Văn mẫu lớp 9: Dàn ý phân tích khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý phân tích khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý phân tích khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận gồm 2 dàn ý chi tiết, hay nhất. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được cấu trúc, biết cách lập dàn ý cho bài văn phân tích khổ thơ cuối cùng thật hay.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 9: Dàn ý phân tích khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý phân tích khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

Khổ thơ cuối Đoàn thuyền đánh cá miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong câu hát hân hoan, phấn khởi với những khoang thuyền đầy ắp cá. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt kiến thức Ngữ văn 9, ôn thi vào lớp 10 hiệu quả.

Lập dàn ý phân tích khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

    Dàn ý phân tích khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

    A. Mở bài

    – Giới thiệu tác giả: Huy Cận

    • Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
    • Phong cách sáng tác: Trước cách mạng tháng Tám, ông viết nhiều về thiên nhiên, vũ trụ. Tất cả đều gợi nỗi buồn của một con người gắn bó với quê hương, đất nước nhưng cô đơn bất lực. Sau Cách mạng tháng Tám, những vần thơ của ông trở nên sôi động, huyên náo hơn.

    – Giới thiệu tác phẩm: “Đoàn thuyền đánh cá“: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá“ viết năm 1958, trong thời gian ông đi thực tế ở Hòn Gai – Quảng Ninh, được in trong tập “Trời mỗi ngày mỗi sáng”.

    – Giới thiệu khái quát về khổ thơ cuối của bài thơ.

    B. Thân bài

    – Sau một đêm đánh cá vất vả đoàn thuyền lại trở về vào lúc bình minh:

    “Câu hát căng buồm cùng gió khơi
    Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”

    • Câu thơ “câu hát căng buồm” với gió khơi, gần như nguyên vẹn câu thơ trong khổ đầu tiên. Đây là lần thứ ba tiếng hát vang lên. Tiếng hát biểu hiện cho niềm vui của những người đánh cá khi được hưởng thành quả rực rỡ sau một đêm lao động vất vả. Tiếng hát ấy vang lên hùng tráng khi đoàn thuyền đang rẽ sóng trở về.
    • Nhà thơ nhân hóa “đoàn thuyền” đang “chạy đua cùng mặt trời, chạy đua cùng thời gian. Hai tiếng “chạy đua” cho ta thấy những người đan chài mặc dù suốt đêm làm việc không mệt mỏi nhưng sức lực của họ vẫn dồi dào, khí thế của họ vẫn mạnh mẽ.

    – Vẻ đẹp tráng lệ của bình minh trên biển được nhà thơ miêu tả sinh động qua biện pháp nhân hóa “mặt trời đội biển” gợi cảm giác thần thoại. Mặt trời có sức mạnh lớn lao, dường như nó đang đội biển mà lên và cái “màu biển” là màu hồng bình minh, là lời chào đón của thiên nhiên với những người lao động cần cù.

    – Hình ảnh “mắt cá huy hoàng” vừa là thành quả lao động, vừa gợi ra niềm vui, niềm tự hào của những người lao động và cuộc sống mới đầy tốt đẹp đang mở ra trước mắt.

    C. Kết bài

    • Khẳng định giá trị của tác phẩm
    • Tình cảm của em dành cho tác phẩm

    Dàn ý phân tích khổ cuối Đoàn thuyền đánh cá

    1. Mở bài

    • Giới thiệu tác giả Huy Cận, bài thơ Đoàn thuyền đánh cá và khổ thơ cuối.

    2. Thân bài

    a. Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá quay trở về:

    • Thời gian: Sáng sớm
    • Không gian: Biển cả mênh mông
    • Đoàn thuyền đánh cá trở về trong niềm vui hân hoan khi thu được những mẻ cá bội thu.
    • Khoang nặng đầy cá nhưng thuyền vẫn lướt đi phơi phới như đang chạy đua với mặt trời  “Đoàn thuyền chạy đua với mặt trời”.
    • “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”: tiếng hát hân hoan, rộn rã đưa con thuyền trở về.

    => Câu hát là sức mạnh cùng với ngọn gió làm căng buồm cho thuyền lướt nhanh trở về như đang thi với thiên nhiên.

    b. Cảnh bình minh huy hoàng

    – Bình minh lên “mặt trời đội biển” nhô lên trong một ngày mới tạo nên vẻ đẹp của thiên nhiên vũ trụ kỳ vĩ, tráng lệ.

    – Nhịp tuần hoàn của vũ trụ từ hoàng hôn đến bình minh cũng là thời gian của chuyến ra khơi rồi trở về của đoàn thuyền đánh cá.

    Thành quả lao động:

    • “Mắt cá huy hoàng”: thể hiện thành quả lao động suốt hành trình muôn dặm ngoài biển khơi.
    • Niềm tự hào, vui say trong lao động với hy vọng một cuộc sống tươi đẹp huy hoàng trước mắt.

    3. Kết bài

    Khẳng định giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của khổ thơ, bài thơ.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *