Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về tri thức là sức mạnh (3 mẫu)

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về tri thức là sức mạnh (3 mẫu)

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về tri thức là sức mạnh gồm 3 mẫu chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được cấu trúc, nhanh chóng hoàn thiện bài văn Nghị luận xã hội về tri thức là sức mạnh thật hay.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về tri thức là sức mạnh (3 mẫu)

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về tri thức là sức mạnh (3 mẫu)

Câu nói “Tri thức là sức mạnh, ai có tri thức người đó có sức mạnh” như một lời khẳng định sức mạnh của tri thức trong cuộc sống. Chính tri thức giúp con người vươn tới những điều mới mẻ, khám phá ra chân trời mới để hoàn thiện bản thân. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Lập dàn ý Nghị luận về tri thức là sức mạnh

    Dàn ý nghị luận xã hội về tri thức là sức mạnh

    1. Mở bài

    Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tri thức là sức mạnh.

    Lưu ý: học sinh được tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.

    2. Thân bài

    a. Giải thích

    Tri thức: là kho tàng kiến thức khổng lồ mà con người đã tích lũy được nhiều năm nay, được lưu trữ dưới dạng sách vở hoặc thông tin. Tri thức của mỗi con người là chính là những gì mà con người tích lũy được thông qua quá trình học tập, nghiên cứu.

    b. Phân tích

    Con người muốn thành công, tạo được thành tựu cho bản thân, xây dựng xã hội tốt đẹp thì chúng ta phải học tập, trau dồi kiến thức.

    Tri thức giúp con người vươn tới những điều tưởng chừng như không thể, khám phá ra những chân trời mới, những điều thú vị, kì vĩ của thiên nhiên, của vũ trụ.

    Nếu con người sống mà không có tri thức, không có kiến thức, không có kế hoạch, mục tiêu thì sẽ thụt lùi so với xã hội và trở nên thấp kém, kéo theo đó là cuộc sống đi xuống.

    Tri thức là cốt lõi để xã hội này phát triển.

    c. Chứng minh

    Học sinh tự lấy dẫn chứng về những tấm gương tích cực trau dồi tri thức và khiến cho cuộc sống, xã hội tốt đẹp hơn.

    Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, được nhiều người biết đến.

    d. Phản đề

    Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người vẫn chưa có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của kiến thức, lại có những người không cố gắng trau dồi để hoàn thiện bản thân mình để cống hiến cho xã hội,… những người này cần bị thẳng thắn phê phán, chỉ trích.

    3. Kết bài

    Khái quát lại vấn đề nghị luận: tri thức là sức mạnh; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

    Dàn ý nghị luận tri thức là sức mạnh

    1. Mở bài

    Trong bất kì xã hội hay thời kỳ nào thì vai trò của trí thức đến vô cùng quan trọng. Đặc biệt, trong xã hội ngày nay, tri thức thực sự ngày càng khẳng định được vai trò lớn của mình đối với đời sống con người.

    2. Thân bài

    * Khái niệm:

    • Tri thức là những hiểu biết về khoa học, văn học, lịch sử, đời sống xã hội mà con người chiếm lĩnh được.
    • Là những hiểu biết của nhân loại được đúc kết quả hàng trăm thế kỷ phát triển từ thời xa xưa đến ngày nay.

    * Vai trò của tri thức trong cuộc sống

    – Trong quá khứ đã có biết bao hào kiệt anh tài với tài ba thao lược, võ giỏi, văn hay, tri thức sâu rộng nhờ đó mà ta lực lượng yếu vẫn thắng địch giành lại độc lập cho dân.

    – Ngày nay, khi đất nước được thái bình tri thức rất cần thiết trong việc phát triển quốc gia, dân tộc:

    • Về chính trị: Cần phải được xây dựng vững mạnh, ổn định, cần những người lãnh đạo có năng lực, tầm nhìn lớn.
    • Về kinh tế: Giữ vị trí số một trong phát triển nền kinh tế tri thức, đưa đất nước sánh vai với cường quốc trên thế giới.
    • Đối với xã hội, văn hoá giáo dục, tri thức cũng góp tiếng nói của mình vào sự ổn định phát triển.

    * Đối với bản thân mỗi người:

    • Tri thức mang lại cuộc sống đủ đầy, nâng cao chất lượng đời sống và sống có ích.
    • Tri thức mang đến những chân trời mới của cuộc sống, con người khẳng định được bản thân là nhờ có tri thức.
    • Tri thức giúp bản thân ngày càng hoàn thiện hơn, biết lựa chọn những tinh hoa để tiếp nhận, rời xa những xấu xa, ích kỉ, nhỏ nhen tầm thường trong cuộc sống, biết ” gạn đục khơi trong”, biết yêu thương nhiều hơn.

    → Tri thức là hành trang thiết yếu mà mỗi người cần có trên đường đời.

    * Mở rộng:

    • Trên thực tế, ta vẫn thấy nhiều bạn trẻ chỉ mải mê ăn chơi, đua đòi mà không học hành.
    • Chúng ta là những người trẻ, những hy vọng tương lai của nước nhà, cần hiểu được tầm quan trọng của trí thức, cố gắng học tập thật giỏi, trau dồi, rèn luyện cả đạo đức, tri thức để phát triển toàn diện

    3. Kết bài

    “Tri thức là sức mạnh”, hãy trau dồi tri thức để mang đến sức mạnh cho chính mình, cho quốc gia, dân tộc mình. Hãy là một vì sao lấp lánh tài năng, bản lĩnh và một trái tim đẹp.

    Lập dàn ý nghị luận về tri thức là sức mạnh

    I. Mở bài:

    • Dẫn dắt câu nói “Tri thức là sức mạnh”

    II. Thân bài:

    * Tri thức là gì?

    • Tri thức là hệ thống bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả hay kỹ năng, kinh nghiệm có được nhờ trải nghiệm thực tiễn hay thông qua giáo dục.

    * Người có tri thức là người như thế nào?

    • Là người đã tích lũy được một lượng tri thức đủ lớn để làm việc và sáng tạo.

    * Tại sao có tri thức thì có sức mạnh?

    • Tích lũy và kế thừa tri thức theo thời gian vốn là bản chất của xã hội loài người.
    • Không ai có thể phủ nhận sức mạnh làm thay đổi thế giới của tri thức.

    * Muốn có được sức mạnh của tri thức ta phải làm gì?

    • Phải biết tự giác học tập.
    • Biết sàng lọc tri thức, lựa chọn cái phù hợp.
    • Vận dụng tri thức được học vào những việc hữu ích, tạo ra lợi ích.

    III. Kết bài:

    • Cách tốt nhất để chúng ta có được tri thức là học tập, không có tri thức ta không có được thành công.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *