Viết đoạn văn nghị luận về giữ chữ tín tuyển chọn 4 mẫu ngắn gọn, đặc sắc nhất, giúp các em học sinh lớp 9 cảm nhận sâu sắc hơn về vai trò, ý nghĩa của việc giữ chữ tín trong cuộc sống.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn nghị luận về giữ chữ tín (4 mẫu)
“Một lần bất tín, vạn lần mất tin” khi chúng ta đã để mất lòng tin ở người khác thì không gì có thể lấy lại được, vậy nên trong cuộc sống chúng ta phải biết coi trọng chữ tín. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm đoạn văn về bản lĩnh, lòng vị tha… để rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận thật hay.
Viết đoạn văn nghị luận về giữ chữ tín trong cuộc sống
Đoạn văn nghị luận về giữ chữ tín – Mẫu 1
“Giữ chữ tín là chỉ nên giữ đúng lời hứa với người thân còn người khác thì không” đó là quan điểm sai trái nhất từ trước đến giờ tôi từng thấy. Xưa nay, chữ tín luôn là phẩm chất cao quý trong đời sống xã hội. Để là một người giữ chữ tín đối với mọi người cần phải coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng.Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau. Nếu chỉ giữ lời hứa với người thân thì sẽ không dễ dàng hoà hợp với mọi người bên ngoài. Vì vậy không phải cần giữ lời hứa với người thân mà phải là tất cả mọi người.
Đoạn văn nghị luận về giữ chữ tín – Mẫu 2
Khổng Tử nói: “Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã” (Người mà không giữ chữ tín thì không biết có thể thành người được không?). Chữ tín cũng quan trọng giống như sinh mệnh thứ hai của con người. Người có đức tín thì lời nói của người ấy phù hợp với hành vi, nói sao làm vậy, để tạo niềm tin nơi người khác. Trong Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, đức Tín tuy đứng ở hàng thứ năm nhưng lại rất quan trọng bởi vì hỗ trợ cho cả bốn đức trên. Đức tín là mấu chốt cho mọi người tín nhiệm vào. Người không có đức tín (không tạo được niềm tin) cũng thành người vô dụng.Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy tiền nhiệm của người khác đối với mình đoàn kết dễ dàng hợp tác. Chính niềm tin tưởng sẽ tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người. Tinh thần đoàn kết, tin cậy, tín nhiệm để dễ dàng hợp tác hơn trong công việc. Những công việc được diễn biến suôn sẻ hơn. Chữ tín chính là tài sản vô giá trong sự hợp tác giữa các công ty. Hãy luôn ghi nhớ câu nói “Nhất độ thất tín vạn sự bất tin” làm kim chỉ nam cho ngày hôm nay của mình để bản thân luôn đặt chữ tín lên hàng đầu giúp cho mình tới sự hoàn hảo.
Đoạn văn nghị luận về giữ chữ tín – Mẫu 3
Một lần bất tín, vạn lần mất tin. Chính chữ tín gìn giữ các mối quan hệ tốt đẹp của con người trong cuộc sống này. Hiểu đơn giản, sống biết giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng. Người biết giữ chữ tín luôn nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau. Bởi thế, người biết giữ chữ tín thường dễ thành công hơn. Ai cũng cần phải biết giữ chữ tín bởi tín nghĩa là yếu tố quan trọng nhất khẳng định danh dự, nhân phẩm của bản thân, gắn kết bản thân với cộng đồng. Người biết giữ chữ tín trong công việc và đời sống mới được người khác tin tưởng, hợp tác, giúp đỡ để thành công. Không giữ chữ tín sẽ bị mọi người xa lánh, khinh bỉ. Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi chúng ta cần phải thực hiện tốt chức trách và trách nhiệm của mình, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong các mối quan hệ với mọi người, không nói nhiều hơn những gì mình có thể làm. Giữ lời hứa không chỉ là giữ lời đã hứa mà còn thể hiện ý thức trách nhiệm và quyết tâm của mình khi thực hiện lời hứa. Đã hứa việc gì rồi, cho dù có bị tổn thất cũng phải giữ đúng lời đã hứa. Đó chính là tín nghĩa ở đời, cần phải thực hiện thật tốt.
Đoạn văn nghị luận về giữ chữ tín – Mẫu 4
Giữ chữ tín là một đức tính quan trọng của con người, bởi xã hội được xây dựng dựa trên lòng tin, mà lòng tin lại được tạo nên từ chữ tín. Khi bạn làm như những gì đã nói, người khác mới tôn trọng và tin tưởng bạn. Không chỉ trong quan hệ người với người xa lạ, trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè, người yêu cũng cần phải giữ chữ tín. Bởi vì hơn hết, mối quan hệ muốn bền lâu thì hai bên mới có thể gắn bó được với nhau. Nếu bạn “một lần bất tín” thì người khác cũng “vạn lần bất tin” và ngược lại. Sau này khi trưởng thành, trong công việc để xây dựng được uy tín là điều rất khó. Và nếu bạn giữ chữ tín, những người khác mới tin tưởng và giao công việc cho bạn.