Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về tinh thần tương thân tương ái gồm 2 mẫu chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được cấu trúc, nhanh chóng hoàn thiện bài văn Nghị luận tương thân tương ái thật hay.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về tinh thần tương thân tương ái
Tinh thần tương thân tương ái chính là tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ngày càng học tốt môn Văn 9.
Dàn ý Nghị luận về tinh thần tương thân tương ái hay nhất
Lập dàn ý Nghị luận về tinh thần tương thân tương ái
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: tinh thần tương thân tương ái
2. Thân bài
a. Giải thích
Tương thân tương ái: là tình yêu thương giữa con người với con người, sự sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn. Rộng hơn nữa chính là tình đồng bào, tinh thần đoàn kết.
Tương thân tương ái là một trong những tình cảm, hành động cao đẹp của con người mà mỗi chúng ta cần có để giúp cho xã hội phát triển bền vững, tốt đẹp hơn.
b. Phân tích
– Biểu hiện của người có tinh thần tương thân tương ái:
Luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn, hoạn nạn mà không mưu cầu lợi ích cho bản thân.
Sống chan hòa, yêu thương với mọi người xung quanh, cho đi mà không cần mong nhận lại.
Bỏ qua cái tôi cá nhân, hướng đến lợi ích chung của mọi người, biết bỏ qua tư lợi cá nhân để phát triển tốt đẹp cái chung.
– Ý nghĩa, vai trò của tinh thần tương thân tương ái trong cuộc sống:
Khi chúng ta sống với tinh thần tương thân tương ái thì không chỉ người được chúng ta giúp đỡ trở nên tốt hơn mà chính bản thân ta cũng trở nên tốt hơn, vui vẻ hơn.
Một con người có tâm thiện, có tinh thần tương thân tương ái sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Nếu xã hội ai cũng có tấm lòng “tương thân tương ái” thì xã hội sẽ được lan tỏa nhiều điều tốt đẹp.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống có lòng thương người, tinh thần tương thân tương ái để minh họa cho bài làm của mình.
d. Phản đề
Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người sống với thái độ thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác, chỉ biết đến bản thân mình. Lại có những người ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình,… những người này khó cảm nhận được tình cảm ấm áp của con người và cần phải sửa đổi nếu muốn cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.
3. Kết bài
Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của tinh thần tương thân tương ái; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Dàn ý Nghị luận về tinh thần tương thân tương ái
1. Mở bài:
- Tinh thần tương thân, tương ái là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.
2. Thân bài:
* Thế nào là tinh thần tương thân, tương ái?
Là sự quan tâm, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống giữa con người với con người.
* Vì sao ta cần phải có tinh thần tương thân, tương ái?
- Tinh thần tương thân, tương ái thể hiện phẩm chất, nhân cách cao quý của con người, là biểu hiện của tình yêu thương.
- Tinh thần tương thân, tương ái giúp gắn kết con người lại với nhau, tạo ra sức mạnh vật chất lẫn tinh thần để vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
- Tinh thần tương thân, tương ái giúp con người sống nhân ái hơn.
- Sống không có tinh thần tương thân, tương ái, thể hiện sự vô cảm của con người, con người sẽ bị tách biệt khỏi tập thể.
- Tinh thần tương thân, tương ái thể hiện lối sống trọng tình, trọng nghĩa của dân tộc ta.
* Học sinh thể hiện tinh thần tương thân, tương ái như thế nào?
– Người có tinh thần tương thân, tương ái là người sống có tấm lòng nhân nghĩa, có phẩm chất đạo đức tốt đẹp:
- Trong gia đình: yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ; sống hòa hợp, gắn bó với anh, chị, em; biết nhường nhịn lẫn nhau,..
- Trong nhà trường: kính trọng, yêu mến thầy cô giáo, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè,…
- Ngoài xã hội: biết cảm thông, chia sẻ với hoàn cảnh của người nghèo khó; biết tương trợ, giúp đỡ đồng bào vùng thiên tai, lũ lụt,…
– Nhận thức: Biết tương thân, tương ái, giúp đỡ người khác trong khó khăn, hoạn nạn là việc làm tốt đẹp, cần tuyên dương, ngợi khen và lan tỏa trong cộng đồng. Thế nhưng, lòng tốt cũng cần phải đặt đúng chỗ, giúp đúng người, đúng việc, đừng để lòng tốt của mình bị kẻ xấu lợi dụng.
* Phê phán: Trong xã hội ngày nay vẫn còn những kẻ chỉ biết nghĩ đến quyền lợi của bản thân mình, thờ ơ, vô cảm trước hoàn cảnh khó khăn, nỗi khổ đau của người khác. Những người như thế thật đáng chê trách.
* Bài học: Không có gì đẹp bằng ánh sáng của lòng nhân ái. Hãy biết yêu thương, giúp đỡ người khác.
3. Kết bài:
- Khẳng định: Tinh thần tương thân, tương ái là truyền thống tốt đẹp, quý báu của dân tộc ta. Tương thân, tương ái là phẩm chất cần có ở mỗi con người.
- Liên hệ: Chúng ta hôm nay cần phải gìn giữ và phát huy tinh thần tốt đẹp ấy trong thời đại ngày nay.