năm 2020 cho thấy, tỷ lệ đang sử dụng thuốc lá điện tử ở học sinh lớp 8-12 là 8,35% (nữ là 4,8%, nam là 12,39%), ở học sinh lớp 10-12 là 12,6%.

    c. Nguyên nhân

    Chủ quan: do người dân thiếu ý thức, hiểu biết về tác hại của thuốc lá điện tử hoặc muốn thể hiện bản thân mình (sành điệu, là dân chơi).

    Khách quan: do tác động của bên ngoài, người xung quanh, bạn bè rủ rê hút nên hút theo.

    d. Hậu quả

    Khói thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi, gây ung thư phổi, rụng tóc và đục nhân mắt.

    Thuốc lá điện tử có tác hại tương tự thuốc lá: gây ra 90% trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ.

    Hút thuốc lá điện tử làm giảm tuổi thọ ở nam và ở phụ nữ. Những bệnh gây ra do thuốc lá không những làm giảm tuổi thọ mà còn lấy đi chất lượng sống của bạn nhiều năm trước khi chết do nó hạn chế các hoạt động vì khó thở, mệt mỏi khi vận động, làm việc, vui chơi.

    Hút thuốc thụ động gây nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em. Ở người lớn, hút thuốc lá thụ động gây ung thư phổi, ung thư vú, các bệnh về tim mạch, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, dễ sinh non. Ở trẻ em, phơi nhiễm khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, hen suyễn, kém phát triển chức năng phổi…

    e. Giải pháp

    Mỗi cá nhân cần tự nhận thức đúng đắn được tác hại của thuốc lá điện tử đồng thời không sử dụng thuốc lá.

    Nhà nước cần có biện pháp tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử và xử lí nghiêm những tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng.

    3. Kết bài

    Khẳng định lại tác hại của thuốc lá điện tử và rút ra bài học cho bản thân.

    Dàn ý nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh – Mẫu 2

    A. Mở bài

    • Giới thiệu về hiện tượng hút thuốc lá điện tử

    B. Thân bài

    1. Thực trạng

    • Ở Mỹ từ năm 2011 đến 2018 số lượng thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử đã tăng từ 1,5% lên mức 27,5%. Từ năm 2017 đến năm 2018 việc sử dụng thuốc lá điện tử đã tăng 135% ở học sinh THPT.
    • Tại Việt Nam năm 2015, tỷ lệ người đã từng sử dụng TLĐT là 1,1% và 0,2% hiện đang sử dụng. (Nguồn: GAT 2015). Theo điều tra sức khoẻ học đường 2019: tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử độ tuổi 13-17 là 2,6%.
    • Sử dụng thuốc lá điện tử có xu hướng gia tăng ở các thành phố lớn, trong nhóm có mức sống khá và trong giới trẻ.

    2. Hậu quả

    • Thuốc lá điện tử có hại cho cả người dùng và người xung quanh.
    • Đặc biệt thuốc lá điện tử hấp dẫn với trẻ em và vị thành niên, tăng nguy cơ bắt đầu sử dụng thuốc lá; Có nguy cơ ngộ độc không chú ý và gây chấn thương do phát nổ
    • Tiếp xúc lâu sẽ tăng nguy cơ gây các bệnh như ung thư, tim mạch, hô hấp và các bệnh nguy hiểm khác.
    • Gây hội chứng tổn thương hô hấp cấp, tử vong.

    3. Cách khắc phục

    • Các gia đình cũng cần tăng cường giám sát con em mình, tránh xa thuốc lá điện tử.
    • Các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác quản lý lĩnh vực kinh doanh thuốc lá điện tử, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng về tác hại mà thuốc lá nói chung và thuốc lá điện tử có thể gây ra.

    C. Kết bài

    • Nêu cảm nghĩ

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *