Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn phân tích khổ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (4 mẫu)

Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn phân tích khổ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (4 mẫu)

Viết đoạn văn phân tích khổ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá gồm 4 mẫu hay, đặc sắc nhất, giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều thông tin bổ ích, nhanh chóng viết đoạn văn thật hay.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn phân tích khổ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (4 mẫu)

Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn phân tích khổ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (4 mẫu)

Khổ 1 bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận đã khắc họa thành công khung cảnh thiên nhiên hoàng hôn đẹp lộng lẫy, cùng niềm say mê lao động của những người ngư dân. Chi tiết mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để có thêm vốn từ, học thật tốt môn Văn 9.

Viết một đoạn văn phân tích khổ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

    Viết đoạn văn phân tích khổ 1 Đoàn thuyền đánh cá

    “Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ đặc sắc của nhà thơ Huy Cận viết về người lao động vùng biển. Đặc biệt, ở khổ thơ thứ nhất, tác giả đã tái hiện khung cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi tấp nập. Đầu tiên, Huy Cận đã gợi lên khung cảnh thiên nhiên lúc chiều tà với hình ảnh “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”. Lúc này, mặt trời đỏ rực như đang dần chìm vào đại dương mênh mông. Ánh sáng của một ngày cũng dần biến mất nhường chỗ cho bóng tối. Bằng việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa “Sóng đã cài then, đêm sập cửa”, nhà thơ đã gợi lên cảnh vạn vật như đang chìm vào giấc ngủ. Khi mà thiên nhiên đi vào trạng thái nghỉ ngơi thì đó lại là lúc đoàn thuyền đánh cá ra khơi. Từ “lại” đã diễn tả hoạt động lặp lại thường xuyên. Công việc của người ngư dân không phải diễn ra trong ngày một, ngày hai mà đó là cả một hành trình dài. Nhưng không vì thế mà người đi biển nản lòng, họ vẫn cất vang “Câu hát căng buồm với gió khơi”. Câu hát mang bao niềm vui, niềm hi vọng về một lần ra khơi thuận buồm xuôi gió. Bằng việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa đặc sắc, nhà thơ Huy Cận đã khéo léo làm nổi bật cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi với sự hùng vĩ, tráng lệ. Qua đây, người đọc phần nào cảm nhận được tình yêu thiên nhiên và con người của nhà thơ.

    Đoạn văn phân tích khổ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

    “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận được coi là khúc tráng ca của những người lao động trên biển. Thông qua khổ thơ thứ nhất của bài thơ, ta có thể thấy được bức tranh thiên nhiên hoàng hôn đẹp lộng lẫy cũng niềm hân hoan khi ra khởi của những người ngư dân biển. Mở đầu bài thơ là hình ảnh của mặt trời khổng lồ, đỏ rực “như hòn lửa” đang dần lặn xuống mặt biển. Những con sóng lăn tăn gợn nhẹ như những chiếc then cài đang đóng cánh cửa ánh sáng để mở ra không gian đêm tối. Trong cảm quan của mình, Huy Cận đã dựng lên hình ảnh của vũ trụ như một ngôi nhà khổng lồ. Khung cảnh hoàng hôn của ngôi nhà vũ trụ được nhà thơ dựng lên đẹp tráng lệ, lộng lẫy đến vô cùng. Tất cả thiên nhiên, vũ trụ bước vào quãng thời gian nghỉ ngơi của mình sau một ngày dài lao động vất vả. Những biện pháp so sánh, nhân hoá được ông vận dụng hết sức ấn tượng với trí tưởng tượng vô cùng phong phú. Ngày khép lại, đêm mở ra là thời điểm mà những đoàn thuyền đánh cá bắt đầu công việc của mình. Họ giăng buồm ra khơi trong niềm vui, phấn khởi, hăng say lao động. Cụm từ “lại ra khơi” diễn tả một hành động lặp lại, quen thuộc, một quy luật hàng ngày của những người lao động nơi đây. Cùng với đó, hình ảnh “câu hát căng buồm cùng gió khơi” là một hình ảnh độc đáo, được xây dựng từ trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ. Những người ngư dân ra khơi với câu hát, tiếng hát khỏe khoắn, vui tươi của họ đã hòa cùng làn gió biển thổi căng cánh buồm ra khơi trong niềm tin về một thành quả lớn. Bốn câu thơ đầu của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được dựng lên bằng những hình ảnh đẹp và tráng lệ cùng với những biện pháp so sánh, nhân hoá, ẩn dụ được sử dụng rất tinh tế. Khổ thơ đầu của bài thơ là cảnh ngày tàn, thế nhưng vẫn ấm áp, vui vẻ, tràn đầy niềm lạc quan. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận đã khắc hoạ con người trong sự hài hoà với thiên nhiên, bộc lộ niềm tự hào của nhà thơ trước những đổi mới của đất nước.

    Đoạn văn phân tích khổ 1 bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

    “Đoàn thuyền đánh cá” là tác phẩm được nhà thơ Huy Cận xây dựng lên từ cảm hứng thiên nhiên vũ trụ cùng cảm hứng về lao động. Khổ 1 của bài thơ đã cho ta thấy cảnh hoàng hôn tráng lệ trên biển cũng như cảnh mà đoàn thuyền đánh cá bắt đầu ra khơi. Mở đầu bài thơ là hình ảnh thiên nhiên kỳ vĩ khi mặt trời từ từ lặn xuống biển. Khi sắc tối dần chiếm lĩnh không gian, mặt trời như một “hòn lửa” đỏ rực, khổng lồ, sáng rực lên giữa không trung. Màn đêm dần buông xuống và những con sóng như những chiếc then cài đóng lại cánh cửa của ánh sáng ban ngày “Sóng đã cài then, đêm sập cửa”. Bằng những hình ảnh nhân hoá và so sánh hết sức mĩ lệ, Huy Cận đã tạo nên một bức tranh hoàng hôn tuyệt đẹp, ở đó, ta thấy được sức nhanh chóng, sự gấp gáp của thiên nhiên để kết thúc một ngày dài. Thế nhưng, sự kết thúc ánh sáng ngày dài lại là mở đầu cho những đoàn thuyền, của con người biển cả. Hình ảnh “đoàn thuyền” cho ta thấy sự đông đúc, nhộn nhịp và tinh thần phấn khởi, lao động hăng say của những người ngư dân. Cụm từ “lại ra khơi” khẳng định quy luật và nhịp lao động hàng ngày diễn ra của làng chài. Đối lập với sự nghỉ ngơi của thiên nhiên vũ trụ, con người lại bắt đầu công việc hành trình đánh bắt cá của mình. Và hoà chung trong niềm hân hoan, hăng say lao động đó là câu hát của những người ngư phủ. Câu hát ấy vang vọng, khoẻ khoắn đã tạo nên sức mạnh, góp cùng cơn gió thổi căng cánh buồm ra khơi. Đây là hình ảnh nhân hoá hết sức đặc sắc được xây dựng bằng chí tưởng tượng vô cùng phong phú của nhà thơ. Những người ngư dân ra khơi trong sự hăng say, phấn khởi cùng với niềm tin sẽ mang về những khoang cá đầy. Bằng những hình ảnh nhân hoá, tưởng tượng độc đáo cùng âm hưởng thơ khoẻ khoắn, hào hùng, Huy Cận đã cho chúng ta thấy được khung cảnh hoàng hôn tráng lệ của vũ trụ cũng như niềm hân hoan, lạc quan, phấn khởi của người lao động ra khơi đánh cá với quyết tâm chinh phục biển cả. Khổ 1 bài thơ nói riêng và bài thơ Đoàn thuyền đánh cá nói chung là một bản hùng ca chứa đựng niềm tự hào của nhà thơ trước thiên nhiên đẹp đẽ, tráng lệ và cuộc sống lao động hăng say của con người.

    Đoạn văn phân tích khổ 1 bài Đoàn thuyền đánh cá

    Huy Cận là một nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ Mới. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được ông sáng tác sau chuyến đi thực tế tại vùng mỏ Quảng Ninh. Khổ đầu của bài thơ đã cho ta thấy khung cảnh hoàng hôn tráng lệ trên biển cùng hình ảnh của đoàn thuyền đánh cá. Bức tranh mở ra bài thơ là bức tranh thiên nhiên hoàng hôn vô cùng kỳ vĩ của vũ trụ. Đó là khung cảnh khi mặt trời đỏ rực “như hòn lửa” đang từ từ lặn xuống đường chân trời của biển cả bao la. Vũ trụ với Huy Cận như một ngôi nhà khổng lồ đang dần bước vào thời gian nghỉ ngơi. Khi “mặt trời xuống biển” thì cũng là lúc màn “đêm sập cửa”, những con sóng “cài then” đóng lại cánh cửa ánh sáng mở ra một không gian của đêm đen bao phủ. Những hình ảnh nhân hoá, so sánh hết sức sống động của nhà thơ đã tái hiện cho chúng ta hình ảnh của một buổi hoàng hôn trên biển tráng lệ vô cùng. Thế nhưng khi thiên nhiên nghỉ ngơi cũng là lúc con người bước vào công việc quen thuộc của mình “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”. Cụm từ “lại ra khơi” cho ta thấy công việc đó vô cùng quen thuộc, là một quy luật của những người ngư dân nơi đây. Hình ảnh “câu hát căng buồm cùng gió khơi” là một hình ảnh được Huy Cận cụ thể hoá. Hoà chung trong không khí hân hoan ra khơi, những người lao động cất lên tiếng hát vui mừng. Những tiếng hát khỏe khoắn ấy hoà cùng với ngọn gió thổi “căng”chiếc buồm của con thuyền ra khơi. Những người ngư dân ra khơi với niềm tin rằng họ sẽ mang về những mẻ cá đầy, những thành quả to lớn. Khung cảnh ngày tàn mở ra bài thơ nhưng không hề u sầu, buồn bã mà trái lại vô cùng hân hoan, vui vẻ. Khổ thơ thứ 1 cùng bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là khúc tráng ca của con người lao động và thiên nhiên vũ trụ. 

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *