Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận xã hội về tình phụ tử (3 mẫu)

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận xã hội về tình phụ tử (3 mẫu)

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận xã hội về tình phụ tử gồm 3 mẫu chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được cấu trúc, nhanh chóng hoàn thiện bài văn Nghị luận về tình phụ tử thật hay.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận xã hội về tình phụ tử (3 mẫu)

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận xã hội về tình phụ tử (3 mẫu)

Tình phụ tử là tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc của người cha đối với con và sự đền ơn đáp nghĩa, kính trọng của con cái dành cho cha mình. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để có thêm nhiều ý tưởng mới cho dàn ý của mình đầy đủ hơn:

Lập dàn ý Nghị luận xã hội về tình phụ tử

    Dàn ý Nghị luận xã hội về tình phụ tử – Mẫu 1

    1. Mở bài

    • Giới thiệu vấn đề nghị luận về tình phụ tử trong cuộc sống.
    • Có thể đi từ vai trò cùng ý nghĩa của tình phụ tử thiêng liêng.

    2. Thân bài

    • Nêu định nghĩa, khái niệm tình phụ tử là gì?.
    • Tìm hiểu những biểu hiện của tình phụ tử.
    • Ý nghĩa, vai trò của tình phụ tử với mỗi người.
    • Phê phán những suy nghĩ lệch lạc về tình phụ tử.
    • Nêu bài học rút ra khi nghị luận xã hội về tình phụ tử.

    3. Kết bài

    • Khái quát về vấn đề cần nghị luận, nêu giá trị của tình phụ tử.
    • Thể hiện, bày tỏ những suy nghĩ khi nghị luận về tình phụ tử.

    Dàn ý Nghị luận xã hội về tình phụ tử – Mẫu 2

    1. Mở bài

    • Khái quát về tình phụ tử
    • Là một tình cảm thiêng liêng, không kém tình mẫu tử.

    2. Thân bài

    – Thế nào là tình phụ tử?

    • Phụ: cha, tử: con => Tình phụ tử: Tình cha con, tình cảm thiêng liêng giữa hai người.
    • Tình cảm đó là sự gắn kết yêu thương, chăm sóc của cha dành cho con và ngược lại.

    – Bàn luận:

    + Tình phụ tử là tình cảm thiêng liêng nhất trong đời người, có vai trò đặc biệt:

    • Tấm lòng cha cao cả, bao dung mọi lỗi lầm của ta
    • Tình phụ tử: một trong những đạo lý truyền thống sâu sắc nhất của dân tộc ta.

    + Tình phụ tử đối với mỗi người trong cuộc sống:

    • Có cha: được che chở, chăm sóc, được dạy dỗ bởi sự mạnh mẽ
    • Cha luôn yêu thương ta bằng cách đặc biệt nhất
    • Dẫn chứng: Người cha Tây Nguyên dẫn con đi khám bệnh ở Sài Gòn, Người cha trong “chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng, …
    • Không có cha che chở, đó là một sự thiệt thòi của đời người

    + Vai trò của tình phụ tử:

    • Giúp con cái đi đúng đường trong cuộc sống
    • Giúp con cái thức tỉnh khi vấp ngã trong cuộc đời

    – Trách nhiệm của chúng ta:

    • Phải tôn trọng, giữ gìn tình cảm thiêng liêng đó
    • Luôn cố gắng học tập, ngoan ngoãn để báo đáp công ơn của cha
    • Chăm sóc an ủi cha
    • Không có những hành động vô lễ, bất kính bất hiếu với cha.

    – Phản đề:

    • Thực trạng: còn một số người coi thường cha mẹ, bất hiếu, không trân trọng tình phụ tử
    • Dẫn chứng: Người đàn ông Hà Nội cùng vợ đuổi cha ra ngoài đường trong đêm.
    • Cần lên án hành động này.

    3. Kết bài

    • Khẳng định lại vấn đề
    • Hãy luôn trân trọng tình phụ tử thiêng liêng này

    Dàn ý Nghị luận xã hội về tình phụ tử – Mẫu 3

    1. Mở bài

    Giới thiệu vấn đề vấn đề cần nghị luận: tình phụ tử.

    2. Thân bài

    a. Giải thích

    Tình phụ tử: là tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc của người cha đối với con và sự đền ơn đáp nghĩa, sự yêu quý, kính trọng của con cái dành cho người cha của mình.

    b. Phân tích

    • Cha là những người sinh thành, nuôi dưỡng giáo dục, bao bọc chúng ta nên việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để báo đáp công ơn đó.
    • Mỗi người con khi yêu thương cha sẽ tạo nên những đức tính tốt đẹp khác đồng thời tạo giúp cho gia đình luôn tràn ngập tình yêu thương.
    • Việc đối xử, thể hiện tình cảm với cha mình thể hiện phẩm chất, nhân cách của người đó.

    c. Bàn luận

    Tình phụ tử được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau:

    • Người cha: yêu thương, quan tâm chăm sóc đến người con của mình, ân cần dạy bảo để con thành người, nghiêm khắc trước những lỗi sai của con mình. Tình cảm cha dành cho con không được thể hiện rõ như tình mẫu tử nhưng nó luôn thường trực.
    • Người con: yêu thương, tôn trọng, hiếu thảo với cha mình; nghe theo những lời khuyên bảo của cha; có những hành động đền ơn đáp nghĩa với cha mình.

    d. Dẫn chứng

    Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm của mình.

    Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, được nhiều người biết đến.

    e. Phản biện

    Trong xã hội có nhiều người con tuy mang ơn nghĩa to lớn của cha nhưng lại có hành động không đúng đắn: cãi lời cha mẹ, bất hiếu (không phụng dưỡng lúc về già, thậm chí là có hành động chửi bới, đánh đập,…) những người này đáng bị xã hội lên án, phê phán.

    3. Kết bài

    Khẳng định lại tầm quan trọng của tình phụ tử đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *